Thực trạng thanh tra thuế đối với doanh nghiệp theo các nội dung

Một phần của tài liệu giải pháp hoàn thiện công tác thanh tra thuế đối với doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh hưng yên (Trang 71)

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 62

4.1.3.1 Thanh tra việc chấp hành vềđăng ký thuế

a. Tình hình triển khai thanh tra chấp hành vềđăng ký thuế

Theo quy định tại Điều 22 Luật Quản lý thuế, đối tượng đăng ký thuế phải đăng ký trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy phép thành lập và hoạt động hoặc giấy chứng nhận đầu tư; bắt đầu hoạt động kinh doanh với tổ chức không thuộc diện đăng ký kinh doanh hoặc hộ gia đình, cá nhân thuộc diện đăng ký kinh doanh nhưng chưa được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; phát sinh trách nhiệm khấu trừ thuế và nộp thuế thay; phát sinh nghĩa vụ thuế TNCN; phát sinh yêu cầu được hoàn thuế.

Thực hiện theo Thông tư 85/2007/TT-BTC của Bộ Tài chính ngày 18/7/2007 về hướng dẫn thi hành Luật Quản lý thuế về việc đăng ký thuế hoặc in mẫu tờ khai đăng ký thuế trên trang điện tử của Tổng cục thuế và Thông tư liên tịch số 05/2008/TTLT/BKH-BTC-BCA ngày 29/7/2008 giữa Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính và Bộ Công an về hướng dẫn cơ chế phối hợp giữa các cơ quan giải quyết đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế và đăng ký con dấu đối với doanh nghiệp thành lập, hoạt động theo Luật Doanh nghiệp. Trong 03 năm (2011 – 2013) Cục thuế tỉnh Hưng Yên đã phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư thực hiện cơ chế một cửa liên thông trong việc cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cùng với mã số thuế, con dấu, đã thực hiện được 458 trường hợp, rút ngắn được thời gian, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp về thủ tục hành chính, đồng thời NNT cũng chủđộng hơn khi thực hiện nghĩa vụ thuế của mình.

Căn cứ vào tài liệu kê khai, Cục thuế tỉnh Hưng Yên tiến hành nhập thông tin NNT vào chương trình quản lý tại Cục thuế và thường xuyên bổ sung tài liệu về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của từng NNT. Qua chương trình này đã theo dõi được số lượng NNT hiện có trên địa bàn, số lượng doanh nghiệp đang hoạt động, ngừng hoạt động, phá sản, giải thể đồng thời thông qua mạng vi tính việc tra cứu tài liệu về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của NNT

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 63 được thuận lợi, dễ dàng, nhanh chóng hơn phục vụ tốt cho việc phân tích rủi ro, lập kế hoạch thanh tra.

Thực hiện các quy định của Luật quản lý thuế các tổ chức, cá nhân kinh doanh; cá nhân thuộc diện nộp thuế TNCN đều được cấp MST. Công tác quản lý liên quan tới MST tại Cục thuế tỉnh Hưng Yên đều được thường xuyên rà soát, xử lý kịp thời.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 64 Bảng 4.6 Kết quả cấp, quản lý mã số thuế của Cục thuế tỉnh TT Nội dung N2011 ăm N2012 ăm N2013 ăm So sánh (%) Năm 2012/ năm 2011 Nnăăm 2013/ m 2012 Bình quân

1 Sốđơn vị, cá nhân được cấp MST 23.318 25.186 26.346 108,01 104,61 106,29

2 MST tạm ngừng, nghỉ kinh doanh 12 26 37 216,67 142,31 175,59

3 Đối tượng bỏ trốn, mất tích 23 29 18 126,09 62,07 88,47

4 Ngừng hoạt động đã đóng MST 24 35 42 145,83 120,00 132,29

5 Ngừng hoạt động chưa đóng MST 84 65 59 77,38 90,77 83,81

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 65 Theo số liệu được nêu trong Bảng 4.6, ta thấy số đơn vị, cá nhân được cấp MST đều tăng bình quân trong 3 năm (2011-2013) là 106,29% là do thực hiện Luật thuế TNCN đã có hiệu lực từ 01/01/2009 và số đơn vị ngừng hoạt động chưa đóng MST giảm là do Cục thuế tỉnh Hưng Yên đã đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền từđó tổ chức, các cá nhân và các đơn vị sử dụng lao động đã biết nhiều thông tin, hiểu về quyền và nghĩa vụ của mình, nâng cao ý thức thực hiện kê khai thuế và thực hiện nghĩa vụ của mình, các trường hợp thuộc diện phải đăng ký thuế theo quy định của Luật đều ý thức được trách nhiệm phải kê khai, đăng ký, chưa kể đến việc triển khai và đã cấp mã số thuế cho 43.000 cá nhân thông qua cơ quan chi trả theo sự chỉ đạo của Tổng cục Thuế. Bên cạnh đó các đơn vị MST tạm ngừng, nghỉ kinh doanh, đối tượng bỏ trốn, mất tích, ngừng hoạt động đã đóng MST cũng vẫn có chiều hướng tăng nhưng không cao bằng các năm trước. Trong 3 năm (2011-2013) là những năm khủng hoảng về kinh tế do đó các chỉ tiêu như về số doanh nghiệp MST tạm ngừng, nghỉ kinh doanh, đối tượng bỏ trốn, mất tích, đối tượng ngừng hoạt động đã đóng MST tăng, tuy nhiên số lượng doanh nghiệp dừng hoạt động không làm thủ tục đóng MTS giảm từđó cho thấy công tác tuyên truyền, công tác kê khai, ý thức trách nhiệm đối với Nhà nước của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Hưng Yên ngày được nâng cao.

Tuy nhiên, qua thực tế triển khai và quản lý công tác đăng ký thuế của NNT vẫn còn tình trạng NNT kinh doanh nhưng không kê khai, đăng ký thuế với cơ quan thuế; không thông báo hoặc kê khai chậm so với thời hạn quy định khi có thông tin đăng ký thuế thay đổi. Có những doanh nghiệp lợi dụng điều kiện thông thoáng của Luật Doanh nghiệp, Luật quản lý thuế trong vấn đề thành lập doanh nghiệp để thành lập doanh nghiệp ma, làm ăn phi pháp, không ít doanh nghiệp đã được cấp giấy phép đăng ký kinh doanh, cấp mã số thuế nhưng không đi vào hoạt động mà chủ yếu để buôn bán hoá đơn bất hợp pháp, làm giả hồ sơđể hoàn thuế, sản xuất hàng giả chiếm đoạt tiền của Nhà nước, khi cơ quan thuế phát hiện thì bỏ trốn. Số NNT bỏ trốn mất tích năm 2012 là 29 đối tượng, tăng so với năm 2011 là 06 đối tượng; năm 2013 là 18 đối tượng, giảm so với năm 2012 là 09 đối tượng.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 66

b.Ý kiến đánh giá của cán bộ làm công tác thanh tra thuế và các doanh nghiệp vềđăng ký thuế

Bảng 4.7 kết quảđánh giá của cán bộ thanh tra thuế và các doanh nghiệp về đăng ký thuế

Nội dung Tốt Bình thường Chưa tốt Kém S.lg % S.lg % S.lg % S.lg %

1. Đánh giá của cán bộ thanh tra thuế

- Hồ sơ pháp lý vềđăng ký thuế 19 63,33 10 33,33 1 3,33 0 0,00 2. Đánh giá của các DN - Hồ sơ pháp lý vềđăng ký thuế 26 43,33 34 56,67 0 0,00 0 0,00 (Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra năm 2014)

Theo số liệu được nêu trong Bảng 4.7, nhận thấy hầu hết các ý kiến đánh giá của cán bộ làm công tác thanh tra thuế về đăng ký thuế tốt 63,33% và các doanh nghiệp về hồ sơ pháp lý về đăng ký thuế tốt 43,33%. Từ kết quảđiều tra cho thấy công tác đăng ký thuế tại Cục thuế tỉnh Hưng Yên đã đạt được kết quả tốt nguyên nhân do thực hiện Thông tư liên tịch số 05/2008/TTLT/BKH-BTC- BCA ngày 29/7/2008 giữa Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính và Bộ Công an về hướng dẫn cơ chế phối hợp giữa các cơ quan giải quyết đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế và đăng ký con dấu đối với doanh nghiệp thành lập, hoạt động theo Luật Doanh nghiệp và công tác tuyên truyền và hướng dẫn đăng ký cấp mã số thuế cá nhân qua mạng từđó ý thức trách nhiệm đối với Nhà nước của các doanh nghiệp và cá nhân trên địa bàn tỉnh Hưng Yên ngày được nâng cao.

4.1.3.2. Thực trạng thanh tra việc chấp hành chế độ kế toán, sổ sách, hóa đơn, chứng từ

a. Tình hình triển khai thanh tra việc chấp hành chếđộ kế toán, sổ sách, hóa đơn, chứng từ

Số liệu trên sổ sách kế toán của doanh nghiệp được ghi chép đúng sẽ phản ánh thực trạng tình hình kinh doanh, hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp trong

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 67 từng thời kỳ. Do đó, việc ghi chép, hạch toán trên sổ sách kế toán phải trung thực, đúng với tình hình kinh doanh thực tế của đơn vị. Nhìn chung, việc tổ chức hệ thống kế toán trong các doanh nghiệp đều tuân thủ theo các quy định hiện hành trong luật và chuẩn mực kế toán. Các doanh nghiệp đều dựa trên cơ sở của hệ thống chế độ kế toán và đặc điểm sản xuất kinh doanh của mình để tổ chức một hệ thống kế toán cho phù hợp bao gồm hệ thống chứng từ kế toán, hệ thống tài khoản kế toán, hệ thống sổ kế toán và các BCTC đảm bảo cung cấp các thông tin cần thiết phục vụ cho yêu cầu quản trị của doanh nghiệp cũng như yêu cầu lập các BCTC. Qua thanh tra, kiểm tra phát hiện thấy: nhóm ĐTNT lớn gồm tập đoàn kinh tế lớn và các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có hệ thống kế toán và lưu giữ sổ sách kế toán tốt và khoa học hơn rất nhiều so với nhóm các doanh nghiệp vừa và nhỏ (chủ yếu tập trung ở khu vực ngoài quốc doanh). Tuy nhiên trong quá trình thực hiện hệ thống kế toán, các doanh nghiệp vẫn còn một số vấn đề tồn tại cơ bản sau:

Thứ nhất, về chấp hành Luật kế toán. Do trình độ của kế toán viên chưa thật sự đáp ứng được yêu cầu hiện tại, đồng thời ảnh hưởng của thói quen cũ nên ở hầu hết các doanh nghiệp đều chưa quan tâm đúng mức tới việc nghiên cứu, bồi dưỡng nâng cao nhận thức về Luật kế toán. Bên cạnh đó, ý thức chấp hành luật của các doanh nghiệp còn kém, một số còn lợi dụng những kẽ hở của Luật hoặc cố ý vi phạm, làm không đúng Luật để tham ô, tham nhũng.

Thứ hai, về tổ chức vận dụng hình thức kế toán và hệ thống sổ kế toán. Việc lựa chọn hình thức kế toán nào là do doanh nghiệp tự quyết định trên cơ sở phù hợp với đặc điểm và yêu cầu quản lý kinh doanh cũng như trình độ của người làm kế toán ở doanh nghiệp. Song một số doanh nghiệp lựa chọn những mẫu sổ không được sử dụng hoặc nội dung ghi chép trong sổ chưa đầy đủ. Đối với không ít doanh nghiệp vừa và nhỏ, công tác kế toán chỉ là đối phó với việc kiểm tra, quyết toán thuế, trong đơn vị tồn tại hai hệ thống sổ sách kế toán, một hệ thống kế toán nội bộ chỉ có chủ doanh nghiệp được biết, không theo bất kỳ quy định nào của pháp luật. Hệ thống kế toán thứ 2 về hình thức thì theo đúng quy định của pháp luật nhưng thông tin, số liệu trong đó hoàn toàn không phản ánh đúng thực tiễn

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 68 hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Một số doanh nghiệp không mở sổ sách theo chếđộ kế toán hiện hành, mà chỉđi thuê kế toán làm công, ghi chép và hạch toán theo ý của chủ doanh nghiệp.

Nhiều doanh nghiệp đã ứng dụng phần mềm kế toán. Tuy nhiên, để tiện theo dõi, quản lý, các công ty này cũng lập một số loại sổ dành cho ghi chép thủ công, đôi khi số liệu và hành văn của các sổ này không rõ ràng, mạch lạc, thậm chí còn tẩy xoá số liệu; không thực hiện đúng theo phương pháp chữa sổ quy định. Ngoài ra, các doanh nghiệp khác nhau thường sử dụng phần mềm kế toán khác nhau và như vậy các mẫu sổ không giống nhau đã làm giảm tính hiệu quả, thống nhất về nguyên tắc vận dụng theo các hình thức kế toán quy định trong phạm vi nền kinh tế quốc dân, đồng thời gây khó khăn cho công tác kiểm tra, kiểm soát của nhà nước. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thứ ba, về vận dụng hệ thống tài khoản kế toán và phương pháp ghi chép trên các tài khoản. Vận dụng đúng đắn hệ thống tài khoản kế toán hiện hành phù hợp với đặc điểm sản xuất, kinh doanh là nhiệm vụ bắt buộc đối với doanh nghiệp. Trên thực tế, có doanh nghiệp chưa thực hiện đúng nội dung kinh tế trên các tài khoản kế toán đã quy định, đặc biệt là chưa xây dựng được cho doanh nghiệp một phân hệ tài khoản kế toán phù hợp với đặc điểm kinh doanh của đơn vị gồm các tài khoản kế toán tài chính và các tài khoản kế toán quản trị. Việc lựa chọn một hệ thống tài khoản thích ứng và phù hợp với yêu cầu quản lý đôi khi chưa được chú trọng, vận dụng kém hiệu quả, không đáp ứng yêu cầu quản lý, thậm chí chủ yếu phục vụ cho việc lập các BCTC định kỳđáp ứng yêu cầu quản lý của nhà nước.

Trong hạch toán một số phần, một số nghiệp vụ kinh tế phát sinh ở một số tài khoản kế toán còn lẫn lộn và chưa có sự thống nhất giữa các doanh nghiệp. Ví dụ, đối với chi phí tài chính, có đơn vị hạch toán ở Tài khoản 635, có đơn vị lại ghi ở Tài khoản 811.

Thậm chí một số doanh nghiệp do dựa vào phần mềm kế toán, sổ sách kế toán được ghi trên máy tính nên chủ quan, hàng năm công ty không in toàn bộ sổ sách phát sinh, sổ in ra không có số trang, không đóng dấu giáp lai, không có chữ

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 69 ký của giám đốc và kế toán trưởng. Đến khi Đoàn thanh tra, kiểm tra hỏi đến thì mới in ra, nhiều khi phần mềm bị lỗi, gây khó khăn trong việc kiểm tra.

Thứ tư, về tổ chức vận dụng hệ thống chứng từ và ghi chép ban đầu. Đây là khâu quan trọng, đảm bảo sự chính xác của nghiệp vụ kinh tế phát sinh được ghi trong sổ kế toán và báo cáo kế toán. Thực tế hiện nay, hầu như chưa có doanh nghiệp nào lập được danh mục các chứng từ cần thiết cũng như thiết lập cho mình một trình tự luân chuyển chứng từ hợp lý và phổ biến nó tới từng kế toán viên của doanh nghiệp. Mặt khác, các doanh nghiệp còn vi phạm đến những quy định mang tính bắt buộc của Chế độ chứng từ kế toán như: lập chứng từ không theo biểu mẫu quy định; có nhiều loại chứng từ viết tay, không đảm bảo tính pháp lý; không phản ánh đầy đủ các nội dung của nghiệp vụ kinh tế phát sinh; không đủ chữ ký kiểm soát theo quy định; không đầy đủ và chính xác về số lượng và giá trị.

Trong hệ thống chứng từ kế toán, hoá đơn là chứng từ kế toán bắt buộc theo quy định của Luật kế toán, và là yếu tố quyết định trực tiếp đến nghĩa vụ của người nộp thuế, do đó hoá đơn có vai trò đặc biệt quan trọng đối với cơ quan quản lý, cơ sở kinh doanh cũng như đối với người tiêu dùng. Thực tế cho thấy, tại một sốđơn vị có hiện tượng vi phạm chếđộ sử dụng hoá đơn bán hàng như: lợi dụng người mua hàng không lấy hoá đơn để bán hàng không xuất hoá đơn, để ngoài sổ sách, liên 1 và liên 3 không ghi gì còn liên 2 thì đã bị xé ra khỏi quyển hoá đơn, hoá đơn bị ghi sai, huỷ hoá đơn không lập biên bản, sử dụng hoá đơn bất hợp pháp.

Để phát hiện ra các sai phạm về hóa đơn, chứng từ của NNT, cơ quan thuế phải tốn nhiều thời gian và nhân lực để đối chiếu, xác minh tìm ra những vi phạm của NNT. Ngoài ra, thực hiện công văn số 7333/2008/BTC-TCT ngày 24/6/2008 của Bộ Tài chính về việc xử lý cơ sở kinh doanh sử dụng hoá đơn bất hợp pháp qua công tác kiểm tra đối chiếu xác minh về việc sử dụng hoá đơn bất hợp pháp, Cục

Một phần của tài liệu giải pháp hoàn thiện công tác thanh tra thuế đối với doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh hưng yên (Trang 71)