Thanh tra thuế là nội dung cơ bản và quan trọng của công tác thanh tra, kiểm tra thuế trong quản lý thuế. Theo quy định của pháp luật, các cơ sở kinh doanh đều phải thực hiện đầy đủ việc đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế, chế độ hạch toán kế toán, hoá đơn chứng từ. Tuy nhiên, trong thực tế còn nhiều đối tượng vi phạm các quy định trên, vì vậy phải tăng cường công tác thanh tra thuế nhằm phát hiện, ngăn chặn và xử lý những hành vi sai phạm đó. Nội dung thanh tra thuế tập trung vào những vấn đề chủ yếu sau:
Một là, thanh tra đăng ký thuế. Đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế là quyền và nghĩa vụ của đối tượng kinh doanh. Thông qua việc đăng ký thuế, Nhà nước quản lý được mọi mặt hoạt động sản xuất kinh doanh của cơ sở ngay từ khi bắt đầu hoạt động, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác kế hoạch hoá nguồn thu ngân sách. Nội dung kiểm tra đăng ký thuế là xem xét trên từng địa bàn, trong từng loại ngành nghề có bao nhiêu cơ sở thực tế có hoạt động kinh doanh, số lượng cơ sởđã đăng ký và chưa kê khai đăng ký thuế.
Đối với mỗi cơ sở kinh doanh, khi thanh tra cần đi sâu xem xét tính pháp lý của đăng ký thuế, kiểm tra tính trung thực của các tài liệu, số liệu kê khai trong đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế về vốn, địa điểm kinh doanh, ngành nghề kinh doanh, thời gian thực tế kinh doanh, hình thức kế toán áp dụng, tài khoản giao dịch… nhằm phát hiện và xử lý các hiện tượng gian lận trong việc kê khai đăng ký thuế.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 18 Theo quy định của pháp luật Việt Nam (Luật Doanh nghiệp, Luật Kế toán), tất cả các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, các tổ chức, cơ quan đoàn thể khi làm kinh tếđều phải chấp hành chếđộ kế toán, thống kê
Việc thực hiện chếđộ kế toán, sổ sách, hóa đơn, chứng từ có liên quan chặt chẽ đến việc tính thuế, khai thuế và nộp thuế của NNT. Thanh tra nội dung này bao gồm: thanh tra việc tổ chức thực hiện luật kế toán, chuẩn mực kế toán và các văn bản pháp luật khác có liên quan đến chế độ kế toán, sổ sách, hóa đơn, chứng từ của NNT, “kiểm tra việc mở sổ sách kế toán; việc quản lý và sử dụng các loại chứng từ, hóa đơn theo chế độ quy định; hình thức hạch toán, chế độ ghi chép cập nhật sổ sách (Nguyễn Văn Hiệu và Nguyễn Thị Liên, 2009). Từđó kiểm tra và xác định tính hợp pháp, hợp lý, tính trung thực của từng loại chứng từ, hóa đơn có liên quan nhằm đảm bảo chính xác các căn cứ tính thuế, ngăn chặn việc hạch toán sai để trốn lậu thuế. Do vậy đây là nội dung thanh tra quan trọng đòi hỏi cán bộ thanh tra phải thông thạo nghiệp vụ kế toán và đặc biệt phải có sự hiểu biết sâu rộng về nhiều lĩnh vực kinh tế xã hội. Thực hiện tốt nội dung thanh tra này sẽ tạo tiền đề cho nội dung thanh tra việc thực hiện kê khai thuế, tính thuế và nộp thuế.
Ba là, thanh tra việc thực hiện kê khai thuế, tính thuế và nộp thuế.
Thanh tra căn cứ tính thuế nhằm mục đích xác định đúng số thuế phải nộp, số thuếđã nộp, số thuế nợ, số thuế được miễn giảm, số thuế được hoàn trong kỳ của doanh nghiệp. Việc thanh tra căn cứ tính thuếđược thực hiện trên cơ sở kiểm tra sổ sách kế toán, chứng từ hoá đơn và các tài liệu có liên quan. Thông qua việc kiểm tra, đối chiếu số liệu trên các tờ khai, bảng kê, quyết toán thuế cơ sở kinh doanh đã kê khai với số liệu trên sổ sách kế toán và tình hình thực tế của cơ sở kinh doanh để phát hiện số thuếđơn vị kê khai thuế, số thuế ẩn lậu (Nguyễn Văn Hiệu và Nguyễn Thị Liên, 2009). Đây là một khâu rất quan trọng trong quy trình thanh tra thuế, đòi hỏi cán bộ thuế phải nắm vững nội dung quy định của các sắc thuế, các văn bản hướng dẫn thực hiện, đồng thời cần thông thạo nghiệp vụ kế toán.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 19 Kiểm tra việc chấp hành nghĩa vụ kê khai, nộp thuế của cơ sở kinh doanh: xác định xem cơ sở kinh doanh có thực hiện nghiêm túc quy định về thời hạn nộp tờ khai và tiền thuế theo luật quản lý thuế hay không, nếu nợ đọng thì xác định nguyên nhân nợđể đôn đốc thu nợ. Kiểm tra nội dung này cần kiểm tra số thuế phải nộp trên Tờ khai và Giấy nộp tiền vào NSNN xem có nộp nhầm, nộp thừa vào các tài khoản khác không hay chưa nộp?
Tóm lại, nội dung thanh tra rất quan trọng, là cơ sở để tiến hành thanh tra. Tùy theo tính chất, yêu cầu quản lý thuế theo từng thời kỳ và tùy thuộc vào nguồn lực để đặt giới hạn, trọng tâm nội dung thanh tra cho phù hợp. Vì vậy người cán bộ thanh tra phải nắm vững các quy trình quản lý thuế, các văn bản pháp luật thuế, phải thông thạo nghiệp vụ kế toán