Giải pháp hoàn thiện công tác thanh tra thuế đối với doanh nghiệp

Một phần của tài liệu giải pháp hoàn thiện công tác thanh tra thuế đối với doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh hưng yên (Trang 115)

bàn tnh Hưng Yên

Từ thực tếđã chỉ ra, công tác thanh tra thuế trong thời gian tới của Cục thuế tỉnh Hưng Yên và Thanh tra tỉnh tập trung vào một số nội dung chính sau:

Thứ nhất, dựa trên cơ sở phân tích đánh giá, xác định mức độ rủi ro về thuế, tăng cường thanh tra đối với doanh nghiệp có nhiều công ty liên doanh, liên kết, chi nhánh, cửa hàng ở các địa phương khác nhau; các doanh nghiệp kê khai lỗ nhiều năm, các doanh nghiệp được ưu đãi về thuế suất và thuế TNDN trong các khu công nghiệp; các doanh nghiệp xây dựng, bất động sản; các doanh nghiệp được hoàn thuế nhiều kỳ, có số hoàn thuế lớn..Hướng công tác thanh tra vào việc thực hiện hóa đơn chứng từ của các doanh nghiệp. Mặt khác, cần phối hợp với các cơ quan báo chí và xây dựng chuyên mục thông tin thủ đoạn trốn thuế của một số doanh nghiệp.

Thứ hai, tăng cường công tác tuyên truyền hỗ trợ người nộp thuế. Với tình trạng chính sách thuế liên tục thay đổi như hiện nay, bộ phận tuyên truyền hỗ trợ người nộp thuế cần có những nhiệt huyết, có thâm niên làm việc cho cơ quan thuế, hiểu biết sâu về chính sách thuế và có khả năng truyền đạt tốt.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 106 Thứ ba, thực hiện phối hợp với các cơ quan chức năng có liên quan (hải quan, ngân hàng, công an, quản lý thị trường, viện kiểm sát, tòa án) trong việc đấu tranh các hành vi gian lận về thuế

Thanh tra là nội dung quan trong trong công tác quản lý thuế. Thanh tra rốt cục là để phòng ngừa và hạn chế tối đa gian lận trong việc thu và nộp thuế, hướng tới mục tiêu cuối cùng là thu đúng, thu đủ, đồng thời khai thác nuôi dưỡng nguồn thu, vừa để phục vụ trong các cơ quan công quyền, vừa nhằm phân phối lại thu nhập, đảm bảo công bằng xã hội. Hoạt động thanh tra vừa phải đảm bảo vai trò quản lý của nhà nước vừa phải tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các doanh nghiệp phát triển. Từ thực tế đã nghiên cứu, những giải pháp được đưa ra góp phần hoàn thiện công tác thanh tra thuế trên địa bàn tỉnh Hưng Yên nói riêng và cả nước nói chung là:

4.3.4.1 Tăng cường đào tạo đội ngũ cán bộ thanh tra thuế chuyên sâu, chuyên nghiệp

Để thanh tra thuếđạt được chất lượng và hiệu quả, Cục thuế tỉnh Hưng Yên và Thanh tra tỉnh Hưng Yên cần đào tạo được một lực lượng cán bộ làm công tác thanh tra thuế giỏi về chuyên môn, nghiệp vụ, có phẩm chât đạo đức tốt và có khả năng sử dụng các ứng dụng thanh tra và khai thác cơ sở dữ liệu tập trung về NNT. Cần có chính sách đào tạo chuyên sâu có năng lực để hình thành một đội ngũ thanh tra thuế tinh nhuệ, giỏi về chuyên môn nghiệp vụ, am hiểu luật thuế và kế toán, có khả năng giải quyết những vấn đề phức tạp phát sinh trong quá trình thanh tra thuế đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thanh tra thuế trong thời kỳ mới.

Để có được điều này, Cục thuế tỉnh Hưng Yên và Thanh tra tỉnh Hưng Yên cần tăng cường tập trung bồi dưỡng, đào tạo cơ bản và đào tạo chuyên sâu về nghiệp vụ chuyên môn thuế, nghiệp vụ thanh tra, kiểm tra và các kỹ năng khác cho lực lượng cán bộ thanh tra thuế, đặc biệt ở Cục thuế tỉnh Hưng Yên. Đồng thời đào tạo, bồi dưỡng và phát triển lực lượng thanh tra thuế theo hướng chuyên môn hóa sâu theo từng công việc cụ thể.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 107 Để thực hiện tốt định hướng phát triển nguồn nhân lực thanh tra thuế như trên, công tác bồi dưỡng cán bộ thuế cần được đào tạo chuyên sâu và đào tạo nâng cao theo từng loại cán bộ, cụ thể:

Công chức thuế sau khi được luân chuyển qua các bộ phận ít nhất 4-5 năm để nắm được hết các nghiệp vụ, chức năng của bộ máy quản lý thuế, có kinh nghiệm thực tế rồi mới luân chuyển sang bộ phận thanh tra, được bồi dưỡng các kiến thức cơ bản về kỹ năng, nghiệp vụ thanh tra thuế, xử lý vi phạm về thuế.

Giai đoạn tiếp theo cần đào tạo cho cán bộ thanh tra thuế kiến thức thanh tra, kế toán chuyên sâu về theo từng lĩnh vực, đối tượng như nghiệp vụ thanh tra theo từng sắc thuế, qui trình quản lý thuế ..và các kỹ năng như truy lần, quan sát, phỏng vấn, phát hiện gian lận, nâng cao hiệu quả hoạt động thanh tra.

4.3.4.2 Xây dựng và rà soát quy trình thanh tra; xây dựng quy chế giám sát, kiểm tra đoàn thanh tra thuế

Việc sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện quy trình thanh tra thuế cho phù hợp với Luật Quản lý thuế là hết sức cần thiết, do đó cần phải rà soát, bổ sung, hoàn thiện quy trình thanh tra thuế cho phù hợp với cơ chế TKTN sử dụng kỹ thuật đánh giá rủi ro và Luật Quản lý thuế, Luật Thanh tra năm 2010, cụ thể:

- Quy trình thanh tra thuế cần quy định cụ thể về hệ thống tiêu chí xác định rủi ro về thuế và thang điểm từng tiêu chí khi đánh giá, phân tích lựa chọn đối tượng để lập kế hoạch thanh tra thuế; tiêu chí xác định như thế nào là doanh nghiệp kinh doanh đa dạng, doanh nghiệp có phạm vi kinh doanh rộng.

Thực tế việc vi phạm pháp luật thuế còn phổ biến, tỷ lệ doanh nghiệp vi phạm qua thanh tra thường cao. Vì vậy cần quy định cụ thể mức độ, quy mô của doanh nghiệp vi phạm pháp luật thuế thuộc đối tượng phải thanh tra.

- Xây dựng sổ tay kỹ năng thanh tra thuế rất quan trọng trong thanh tra thuế. Sổ tay hướng dẫn chi tiết quy trình cụ thể thực hiện một cuộc thanh tra NNT, hướng dẫn các tiêu chí đánh giá rủi ro, phương pháp, kỹ năng thanh tra đối với từng ngành, nghề, lĩnh vực, các tình huống cụ thểđể CBTT dễ dàng vận dụng trong quá trình thực hiện hoạt động thanh tra thuế.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 108 - Xây dựng quy chế giám sát, kiểm tra hoạt động đoàn thanh tra, đoàn kiểm tra thuế. Giám sát hoạt động đoàn thanh tra nhằm theo dõi, đánh giá hoạt động của trưởng đoàn thanh tra; thành viên đoàn thanh tra, kiểm tra trong việc thực hiện quy trình, nhiệm vụ thanh tra; chấp hành pháp luật về thanh tra; quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức và ý thức chấp hành kỷ luật của thành viên đoàn thanh tra, kiểm tra; nắm bắt kịp thời những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thanh tra để có biện pháp chấn chỉnh giải quyết. Kiểm tra hoạt động đoàn thanh tra, kiểm tra nhằm xem xét, làm rõ việc tố cáo hoặc dấu hiệu vi phạm pháp luật liên quan đến trưởng đoàn thanh tra, thành viên Đoàn thanh tra, kiểm tra để xử lý theo quy định của pháp luật.

Tổng cục thuế đã có công văn số 1855/TCT-TTr ngày 18/5/2009 về việc quán triệt quy chế giám sát hoạt động của đoàn thanh tra (ban hành theo quyết định số 2681/2008/QĐ-TTCP ngày 22/12/2008 của Tổng Thanh tra Chính phủ). Kiến nghị Cục thuế tỉnh Hưng Yên thực hiện đầy đủ các quy định của quy chế giám sát hoạt động của đoàn thanh tra nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động thanh tra thuế.

4.3.4.3 Xây dựng, cập nhật cơ sở dữ liệu về NNT để phục vụ cho công tác thanh tra thuế

Xây dựng hệ thống thông tin đầy đủ, chính xác, làm nền tảng để triển khai có hiệu quả các phương pháp thanh tra. Hệ thống dữ liệu tập trung của CQT cần phải được liên tục cập nhật, bổ sung về tình hình chấp hành pháp luật thuế của NNT. Do đó, cần phải xây dựng, cập nhật cơ sở dữ liệu về NNT trên 2 hệ thống:

- Xây dựng cơ sở dữ liệu về NNT trên hệ thống mạng nội bộ ngành thuế Những thông tin cơ bản về NNT cần được thường xuyên cập nhật gồm + Thông tin vềđặc điểm, quy mô, cơ cấu tổ chức của NNT.

+ Thông tin về tình hình và kết quả sản xuất kinh doanh. + Thông tin về tình hình kê khai, nộp thuế.

+ Thông tin về vi phạm pháp luật nói chung và vi phạm pháp luật thuế nói riêng.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 109 + Thông tin khác liên quan đến NNT: Thông tin từ bên thứ ba (ngân hàng, bạn hàng, cơ quan quản lý, các hiệp hội).

Trên cơ sở thông tin thu thập được sẽ tạo điều kiện thuận lợi để cơ quan thuế phân tích theo mức độ rủi ro về thuế. Hệ thống thông tin này được thu thập, xử lý và cập nhật, lưu giữ trên hệ thống máy tính, được phân cấp khai thác, sử dụng một cách hợp lý cho từng cấp quản lý và cho từng bộ phận chức năng.

- Thiết lập hệ thống mạng trao đổi thông tin với bên ngoài.

Để có kết quả phân tích rủi ro chính xác về tình trạng tuân thủ của NNT, cơ quan thuế phải thiết lập hệ thống mạng trao đổi thông tin để thu thập, trao đổi và tích hợp thông tin với các ngành liên quan. Một số mạng liên kết chủ yếu cần tập trung xây dựng và phát triển gồm tài chính, kho bạc, Hải quan, bảo hiểm xã hội, thống kê, công an và với cơ quan đăng ký kinh doanh.

4.3.4.4 Giải pháp nghiệp vụ chủ yếu áp dụng trong công tác thanh tra người nộp thuế

Để nâng cao hiệu quả công tác thanh tra NNT cần phải tập trung thực hiện một số giải pháp nghiệp vụ chủ yếu phù hợp với loại hình doanh nghiệp, đặc điểm ngành nghề kinh doanh của từng doanh nghiệp, nội dung các sắc thuế cần thanh tra.

- Từng loại hình doanh nghiệp đều có những nội dung mang tính đặc thù riêng. Chính vì vậy, công tác thanh tra NNT cần phải xác định doanh nghiệp đó thuộc loại hình nào: doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp đầu tư nước ngoài hay doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Đối với doanh nghiệp nhà nước thì cần phải tập trung thanh tra việc quản lý, sử dụng, trách nhiệm phải thực hiện do việc sử dụng nguồn vốn của nhà nước, việc xác định giá trị doanh nghiệp khi tiến hành cổ phần hoá; đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài cần tập trung thanh tra việc chuyển giá, thanh tra tình trạng lãi thật, lỗ giả để xác đinh nghĩa vụ nộp thuế đối với NSNN; đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh cần tập trung thanh tra việc chấp hành chế độ kế toán, hoá đơn chứng từ cũng nhưđiều kiện hưởng ưu đãi đầu tư theo quy định của pháp luật.

- Ngành nghề sản xuất kinh doanh của doanh của các doanh nghiệp được thể hiện trên giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Tuy nhiên, để nắm bắt chính

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 110 xác những ngành nghề mà doanh nghiệp đang kinh doanh thì cần phải kết hợp với việc kê khai hàng hoá, dịch vụ bán ra hàng tháng của doanh nghiệp đã kê khai với cơ quan thuế. Với từng ngành nghề kinh doanh đều có những đặc trưng riêng trong việc tuân thủ pháp luật về thuế. Chính vì vậy, khi tiến hành thanh tra NNT cần phải xác định chính xác ngành nghề kinh doanh chính của doanh nghiệp đó là gì để có thể xác định những vấn đề có sựảnh hưởng trọng yếu đến việc chấp hành pháp luật về thuế của doanh nghiệp.

- Trong quá trình thanh tra cần phải xác định những loại sai phạm thường xảy ra đối với từng sắc thuế. Việc thanh tra từng sắc thuế thường phải được kiểm tra từ việc đăng ký, kê khai, quyết toán, nộp thuế của doanh nghiệp. Đối với thuế GTGT cần phải kiểm tra về thuế GTGT đầu ra, thuế GTGT đầu vào, việc hoàn thuế GTGT; đối với thuế TNDN cần phải kiểm tra doanh thu, chi phí hợp lý để xác định thu nhập chịu thuế, điều kiện hưởng ưu đãi về thuế TNDN (nếu có), thuế suất thuế TNDN.

4.3.4.5 Tổ chức tốt công tác xử lý sau thanh tra

Hoạt động thanh tra chỉ thực sự hiệu quả khi các quyết định, kiến nghị xử lý sau thanh tra thuếđược thực hiện đầy đủ và kịp thời. Vì vậy, cơ quan thuế cần tổ chức tốt công tác theo dõi, đôn đốc đối tượng thanh tra thực hiện nghiêm chỉnh các quyết định xử lý sau thanh tra. Những trường hợp có tình không thực hiện quyết định xử lý, cần phối hợp chặt chễ với cơ quan hữu quan tổ chức cưỡng chế thuế thực hiện các quyết định xử lý khi cần thiết đảm bảo pháp luật thuế được thực hiện nghiêm minh.

Theo quy định của Luật Thanh tra năm 2010 và Nghịđịnh số 86/2011/NĐ- CP ngày 22/9/2011 của Chính phủ hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thanh tra, cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành có trách nhiệm theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện kết luận thanh tra, quyết định xử lý về thanh tra của minh; có quyền yêu cầu đối tượng thanh tra, cơ quan, tổ chức cá nhân có liên quan báo cáo kết quả thực hiện những nội dung thuộc phạm vi, trách nhiệm của mình ghi trong kết luận thanh tra, quyết định xử lý về thanh tra.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 111 Đối với Tổng cục thuế, việc thực hiện theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý sau thanh tra được quy định rõ do Ban thanh tra tổng cục thực hiện, tuy nhiên đối với Cục thuế công việc này chưa được quy định rõ bộ phận thanh tra có trách nhiệm thực hiện. Chính vì vậy hiệu quả của công tác xử lý sau thanh tra chưa thực sự cao.

Để thực hiện hiệu quả công tác này, cần xây dựng quy chế phối hợp và chế độ đãi ngộ thoả đáng đối với các lực lượng hỗ trợ, phối hợp công tác xử lý sau thanh tra như Công an, Kiểm sát, Toà án. Đồng thời kiến nghị Tổng cục thuế quy định rõ chức năng theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý sau thanh tra đối với bộ phận phận thanh tra thuộc Cục thuế nhằm nâng cao hiệu quả của công tác thanh tra thuế.

4.3.4.6 Thường xuyên tổng kết, đánh giá hiệu quả công tác thanh tra thuế, tiếp tục xây dựng và hoàn thiện hệ thống tiêu chí đánh giá hiệu quả công tác thanh tra

Theo quy định tại Quyết định số 460/QĐ-TCT ngày 5 tháng 5 năm 2009 của Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế ban hành quy chế thanh tra thuế, công tác tổng hợp báo cáo công tác thanh tra thuếđược quy định rõ về thời gian, loại báo cáo.

Trong thời gian tới, cơ quan thuế tiếp tục xây dựng và đưa vào ứng dụng phần mềm theo dõi kết quả thanh tra. Nhờđó, việc theo dõi kết quả thanh tra sẽ được chính xác, cập nhật kịp thời, phục vụ tốt cho công tác đánh giá và tổng kết báo cáo nhanh chóng, kịp thời đáp ứng yêu cầu quản lý.

Định kỳ (quý, năm), cơ quan thuế phải tiến hành đánh giá tình hình tổ chức hoạt động thanh tra để xác định hiệu quả thanh tra và đánh giá tiến độ thực hiện kế hoạch quý, năm. Trên cơ sở các tiêu chí đánh giá hiệu quả công tác thanh tra thuế, Tổng Cục thuế phải xây dựng hệ thống chỉ tiêu đánh giá, thống nhất mẫu biểu báo cáo, quy định chế độ báo cáo tháng, quý chặt chẽ, hướng dẫn cơ quan thuếđịa phương theo dõi, cập nhật kịp thời và phương pháp tính toán các chỉ tiêu báo cáo nhằm đánh giá chính xác hiệu quả công tác thanh tra thuế. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá có thể được kể đến như: Tỷ lệ NNT được cơ quan thuế tiến hành

Một phần của tài liệu giải pháp hoàn thiện công tác thanh tra thuế đối với doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh hưng yên (Trang 115)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)