Chế độ kế toán áp dụng:
- Luật kế toán Việt Nam và các “ Chuẩn mực kế toán Việt nam ”.
- Chế độ kế toán áp dụng theo quyết định 15/2006 Bộ tài chính ban hành ngày 20/03/2006.
- Cơ chế quản lý của Tổng công ty áp dụng theo quy định của thông tư số 117/2010/TT/BTC ngày 05/08/2010 của Bộ Tài chính và quy chế quản lý tài chính của Tổng công ty
Chính sách kế toán áp dụng :
- Niên độ kế toán : bắt đầu từ ngày 01/01 – kết thúc ngày 31/12 hàng năm. - Đơn vị sử dụng tiền tệ trong ghi chép kế toán và nguyên tắc, phương pháp
chuyển đổi các đồng tiền khác : VND – Tỷ giá thực tế .
- Hình thức kế toán : Tổng Công ty và các đơn vị thành viên áp dụng hình thức chứng từ ghi sổ được thực hiện trên phần mềm kế toán.
- Phương pháp kế toán tài sản cố định:
+ Nguyên tắc đánh giá tài sản: xác định theo nguyên giá tài sản cố định.
+ Phương pháp khấu hao tài sản cố định: theo phương pháp khấu hao đường thẳng.
+ Tổng Công ty thực hiện chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định theo Quyết định số 206/2003/QĐ-BTC của Bộ Tài Chính ban hành ngày 12/12/2003.
2.2. Khảo sát thực trạng kế toán trách nhiệm tại Tổng công ty Văn hóa Sài gòn 2.2.1. Mục tiêu và nội dung khảo sát
* Mục tiêu :
- Thực hiện các bước khảo sát nhằm tìm hiểu và đánh giá được tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty về loại hình hoạt động, mô hình tổ chức quản lý, phương thức quản lý của công ty mẹ cũng như tại các đơn vị thành viên thuộc Tổng công ty Văn hóa Sài gòn.
- Tìm hiểu về nội dung và tổ chức thực hiện công tác kế toán, hệ thống báo cáo kế toán tài chính và mức độ thực hiện kế toán quản trị, kế toán trách nhiệm tại Tổng công ty. Qua đó đề xuất các biện pháp nhằm xây dựng và hoàn thiện hệ thống báo cáo trách nhiệm cho Tổng công ty một cách phù hợp nhất
* Nội dung :
Để thực hiện được mục tiêu đã trình bày ở trên, thông qua việc tập hợp ý kiến khảo sát bằng phương pháp phỏng vấn các nhà quản trị của các đơn vị trực thuộc Tổng công ty với việc thu thập ý kiến qua bảng khảo sát (Phụ lục số 2 đính kèm) nội dung của khảo sát hướng tới cụ thể như sau :
+ Khảo sát các đơn vị thành viên Tổng công ty về loại hình doanh nghiệp, mô hình tổ chức, mức độ phân cấp ủy quyền trong mỗi đơn vị.
+ Tình hình tổ chức hệ thống thông tin kế toán, mức độ thực hiện kế toán quản trị nói chung, cũng như kế toán trách nhiệm nói riêng tại Tổng công ty.
+ Đánh giá nhận thức của các nhà quản trị Tổng công ty về kế toán trách nhiệm và sự cần thiết phải xây dựng và hoàn thiện kế toán trách nhiệm tại đơn vị.
2.2.2 Kết quả khảo sát
Tập hợp kết quả khảo sát 21 nhà quản trị tại 20 đơn vị thành viên Tổng công ty, bộ phận trực thuộc Văn phòng Công ty Mẹ Tổng công ty được khảo sát (Phụ lục số 2) bao gồm :
- Đơn vị hạch toán phụ thuộc : 3 đơn vị
- Đơn vị hạch toán độc lập có 100% vốn nhà nước : 2 đơn vị - Đơn vị có vốn góp chi phối : 3 đơn vị
- Đơn vị có vốn góp không chi phối : 12 đơn vị - Văn phòng Công ty Mẹ : 1 đơn vị
Sau đó áp dụng phương pháp thống kê, so sánh, xác định tỷ lệ % thực hiện để đánh giá khảo sát, cụ thể như sau :
Bảng 2.1 Tổng hợp kết quả khảo sát tình hình tổ chức báo cáo kế toán trách nhiệm tại các doanh nghiệp thuộc Tổng công ty VHSG
STT (1)
Nội dung khảo sát (2) Số lượng doanh nghiệp áp dụng (3) Tỷ lệ % (4)
1 Loại hình doanh nghiệp 21 100
(1) Nhà nước 28,6
(2) Cổ phần 71,4
(3) Liên doanh 0
(4) Loại hình khác 0
(1) Doanh nghiệp siêu nhỏ 0
(2) Doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ 100
(3) Doanh nghiệp có quy mô lớn 0
3 Mô hình tổ chức quản trị hoạt động SXKD của doanh nghiệp 21 100 (1) Mô hình quản lý phân cấp, ủy quyền, không kiêm nhiệm 9,5 (2)Mô hình quản lý phân cấp, ủy quyền, có kiêm nhiệm 90,5
(3) Mô hình quản lý khác 0
4 Tổ chức hệ thống kế toán tại doanh nghiệp 21 100
(1) Kế toán tài chính 52,4
(2) Kế toán tài chính và đang xây dựng kế toán quản trị 38,1 (3) Thực hiện đồng thời kế toán tài chính & kế toán quản trị 9,5 5 Tình hình doanh nghiệp xây dựng hệ thống kế toán quản trị 21 100
(1) Có xây dựng 61,9
(2) Không xây dựng 38,1
6 Yêu cầu thông tin quản lý nhằm đánh giá trách nhiệm về mức
độ hoạt động của doanh nghiệp 21 100
(1) Có nhu cầu 90,5
(2) Không có nhu cầu 0
(3) Không xác định 9,5
7 Quan điểm của nhà quản trị về kế toán trách nhiệm 21 100
(1) Là một bộ phận của Kế toán tài chính 9,5
(2) Là một bộ phận của Kế toán quản trị 66,7
(3) Thuộc về cả hai hình thức trên 14,3
(4) Kế toán trách nhiệm là một bộ phận độc lập 9,5 8 Mức độ tổ chức kế toán trách nhiệm tại Doanh nghiệp 21 100
(1) Đã tổ chức & đang vận hành 5 23,8
(2) Đang tổ chức 10 47,6
(3) Dự kiến sẽ tổ chức 5 23,8
(4) Không tổ chức 1 4,8
9 Mục tiêu của kế toán trách nhiệm
(1) Đánh giá kết quả hoạt động của doanh nghiệp 33,3 (2) Đánh giá kết quả hoạt động & trách nhiệm của từng bộ
phận trong doanh nghiệp 90,5
(3) Lập kế hoạch & ra quyết định 9,5
(4) Ý kiến khác 0
10 Cơ chế thực hiện đánh giá trách nhiệm của doanh nghiệp 21
(1) Theo từng phòng ban, phân xưởng, cửa hàng 90,5
(2) Theo lĩnh vực chuyên môn 33,3
(3) Theo từng khu vực địa lý 9,5
11 Công cụ để đánh giá hoạt động & trách nhiệm của các bộ
phận trong doanh nghiệp 21
(1) Các dự toán, kế hoạch được xây dựng 100
(2) Báo cáo cuối kỳ của Kế toán tài chính 95,2
(3) Báo cáo thực tế của các bộ phận 47,6
(4) Các chỉ tiêu tài chính do doanh nghiệp tự xây dựng 14,3 12 Các loại dự toán doanh nghiệp thường áp dụng để định
hướng & điều hành hoạt động của doanh nghiệp
(1) Dự toán sản lượng tiêu thụ 28,6
(2) Dự toán doanh thu 100
(4) Dự toán chi phí sản xuất 42,5
(5) Dự toán chi phí bán hàng 42,9
(6) Dự toán chi phí quản lý 52,4
(7) Dự toán thu chi tiền 42,9
(8) Dự toán khác 19,1
13 Phương pháp phân loại & kiểm soát chi phí của doanh nghiệp 21
(1) Phân loại chi phí theo yếu tố 8,1
(2) Phân loại chi phí theo công dụng kinh tế 9,5 (3) Phân loại chi phí theo mức độ hoạt động 14,3 (4) Phân loại chi phí theo chi phí sản xuất & chi phí ngoài
sản xuất 28,6
(5) Phân loại chi phí theo cách khác 4,8
14 Báo cáo phản ánh kết quả hoạt động SXKD của doanh
nghiệp 21
(1) Báo cáo phân tích biến động chi phí thực tế so với dự
toán, định mức 19
(2) Báo cáo thu nhập dạng đảm phí 4,8
(3) Báo cáo tiến độ sản xuất 28,6
(4) Báo cáo chi tiết khối lượng sản xuất và kinh doanh trong
kỳ 23,8
(5) Báo cáo phân tích biến động doanh thu, chi phí, lợi nhuận 57,1
(6) Báo cáo phân tích báo cáo tài chính 81
(7) Báo cáo tài chính 100
15 Doanh nghiệp sử dụng phần mềm để xử lý thông tin hỗ trợ
lập báo cáo nội bộ 21
(1) Có 90,5
(2) Không 9,5
(3) Còn hạn chế
16 Nhu cầu tổ chức đánh giá trách nhiệm các bộ phận tại doanh
nghiệp 21 100
(1) Rất cần thiết 90,5
(2) Có thể cần thiết (có cũng tốt, không có cũng không sao) 4,8
(3) Thật sự không cần thiết 4,7
(4) Không xác định 0
Kết quả khảo sát tình hình tổ chức báo cáo trách nhiệm tại các đơn vị thuộc Tổng công ty VHSG mặc dù có tính chất minh họa tuy nhiên cũng là căn cứ để có một vài nhận định như sau :
2.2.2.1 Loại hình và quy mô doanh nghiệp
Tổng công ty VHSG Công ty TNHH một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu là một doanh nghiệp hoạt động theo hình thức Công ty Mẹ - Công ty Con trong đó công ty mẹ giữ vai trò trung tâm điều hành chi phối hoạt động của các công ty con bằng mối quan hệ về vốn, công nghệ & đầu tư phát triển. Cũng như về uy tín thị
trường & chiến lược kinh doanh. Các đơn vị thành viên là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Một số đơn vị thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu, các đơn vị còn lại có mô hình tổ chức quản trị của các Công ty Cổ phần trong đó Nhà nước (UBND Thành phố) có vốn góp từ 51% trở xuống theo từng công ty, cơ cấu bộ máy quản lý có các bộ phận Hội Đồng Quản trị, Ban Kiểm soát, Ban Giám đốc, các phòng ban chức năng, phân xưởng ... Đa số các đơn vị có mô hình tổ chức quản trị hoạt động SXKD theo sự phân cấp, ủy quyền có kiêm nhiệm, chiếm 90,5% trong số các doanh nghiệp được khảo sát trong Tổng công ty, số còn lại 9,5% doanh nghiệp có mô hình tổ chức quản lý có phân cấp, ủy quyền nhưng không kiêm nhiệm.
2.2.2.2 Công tác tổ chức kế toán & nhận thức về mô hình hệ thống thông tin kế toán tại Tổng công ty toán tại Tổng công ty
Tại SCPC các đơn vị đều nhận thức được vai trò quan trọng của công tác tổ chức kế toán trong sự thành công của công tác điều hành hoạt động SXKD của doanh nghiệp. Đa số các đơn vị đều đang xây dựng hệ thống kế toán quản trị chiếm 61,9%, số còn lại chưa hình thành được kế toán quản trị chiếm 38,1%, có 52.4% doanh nghiệp tổ chức thực hiện bộ phận kế toán tài chính là chủ yếu, số doanh nghiệp thực hiện kế toán tài chính & đang xây dựng hình thành kế toán quản trị là 38,1%, chỉ có 2/21 đơn vị (chiếm 9,5%) thực hiện hoàn chỉnh cả kế toán tài chính & kế toán quản trị trong công tác quản lý điều hành hoạt động tại doanh nghiệp
2.2.2.3 Nhận thức và mức độ tổ chức kế toán trách nhiệm tại Tổng công ty Văn Hóa Sài Gòn Hóa Sài Gòn
(1) Nhu cầu thông tin quản lý nhằm đánh giá trách nhiệm trong điều hành hoạt động SXKD tại doanh nghiệp
Đa số các đơn vị đều có nhu cầu thông tin quản lý nhằm phân tích & đánh giá được trách nhiệm của từng bộ phận trong điều hành hoạt động SXKD tại doanh nghiệp (chiếm 90,5%), chỉ có một ít đơn vị chưa xác định được nhu cầu này (9,5%)
(2) Nhận thức về nội dung kế toán trách nhiệm
Đa số các nhà quản trị tại các đơn vị thành viên của SCPC khi được khảo sát đều có nhận thức & hiểu rõ nội dung của kế toán trách nhiệm có 66,7% doanh nghiệp cho rằng kế toán trách nhiệm là một bộ phận thuộc kế toán quản trị, đây là một thuận lợi khi SCPC tiến hành xây dựng hệ thống kế toán trách nhiệm tại đơn vị, có 2 doanh nghiệp cho rằng kế toán trách nhiệm là một bộ phận của kế toán tài chính (9,5%), một số ít doanh nghiệp cho rằng kế toán trách nhiệm thuộc về cả hai hình thức kế toán tài chính & kế toán quản trị (14,3%) , số còn lại 2 doanh nghiệp cho rằng kế toán trách nhiệm là một bộ phận độc lập (9,5%)
(3) Mức độ tổ chức kế toán trách nhiệm tại SCPC
Trong số 21 đơn vị (Công ty, Văn phòng Tổng công ty ...) được khảo sát có 5 doanh nghiệp đã tổ chức và đang vận hành (23,8%), có 5 doanh nghiệp dự kiến tổ chức (23,8%), đặc biệt có 10 doanh nghiệp đang tổ chức kế toán trách nhiệm (47,6%) chỉ có 1 doanh nghiệp do một số đặc điểm riêng của doanh nghiệp nên trước mắt không tổ chức được kế toán trách nhiệm.
2.2.2.4 Xác định mục tiêu & phạm vi, cơ chế đánh giá trách nhiệm
(1) Các đơn vị được khảo sát đều nhận thức rất rõ mục tiêu đánh giá của kế toán trách nhiệm là không chỉ đánh giá chung kết quả hoạt động của doanh nghiệp (chiếm 33,3%) kế toán trách nhiệm còn đánh giá kết quả hoạt động & trách nhiệm của từng bộ phận trong doanh nghiệp (19 doanh nghiệp chiếm 90,5%), chỉ có 2 doanh nghiệp cho rằng mục tiêu của kế toán trách nhiệm chỉ là lập kế hoạch và ra quyết định trong điều hành SXKD
(2) Phạm vi, cơ chế đánh giá
Đa số các doanh nghiệp của SPSC thực hiện việc đánh giá trách nhiệm theo cơ cấu tổ chức từng phòng ban, phân xưởng, cửa hàng (19/21 doanh nghiệp chiếm 90,5%), một số có kết hợp với đánh giá theo lĩnh vực chuyên môn do có lĩnh vực hoạt dộng đa dạng cần phân tích đánh giá cụ thể hơn nhằm đưa ra được các định hướng chiến lược kinh doanh kịp thời và phù hợp ( chiếm 33,3% / doanh nghiệp), có 2 /21 doanh nghiệp đánh giá trách nhiệm theo khu vực địa lý do có hệ thống chi nhánh công ty trải rộng trên nhiều địa phương trong cả nước (Fahasa, VafaPack).
2.2.2.5 Tình hình thực hiện phương thức đánh giá trách nhiệm các bộ phận trong Tổng công ty trong Tổng công ty
(1) Công cụ đánh giá trách nhiệm
Các đơn vị được khảo sát đều thực hiện qui trình đánh giá trách nhiệm dựa trên các dự toán và kế hoạch đã được xây dựng (100% doanh nghiệp) và chủ yếu căn cứ báo cáo cuối kỳ của kế toán tài chính (95,2% doanh nghiệp) nhằm phân tích được mức độ thực hiện của hoạt động SXKD tại đơn vị.
Một số đơn vị căn cứ vào báo cáo thực tế của các bộ phận (chiếm 47,6%) và các chỉ tiêu tài chính do doanh nghiệp tự xây dựng để đánh giá được mức độ thực hiện nhiệm vụ, trách nhiệm của các bộ phận trong doanh nghiệp (chiếm 14,3%)
(2) Các loại dự toán được thực hiện để làm căn cứ đánh giá trách nhiệm, định hướng và điều hành hoạt động tại SCPC
SCPC là doanh nghiệp do nhà nước làm chủ sở hữu và các đơn vị thành viên (có vốn góp chi phối hoặc không chi phối của nhà nước) đều tuân thủ vào một số chỉ tiêu báo cáo mang tính pháp lệnh do vậy các đơn vị được khảo sát đa phần tập trung vào việc thực hiện các dự toán về các chỉ tiêu mang tính pháp lệnh như dự toán doanh thu (100% các đơn vị khảo sát), dự toán lợi nhuận, dự toán sản lượng sản xuất (chiếm 52,4%), các dự toán khác như dự toán về các loại chi phí, dự toán thu chi tiền, có tỷ lệ thực hiện không đầy đủ từ 50% doanh nghiệp trở xuống chủ yếu dựa trên mức độ và nhu cầu đánh giá trách nhiệm của quá trình điều hành hoạt động SXKD của từng đơn vị trong SCPC
(3) Tình hình phân loại chi phí và phân tích biến động chi phí
Nhằm nhận biết được những lợi thế làm giảm được chi phi – một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến lợi nhuận và lợi thế cạnh tranh của SCPC, các đơn vị trong Tổng công ty đã chú trọng vào việc phân loại và kiểm soát chi phí, phân tích các biến động chi phí một cách thường xuyên và chặt chẽ trong đó phân loại chi phí theo yếu tố phí chiếm tỷ lệ cao 81%, các phương pháp phân loại khác được thực hiện với các mức độ thấp tùy theo yêu cầu thông tin riêng của các đơn vị trong Tổng công ty.
(4) Phương tiện và mức độ thực hiện báo cáo phản ánh kết quả hoạt động SXKD
Đa số các đơn vị trong SCPC đều sử dụng những phần mềm kế toán chuyên biệt để thực hiện công việc ghi chép, thu thập, tổng hợp các thông tin qua đó lập nên các báo cáo theo yêu cầu quản lý (có 90,5% doanh nghiệp được khảo sát đã có trang bị, số còn lại 9,5% sử dụng máy vi tính nhưng chủ yếu sử dụng các chương trình văn phòng thông dụng như Excel, Word trong quá trình thực hiện báo cáo kết quả hoạt động SXKD)
Hàng tháng nhằm phân tích phản ánh kết quả hoạt động SXKD tại doanh nghiệp, các đơn vị thường sử dụng các thông tin được thể hiện trên các báo cáo tài chính là chủ yếu (chiếm 100% trên 21 doanh nghiệp được khảo sát), yêu cầu phân tích báo cáo tài chính được đa số các đơn vị lựa chọn trong việc đánh giá mức độ thực hiện, kết quả hoạt động của doanh nghiệp và từng bộ phận chiếm 81%, ngoài ra một số các doanh nghiệp còn phản ánh thông tin hoạt động doanh nghiệp dựa trên các loại báo cáo chi tiết khác như báo cáo phân tích biến động doanh thu, chi phí, lợi nhuận