a. Tình hình triển khai công tác xây dựng kế hoạch thanh tra thuế
Lập kế hoạch thanh tra là một khâu quan trọng trong công tác thanh tra của ngành thuế. Công việc này được thực hiện thường xuyên nhằm đạt được các mục tiêu: Phân bổ và sử dụng hiệu quả nguồn lực thanh tra; nâng cao chất lượng, hiệu quả của công tác thanh tra; khuyến khích sự tuân thủ tự nguyện của đối tượng nộp thuế.
Để nâng cao hiệu quả của công tác thanh tra thuế nói chung, thanh tra NNT nói riêng thì cơ quan tiến hành thanh tra phải xây dựng được chương trình thanh tra hiệu quả. Chương trình thanh tra là nền tảng cho mức độ tuân thủ bền vững và đóng góp vào việc xây dựng các biện pháp khác tác động đến hành vi của người nộp thuế.
Tuy nhiên, ngành thuế không thể và sẽ không thể có đủ nguồn lực để thực hiện việc thanh tra, kiểm tra thuế đối với các hoạt động của tất cả NNT, hoặc kiểm tra toàn diện các hoá đơn. Thay vào đó các cán bộ thanh tra thuế sẽ phải tập trung vào các NNT có khả năng lớn về khai man thuế (rủi ro cao). Do vậy, NNT/tờ khai thuế phải được lựa chọn kỹ lưỡng và sử dụng dữ liệu để phân tích, so sánh.
Như vậy, việc xây dựng kế hoạch thanh tra thuế hằng năm do Cục Thuế xây dựng phải được báo cáo về Tổng cục Thuế. Tổng cục Thuế trực tiếp phê duyệt kế hoạch của một số địa phương, các địa phương còn lại giao cho Cục trưởng Cục thuế duyệt kế hoạch và đôn đốc giám sát thực hiện kế hoạch. Đồng thời để tránh chồng chéo trong công tác thanh tra thuế, kế hoạch thanh tra thuế được xây dựng từ cấp Cục, Chi cục và có rà soát, đối chiếu để loại trừ NNT đã nằm trong kế hoạch thanh tra của các cơ quan chức năng khác như Thanh tra tỉnh.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 51 Qua việc xây dựng kế hoạch thanh tra các năm, ngành thuế đã xây dựng kế hoạch thanh tra ngày càng khoa học hơn dựa trên cơ sở phân tích, đánh giá rủi ro NNT và việc lập kế hoạch thanh tra chỉ có thểđược thực hiện một cách có hiệu quả khi ngành thuế xây dựng được hệ thống thông tin về NNT đầy đủ, chính xác và kịp thời với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin hiện đại. Nhờđó, các rủi ro có thểđược phát hiện đầy đủ, chính xác và xử lý kịp thời. Đây là khâu đầu tiên trong quá trình đánh giá rủi ro, là thông tin chính để phân tích và xác định rủi ro, giúp ngành thuế hiểu biết toàn diện về ngành cũng như về NNT.
Việc lựa chọn các đối tượng để lập kế hoạch thanh tra không chỉ dựa vào mỗi dữ liệu, mà đó còn là kết quả của việc phân tích, đánh giá các dữ liệu của từng NNT. Vì vậy, yếu tố quan trọng trong việc lập kế hoạch thanh tra là việc xây dựng được hệ thống các tiêu thức phân tích phân tích, đánh giá rủi ro với sự trợ giúp của máy tính, của các ứng dụng công nghệ thông tin.
Kể từ khi Luật Quản lý thuế có hiệu lực thi hành, công tác lập kế hoạch thanh tra thuế từng bước được Cục thuế tỉnh Hưng Yên quan tâm thực hiện. Nếu như những năm đầu thực hiện mô hình quản lý thuế theo chức năng, công tác lập kế hoạch thanh tra thuếđược thực hiện khá sơ sài, thì những năm gần đây (năm 2011 - 2013) công tác lập kế hoạch thanh tra thuế đã được Cục thuế tỉnh Hưng Yên thực hiện khá đầy đủ theo quy trình thanh tra thuế.
- Căn cứ hướng dẫn của Tổng Cục thuế về xây dựng kế hoạch thanh tra hằng năm và cơ sở dữ liệu về NNT đã tập hợp, Cục thuế tỉnh Hưng Yên đã tiến hành phân tích, đánh giá rủi ro về số thu và mức độ tuân thủ pháp luật thuế của NNT, kết hợp với các thông tin nắm được qua công tác quản lý thuế trên địa bàn và nguồn nhân lực cân đối cho công tác thanh tra để lập kế hoạch thanh tra năm. Các tiêu thức thường được Cục thuế tỉnh sử dụng khi lập kế hoạch thanh tra thuế gồm:
+ Quy mô của doanh nghiệp: Tiêu thức này thường được sử dụng chỉ tiêu doanh thu và tổng số thuế phát sinh. Căn cứ mức doanh thu và mức thuế nộp cơ quan thuế phân loại thành các mức Lớn, Vừa, Nhỏ và rất Nhỏ.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 52 + Loại hình doanh nghiệp: Xem xét mức độ rủi ro cố hữu về thuế của các loại chủ sở hữu doanh nghiệp khác nhau phát sinh trong quá trình kinh doanh. Căn cứ vào loại hình doanh nghiệp, Cục thuế tiến hành phân loại các doanh nghiệp theo 04 loại và xếp loại rủi ro theo 04 mức: Cao, Vừa, Thấp và Rất thấp.
+ Mức tuân thủ nộp thuế: Là việc đánh giá mức độ tuân thủ về chấp hành kê khai, nộp thuế của doanh nghiệp trên cơ sở so sánh tổng số thuếđã nộp với tổng số thuế phải nộp đối với 02 loại thuế (thuế GTGT và thuế TNDN).
+ Tình hình sản xuất kinh doanh: Sử dụng tỷ suất giữa lợi nhuận thuần từ hoạt động SXKD + Chi phí lãi vay so với doanh thu thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh trong khoảng thời gian từ 2 hoặc 3 năm. Việc đánh giá rủi ro đối với chỉ tiêu này được thực hiện theo nguyên tắc so sánh trong cùng một ngành nghề, tỷ suất càng thấp thì rủi ro càng cao và ngược lại.
+ Tình hình kê khai thuế: Sử dụng tiêu chí này thông qua so sánh tỷ lệ số thuế phát sinh so với tổng doanh thu, để đánh giá mức độ rủi ro về kê khai thuế của doanh nghiệp. Tỷ lệ kê khai về thuế mà thấp so các doanh nghiệp trong cùng ngành nghề thì rủi ro về kê khai thuế là cao và ngược lại.
+ Cơ cấu tổ chức sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp: Tiêu thức này nhằm đánh giá phân tích các rủi ro thông qua đánh giá khả năng trong khâu kiểm soát nội bộ của doanh nghiệp: Tổng công ty, công ty có nhiều đơn vị thành viên, chi nhánh phụ thuộc; có công ty mẹ hoặc chi nhánh ở nước ngoài thì rủi ro kiểm soát nội bộ càng cao.
- Trong 03 năm (2011-2013) công tác lập kế hoạch thanh tra thuế tại các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Hưng Yên được Cục thuế tỉnh và Thanh tra tỉnh lập kế hoạch thanh tra thuế cụ thể như sau:
Bảng 4.1 Kế hoạch thanh tra thuế các DN trên địa bàn tỉnh Hưng Yên
STT Năm
Số doanh nghiệp được duyệt thanh tra theo kế hoạch Cục thuế tỉnh Thanh tra tỉnh Tổng cộng
1 2011 55 21 76
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 53
3 2013 70 29 99
Cộng 189 75 264
(Nguồn: Cục thuế tỉnh Hưng Yên, Thanh tra tỉnh Hưng Yên)
Công tác lập kế hoạch thanh tra đã bước đầu dựa trên sự phân tích một số chỉ tiêu như trên. Kế hoạch thanh tra đã nêu rõ tên, địa chỉ của đối tượng thanh tra, nêu rõ thời gian tiến hành thanh tra. Kế hoạch thanh tra được thông báo cho đối tượng thanh tra từđầu năm, đảm bảo đúng quy định của Luật Thanh tra cũng như Luật Quản lý thuế.
b. Ý kiến đánh giá của cán bộ làm công tác thanh tra thuế và các doanh nghiệp về triển khai công tác xây dựng kế hoạch thanh tra thuế
Bảng 4.2 Đánh giá của cán bộ thanh tra thuế về công tác lập kế hoạch thanh tra thuếđối với các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Hưng Yên
Nội dung S.lg (%) S.lg (%) S.lg (%) S.lg (%) Tốt Bình thường Chưa tốt Kém
Thu thập thông tin 2 6,67 11 36,67 12 40,00 5 16,67 Phân tích đánh giá rủi ro 3 10,00 18 60,00 8 26,67 1 3,33 Xếp hạn rủi ro theo các loại hình DN 4 13,33 13 43,33 7 23,33 6 20,00 Mức tuân thủ nộp thuế 9 30,00 12 40,00 9 30,00 0 0,00 Tình hình sản xuất kinh doanh 5 16,67 19 63,33 2 6,67 4 13,33 Tình hình kê khai thuế 7 23,33 12 40,00 6 20,00 5 16,67
(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra năm 2014)
Qua ý kiến đánh giá của của cán bộ thanh tra thuế và các doanh nghiệp về công tác xây dựng kế hoạch thanh tra thuếđược nêu trong Bảng 4.2 cho thấy: kết quảđánh giá của cán bộ thanh tra thuế có tỷ lệ % tốt cao nhất là mức tuân thủ nộp thuế đạt 30,00%; tỷ lệ % bình thường cao nhất là tình hình sản xuất kinh doanh đạt 63,33% và tỷ lệ % tốt thấp nhất là thu thập thông tin chỉ đạt 6,67%, tỷ lệ % bình thường thấp nhất Thu thập thông tin chỉ đạt 36,67%. Như vậy, có thể thấy công tác thu thập thông tin trong công tác xây dựng kế hoạch thanh tra thuế còn yếu kém, chưa được chú trọng.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 54