Năm
Cơ quan tiến hành thanh
tra
Số thuế truy thu và xử phạt (triệu đồng) Số thuế nộp NSNN (triệu đồng) Số còn phải nộp (triệu đồng) Tỷ lệ nợ đọng (%) 2011 Cục thuế tỉnh 9.258 7.299 1.959 21,16 Thanh tra tỉnh 4.903 4.163 740 15,09 cộng 14.161 11.462 2.699 19,06 2012 Cục thuế tỉnh 18.628 15.497 3.131 16,81 Thanh tra tỉnh 7.490 4.041 3.449 46,05 cộng 26.118 19.538 6.580 25,19 2013 Cục thuế tỉnh 27.988 21.067 6.921 24,73 Thanh tra tỉnh 7.951 6.954 997 12,54 cộng 35.939 28.021 7.918 22,03 Tổng cộng 3 năm 76.218 59.021 17.197 22,56
(Nguồn: Cục thuế tỉnh Hưng Yên và Thanh tra tỉnh) Bốn là, hoạt động thanh tra thuế đã bước đầu thực hiện trên cơ sở phân tích rủi ro nhưng hệ thống cơ sở dữ liệu về NNT còn nghèo nàn. Nguyên nhân là do trong một thời gian dài, ngành thuế không chú trọng đến việc thu thập và lưu trữ thông tin về NNT dẫn đến thiếu thông tin hoặc thông tin thiếu chính xác; lưu trữ rời rạc và không có tính hệ thống. Ngoài ra, sự phối hợp giữa các bộ phận chức
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 96 năng trong cơ quan thuếđể thu thập, chia sẻ và khai thác thông tin còn chưa phù hợp, thiếu chặt chẽ. Cụ thể:
Hiện nay, theo quy trình kê khai và kế toán thuế thì doanh nghiệp nộp tờ khai ở bộ phận 1 cửa và Phòng kê khai và kế toán thuế lưu tờ khai. Việc kiểm tra tờ khai của Phòng thanh tra thuế gặp nhiều khó khăn vì muốn kiểm tra phải làm thủ tục nhận bàn giao tờ khai; việc phân tích hồ sơ khai thuế năm nếu không sử dụng báo cáo tài chính thì khó có thể phân tích được toàn diện trong khi đó báo cáo tài chính được lưu ở Phòng kê khai và kế toán thuế. Ngược lại, các trường hợp liên quan đến hồ sơ hoàn thuế trước, kiểm tra sau thì Phòng kê khai và kế toán thuế lại phải chờ/mượn bảng kê của NNT do Phòng Kiểm tra thuế theo dõi mới hoàn thành các thủ tục hoàn thuế cho NNT, làm mất nhiều thời gian cho cả cơ quan thuế và NNT.
Năm là, cơ quan thuế còn thiếu các chương trình ứng dụng phục vụ cho công tác thanh tra NNT. Bước đầu ngành thuếđã ứng dụng chương trình tin học phục vụ cho công tác thanh tra thuế, tuy nhiên còn thiếu các chương trình ứng dụng phục vụ cho công tác thanh tra như:
- Chương trình thu thập thông tin vi phạm về thuế của NNT từ nguồn cung cấp trong nội bộ ngành thuế và từ bên thứ ba như: Thanh tra tỉnh, Thanh tra tài chính, các cơ quan truyền thông phát thanh truyền hình, báo chí; thông tin từđơn tố cáo về việc trốn thuế, gian lận về thuế.
- Chương trình tích hợp đánh giá, phân tích, xác định rủi ro về thuếđể lập kế hoạch thanh tra và xác định nội dung từng cuộc thanh tra.
- Chương trình ứng dụng tập hợp các thông tin doanh nghiệp buôn bán hoá đơn, doanh nghiệp bỏ trốn mang theo hoá đơn, doanh nghiệp sử dụng hoá đơn không hợp pháp.
- Chương trình nhập kết quả chi tiết từng hành vi vi phạm về thuế của NNT qua công tác thanh tra để tổng hợp, nghiên cứu, đề xuất các biện pháp ngăn chặn các hành vi vi phạm về thuế chủ yếu.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 97 - Chương trình kết nối giữa đoàn thanh tra với trụ sở cơ quan thuế để các đoàn thanh tra đang đi công tác lưu động nhập các thông tin, xin ý kiến xử lý trong quá trình thanh tra, báo cáo tiến độ thanh tra kịp thời.
Một số chương trình ứng dụng đã có nhưng việc nhập dữ liệu chưa được thường xuyên, kịp thời; cơ sở dữ liệu phục vụ cho công tác thanh tra còn nằm rải rác ở nhiều ứng dụng khác nhau.
4.2.2.2 Nguyên nhân của hạn chế
Sau khi thực hiện điều tra khảo sát cán bộ làm công tác thanh tra thuế tại Cục thuế tỉnh và Thanh tra tỉnh; tổng hợp lại toàn bộ những ý kiến luận văn xin nêu lên nguyên nhân của những hạn chế trong công tác thanh tra thuếđối với các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Hưng Yên như sau:
Bảng 4.18 Kết quảđánh giá của cán bộ thanh tra thuế về nguyên nhân nào sau đây ảnh hưởng đến công tác thanh tra thuế
Nội dung Sốtr ngả lườời i % hXạếng p
Hệ thống văn bản và các chính sách thuế không còn
phù hợp 9 30,00 2
Hiệu quả hiệu lực thanh tra thuế chưa cao
11 36,67 1
Vai trò của Cục thuế tỉnh trong việc quản lý thuế
chưa tốt 4 13,33 3
Sự phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị trong công tác
quản lý thuế chưa cao 3 10,00 4
Trình độ, năng lực của cán bộ làm công tác thanh
tra thuế chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế 3 10,00 5
(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra năm 2014)
Từđánh giá của cán bộđiều tra cho thấy:
a. Về cơ chế, chính sách
- Luật Quản lý thuế không quy định quyền điều tra cho CQT nên các vụ vi phạm số tiền thuế lớn, phạm vi rộng CQT không xử lý được mà phải chuyển sang cơ quan công an để thụ lý giải quyết.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 98 - Luật Quản lý thuế chưa rõ ràng: chưa quy định cách xác định căn cứ cụ thể để ấn định giá bán của sản phẩm tương đương, tỷ suất lợi nhuận của những doanh nghiệp cùng ngành nghề, địa bàn hoặc trong trường hợp doanh nghiệp mới ra kinh doanh, kinh doanh ngành nghề địa phương chưa có, CQT không có dữ liệu và không có cơ sở so sánh để làm căn cứấn định.
- Luật Thanh tra số 56/2010/QH12 ngày 15/11/2010 là văn bản pháp luật cao nhất của Nhà nước ta về lĩnh vực thanh tra chỉ quy định những vấn đề lớn, cơ bản về công tác thanh tra, không thể quy định hết mọi vấn đề liên quan tới công tác thanh tra ở các cấp, các ngành, nhất là các nội dung mang tính nghiệp vụ, quy trình trong hoạt động thanh tra hiện nay.
- Theo quy định của Luật Thanh tra thì các cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành, công chức được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành được quyền xử phạt vi phạm hành chính. Tuy nhiên, Luật Thanh tra chỉ quy định trong quá trình thanh tra, Thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành, công chức thanh tra chuyên ngành được xử phạt vi phạm hành chính còn việc xử phạt cụ thể như thế nào lại do pháp luật về xử lý vi phạm hành chính quy định. Điều này làm cho CQT- cơ quan được giao chức năng thanh tra chuyên ngành về thuế - lúng túng khi mà pháp luật về xử lý vi phạm hành chính chưa quy định, hướng dẫn cụ thể về nội dung này. Ngoài ra, việc sử dụng con dấu trong hoạt động thanh tra, việc phong tỏa tài khoản, việc công khai kết luận thanh tra… và việc xây dựng kế hoạch thanh tra cũng chưa có sự thống nhất, chưa được hướng dẫn cụ thể đang là nguyên nhân gây khó khăn cho công tác thanh tra thuế hiện nay.
- Về giám sát hoạt động của Đoàn thanh tra: theo quy chế giám sát, kiểm tra hoạt động của đoàn thanh tra ban hành trên cơ sở Luật Thanh tra hiện hành thì sau khi thành lập đoàn thanh tra, người ra quyết định thanh tra phải giám sát đoàn thanh tra hoặc cử người giám sát. Tuy nhiên, quá trình áp dụng quy định này trên thực tế đã gặp không ít khó khăn, do số lượng biên chế của bộ phận thanh tra ngành thuế còn hạn chế, trong khi cùng thời điểm phải tổ chức nhiều đoàn thanh tra, dẫn đến không đủ người để giám sát. Trong trường hợp trưởng đoàn thanh tra
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 99 là lãnh đạo bộ phận thanh tra thì việc cử người giám sát là rất hình thức. Đặc thù của hoạt động thanh tra được chia thành các tổ, nhóm làm việc độc lập với trưởng đoàn thanh tra, trong khi đó sổ nhật ký chỉ có một và do trưởng đoàn thanh tra quản lý nên việc ghi sổ nhật ký cũng gặp không ít khó khăn, làm mất nhiều thời gian của trưởng đoàn.
- Quy định về xử phạt tại Nghị định số 98/2007/NĐ-CP ngày 07/06/2007 của Chính phủ quy định về xử lý vi phạm pháp luật về thuế không quy định rõ CQT xử phạt trên tổng số thuế phát hiện sau thanh tra hay xử phạt trên số thuế phát hiện có bù trừ các khoản miễn, giảm mà NNT được hưởng theo quy định của các luật thuế.
Mặt khác, chức năng quản lý nợ và cưỡng chế thuế là một biện pháp rất quan trọng để đảm bảo thu đủ tiền thuế vào NSNN. Mô hình Phòng quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế hiện nay hoạt động chưa đạt hiệu quả như mong muốn do cơ quan thuế chưa có chức năng điều tra, khởi tố về thuế, vì vậy việc thực hiện chức năng cưỡng chế là không hiệu quả.
b. Nguyên nhân từ phía cơ quan thuế
Thứ nhất, về lực lượng cán bộ thanh tra: Lực lượng và năng lực công tác của cán bộ thanh tra thuế chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn là do: chếđộ đãi ngộ chưa thoả đáng làm ảnh hưởng không nhỏ tới trình độ chuyên môn và phẩm chất nghề nghiệp của cán bộ thanh tra, kiểm tra thuế; Chưa xây dựng được hệ thống giáo trình đào tạo chuyên sâu cán bộ thanh tra thuế nên chưa tổ chức đào tạo thường xuyên, định kỳ cho cán bộ thanh tra nhất là kỹ năng thanh tra, kiểm tra; Chưa có quy định về tiêu chuẩn nghiệp vụ các ngạch công chức thanh tra ngành thuế làm cơ sở cho việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý đội ngũ công chức thanh tra ngành thuế.
Thứ hai, cơ sở dữ liệu của ngành thuế còn thiếu và yếu: Cơ sở dữ liệu và thông tin về NNT làm căn cứ cho việc phân tích, đánh giá việc chấp hành nghĩa vụ thuế của NNT tại cơ quan thuế còn rất sơ sài.
Để có kết quả phân tích rủi ro chính xác về tình trạng tuân thủ của NNT phục vụ cho công tác thanh tra, kiểm tra cần phải xây dựng cơ sở dữ liệu NNT một cách
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 100 đầy đủ, mặc dù cơ sở dữ liệu về NNT đã được chú trọng và quan tâm nhưng trên thực tế, nội dung và các chỉ tiêu về NNT trên danh bạ quản lý của cơ quan thuế còn hết sức sơ sài. Hiện nay, chức năng cập nhật danh bạ của NNT được giao cho các phòng quản lý trực tiếp cập nhật nhưng do hạn chế về trình độ máy tính và chưa ý thức hết vai trò quan trọng của cơ sở dữ liệu về NNT nên còn tình trạng cập nhật chưa đầy đủ và thường xuyên khi có sự thay đổi từ phía NNT.
Hiện nay, cùng với sự phát triển của nền kinh tế, số lượng NNT tăng lên nhanh chóng, hoạt động kinh doanh ngày càng đa dạng, phức tạp đòi hỏi ngành thuế phải đẩy nhanh tiến độ hiện đại hoá, ứng dụng công nghệ thông tin để có thể phân tích, xử lý khối lượng thông tin lớn từ NNT. Tuy nhiên, việc triển khai các ứng dụng tin học vào phục vụ công tác thanh tra tra còn chậm; các thiết bị phục vụ công tác thanh tra còn chưa đầy đủ (máy tính xách tay, máy ghi âm...cho các đoàn thanh tra) đã phần nào làm giảm hiệu quả của công tác thanh tra thuế.
c. Nguyên nhân từ phía Cục thuế tỉnh và Thanh tra tỉnh
Một là, do cán bộ công chức làm công tác thanh tra thuế còn thiếu và yếu so với nhu cầu công tác.
Về số lượng: Hiện nay bộ phận thanh tra Cục thuế tỉnh Hưng Yên có 27 cán bộ, công chức (phòng thanh tra 1 có 15 người, phòng thanh tra 2 có 12 người). Với số lượng cán bộ, công chức làm công tác thanh tra thuế ít như vậy sẽ ảnh hưởng không nhỏđến việc hoàn thành nhiệm vụ của các phòng thanh tra.
Về trình độ: Cũng như tình hình chung của toàn Cục thuế tỉnh Hưng Yên, do lịch sử để lại, trình độ của đội ngũ cán bộ làm công tác thanh tra hiện nay chưa đồng đều. Số lượng cán bộ được đào tạo bài bản, chính quy còn ít; một số người có nhiều năm kinh nghiệm trong công tác thanh tra nhưng lại yếu về các kỹ năng bổ trợ như tin học, khai thác dữ liệu thông tin cũng như trình độ ngoại ngữ; các cán bộ trẻ được trang bị kỹ năng nền tốt nhưng lại thiếu kinh nghiệm thực tế, nghiệp vụ thanh tra, khả năng xử lý những vướng mắc trong quá trình thanh tra chưa tốt; việc tiếp cận những chính sách mới về thuế còn chưa nhanh. Đặc biệt là một số cán bộ thanh tra còn chưa vững kiến thức kế toán, kiểm toán
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 101 cũng như quy định của pháp luật về thuế. Ngoài ra sự hỗ trợ, chỉđạo của phòng thanh tra đối với cán bộ thanh tra còn chưa cao và chưa quyết liệt.
Đối với một số cuộc thanh tra thuế do Thanh tra tỉnh Hưng Yên thực hiện cũng thể hiện còn hạn chế trong việc bố trí đội ngũ cán bộ, thanh tra viên tiến hành công tác thanh tra thuế: Một số đoàn thanh tra còn có một số thành viên không được đào tạo cơ bản về kinh tế, tài chính, kế toán nên hiệu quả của công tác thanh tra thuế chưa thực sự hiệu quả.
Hai là, sự phối hợp, hỗ trợ của các bộ phận khác trong cơ quan thuế như Phòng Tuyên truyền - Hỗ trợ NNT, Phòng Quản lý kê khai và Kế toán thuế, Phòng Kiểm tra thuế còn lỏng lẻo, chưa thống nhất.
Thanh tra thuế là khâu cuối cùng của mô hình quản lý thuế theo chức năng nên kết quả thanh tra thuế phụ thuộc rất lớn vào sự kết hợp hiệu quả giữa các bộ phận khác nhau như: công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật thuế tới NNT (chức năng, nhiệm vụ của phòng Tuyên truyền - Hỗ trợ NNT) và hiệu quả của công tác kê khai thuế (phòng Quản lý kê khai và Kế toán thuế), công tác kiểm tra hồ sơ khai thuế (phòng Kiểm tra thuế). Tuy nhiên, hiện nay do hạn chế về số lượng cán bộ, công chức ở các phòng chuyên môn nên hiệu quả hoạt động của các phòng chưa cao: tại bộ phận Tuyên truyền - Hỗ trợ NNT, việc hướng dẫn NNT thực hiện đúng và đầy đủ các chính sách thuế còn chưa sâu rộng do không phải NNT nào khi có nhu cầu tìm hiểu, thắc mắc về chính sách thuếđều đến liên hệ đúng địa chỉ, điều đó chứng tỏ bộ phân Tuyên truyền - Hỗ trợ NNT cần phải chủ động hỗ trợ NNT; tại bộ phận Quản lý kê khai và kế toán thuế chịu trách nhiệm hướng dẫn, đôn đốc NNT kê khai đúng loại thuế phải nộp, đúng mẫu biểu, đúng thời gian quy định; tại bộ phận Kiểm tra, việc kiểm tra hồ sơ khai thuế tại bàn của các đơn vị còn chưa thực hiện thường xuyên, liên tục dẫn đến chậm phát hiện hoặc chưa phát hiện những trường hợp vi phạm pháp luật thuế (theo quy định, ngay sau khi bộ phận Kiểm tra kiểm tra hồ sơ khai thuế phát hiện ra những dấu hiệu nghi vấn và đủ chứng cứ thì có thể chuyển hồ sơ sang bộ phận thanh tra để tiến hành thanh tra tại trụ sở NNT).
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 102
Ba là, ngoài nhiệm vụ chính là thanh tra NNT theo kế hoạch thanh tra đã được phê duyệt, bộ phận thanh tra còn phải thực hiện các nhiệm vụ chiến lược khác như: phối hợp với Thanh tra tỉnh và Phòng Cảnh sát điều tra – Công an tỉnh (PC15) rà soát, đánh giá một số nội dung theo quy chế phối hợp. Thông thường, với lực lượng cán bộ thanh tra ít (27 người như hiện nay) nhưng luôn có ít nhất