Một là,sự phát triển phong phú, đa dạng và ngày càng phức tạp của NNT
Điều kiện kinh tế xã hội là một trong những yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp đến quản lý thuế nói chung và hoạt động thanh tra, kiểm tra thuế nói riêng. Cùng với sự phát triển kinh tế xã hội trong giai đoạn hội nhập sâu rộng hiện nay thì hệ thống luật pháp sẽ dần được hoàn thiện, cơ sở trang thiết bị vật chất kỹ thuật ngày càng được hiện đại hoá và số lượng người nộp thuế không ngừng tăng lên nhanh chóng.Tất cả những biến đổi trên đều tác động lớn tới hiệu quả công tác thanh tra thuế. Số lượng người nộp thuế ngày càng tăng sẽ là một thách thức không nhỏđến công tác thanh tra thuế. Bởi cùng với sự gia tăng về số lượng sẽ là sựđa dạng các loại hình doanh nghiệp và các hình thức kinh doanh, kèm theo đó là sự phức tạp, tinh vi hơn về thủ đoạn trốn, tránh, gian lận thuế của người nộp thuế. Nếu không chuẩn bị cho mình một hành trang đầy đủ (pháp lý, nhân lực, vật lực) cơ quan quản lý thuế, nhất là bộ phận thanh tra, kiểm tra sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc phát hiện và xử lý kịp thời các vụ gian lận, ẩn lậu thuế, gây thất thu cho NSNN.
Những năm gần đây, trình độ dân trí và sự hiểu biết về pháp luật thuế cũng như ý thức tuân thủ của người nộp thuế tại Việt Nam ngày càng được cải thiện;
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 20 họ hiểu rõ quyền, lợi ích và trách nhiệm của mình khi tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Đây là yếu tố góp phần nâng cao hiệu quả công tác thanh tra thuế vì NNT sẽ phải tự cân nhắc các hành vi của mình trước khi thực hiện. Tuy nhiên, trình độ dân trí và sự hiểu biết về pháp luật thuế của NNT nâng cao trong khi pháp luật thuế chưa hoàn thiện, còn nhiều kẽ hở cũng đã tạo điều kiện cho không ít đối tượng nộp thuế có các hành vi, thủ đoạn trốn, tránh thuế ngày càng tinh vi, phức tạp hơn, gây khó khăn cho cán bộ thanh tra, kiểm tra thuế trong việc phát hiện ra các gian lận.
Hai là, hệ thống chính sách pháp luật thuế chưa hoàn thiện. Hệ thống chính sách pháp luật thuế đồng bộ, hoàn thiện, nội dung các sắc thuế rõ ràng, minh bạch sẽ là cơ sở pháp lý quan trọng để hoạt động thanh tra, kiểm tra người nộp thuế đi vào khuôn khổ. Từ đó giúp NNT hiểu và thực hiện nghiêm túc nghĩa vụ thuế theo qui định của pháp luật và công tác thanh tra, kiểm tra thuế thuận lợi và đạt hiệu quả cao hơn. Tuy nhiên, hệ thống chính sách thuế hiện hành tại Việt Nam mặc dù không ngừng được chỉnh sửa, bổ sung nhưng vẫn còn nhiều kẽ hở và chưa thực sự minh bạch, nhiều qui định phức tạp, không rõ ràng, thủ tục hành chính thuế còn rườm rà. Đây chính là kẽ hởđể NNT lợi dụng, tạo ra những hành vi trốn thuế, tránh thuế và gây ra những khó khăn, phức tạp cho công tác thanh tra, kiểm tra thuế.
Ba là, sự thay đổi của mô hình quản lý thuế theo chức năng và cơ chế tự khai, tự nộp thuế.
Hiện nay, cơ quan quản lý thuế Việt Nam thực hiện cơ chế kê khai, tính thuế theo mô hình NNT tự khai và tự nộp thuế. Trong cơ chế này, NNT căn cứ vào kết quả sản xuất kinh doanh của mình và các quy định của pháp luật về thuế để tự khai, tự tính toán số thuế phải nộp, chủ động nộp thuế cho nhà nước theo đúng thời hạn quy định của pháp luật. Cơ quan thuế không can thiệp vào quá trình kê khai nộp thuế của các NNT trừ khi phát hiện các sai sót, vi phạm hoặc các dấu hiệu không chấp hành luật thuế. Cơ quan thuế có trách nhiệm tuyên truyền, hỗ trợ, hướng dẫn để NNT hiểu rõ và tự giác thực hiện nghĩa vụ thuế,
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 21 đồng thời giám sát chặt chẽ việc tuân thủ nghĩa vụ thuế của NNT và thông qua công tác thanh tra, kiểm tra để phát hiện, xử lý kịp thời những hành vi trốn thuế của NNT.
Thực hiện quản lý thuế theo cơ chế tự kê khai tự nộp thuế, bộ máy quản lý thuế tại cơ quan thuế được tổ chức tập trung theo các chức năng, bao gồm các chức năng chính: tuyên truyền, hỗ trợ NNT; xử lý tờ khai và kế toán thuế; thu nợ, cưỡng chế thuế và thanh tra thuế; trong đó, thanh tra thuế là chức năng trọng tâm của cơ quan thuế trong cơ chế tự kê khai, tự nộp thuế. Quản lý theo chức năng cho phép cơ quan thuế chuẩn hoá mạnh hơn về quy trình thủ tục làm việc đối với các loại thuế, đơn giản hoá hệ thống tin học và giao tiếp với NNT, đồng thời nâng cao hiệu quả chung của ngành. Mô hình này thích ứng với mọi sự thay đổi về NNT và tạo ra sự kiểm tra chéo giữa các cán bộ thuếở các bộ phận khác nhau, hạn chế tiêu cực nên giảm nguy cơ gian lận thuế, thất thu thuế bởi bất kỳ sự thông đồng nào giữa NNT và cán bộ thuế. Ngoài ra, mô hình này còn thúc đẩy chuyên môn hóa và nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ thanh tra thuế; thanh tra thuế phải dựa trên cơ sở phân tích thông tin về người nộp thuế để lựa chọn đối tượng thanh tra thuế. Theo đó, các cơ quan thanh tra được chia thành các nhóm chuyên trách như: nhóm thanh tra người nộp thuế, nhóm kiểm tra người nộp thuế.
Để thực hiện phân tích rủi ro trong hoạt động thanh tra thuế; ngành thuế phải xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu đầy đủ, chính xác và tập trung vềđối tượng thanh tra. Hệ thống cơ sở dữ liệu được xây dựng trên cơ sở thông tin từ nội bộ ngành thuế và thông tin từ các ngành liên quan được kết nối tựđộng với cơ quan thuế và được chia sẻ trên phạm vi toàn quốc. Bên cạnh đó, lực lượng làm công tác thanh tra thuế ngày càng được chuyên môn hoá để đáp ứng đòi hỏi của hoạt động thanh tra thuế trong điều kiện thực hiện đổi mới quản lý thuế.