STT Diễn giải Năm So sánh (%) 2011 2012 2013 2012 /2011 2013/ 2012 Bình quân 1 Sốđơn vịđược
thanh tra (cuộc) 68 90 105 132,35 116,67 124,26
2
Số lỗ giảm qua thanh tra (triệu
đồng)
13.556 75.692 148.867 558,37 196,67 331,39
(Nguồn: Cục thuế tỉnh Hưng Yên, Thanh tra tỉnh Hưng Yên)
Trong 3 năm (2011-2013) trên địa bàn tỉnh Hưng Yên đã thanh tra 263 trong đó có một số doanh nghiệp lỗ, doanh nghiệp có dấu hiệu chuyển giá, qua thanh tra đã cắt giảm lỗ 238.115 triệu đồng sai quy định.
Kết quả đạt được bước đầu nêu trên đã tạo tác động lan toảđến các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài, đáng lưu ý là các doanh nghiệp sau thanh tra hoặc chưa được thanh tra đã chấn chỉnh lại công tác hạch toán để tự giảm lỗ và có phát sinh thu nhập chịu thuế.
Đối với công tác thanh tra chống chuyển giá thông qua hoạt động giao dịch liên kết của các doanh nghiệp, Cục thuế tỉnh Hưng Yên đã tập hợp, phân tích thông tin đưa vào kế hoạch thanh tra một số doanh nghiệp có dấu hiệu chuyển giá gồm: các doanh nghiệp có số lỗ lớn, liên tục, doanh nghiệp lỗ vượt vốn chủ sở hữu nhưng vẫn đầu tư mở rộng. Điển hình trong năm 2013 Cục thuế tỉnh đã tiến hành thanh tra tại Công ty TNHH Dorco ViNa là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Qua thanh tra đã tính giảm số lỗ 105.098 triệu đồng so với báo cáo của đơn vị.
Năm là, sự biến chuyển ý thức tự tuân thủ nghĩa vụ thuế của NNT. Từ kết quả công tác thanh tra thuế trên địa bàn tỉnh đã góp phần nâng cao tính tuân thủ
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 91 tự giác trong việc chấp hành các chính sách thuế. Hầu hết NNT được thanh tra đều ký vào Biên bản công bố Quyết định thanh tra và có thái độ chấp nhận hợp tác với CQT trong quá trình thanh tra thuế.
Nhìn chung, sau thanh tra thuế, các hành vi vi phạm của NNT về về thủ tục thuế, chậm nộp tiền thuế, khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số thuế được hoàn, trốn thuế, gian lận thuế có xu hướng giảm dần do NNT ý thức được hậu quả của việc không tuân thủ pháp luật thuế. Qua thanh tra điển hình và xử lý nghiêm một số ngành nghề, lĩnh vực nổi cộm, ẩn chứa nhiều rủi ro về thuế, CQT đã phát đi tín hiệu mạnh đối với những NNT chưa được thanh tra nếu cố tình có ý đồ gian lận, hoặc nên tự giác khắc phục những hành vi gian lận, tăng tính tuân thủ. NNT thường có xu hướng giảm các hành vi vi phạm đã bị CQT phát hiện, tránh lặp lại vi phạm để tránh thiệt hại về lợi ích.
Người nộp thuế được thanh tra có xu hướng tự tuân thủ pháp luật thuế tốt hơn sau thanh tra để tránh các rủi ro vi phạm pháp luật thuế. Thanh tra thuế có tác dụng chuyển biến ý thức nộp thuế là thực hiện nghĩa vụ bắt buộc sang thực hiện “quyền” mang tính tự nguyện. Các doanh nghiệp hợp tác tốt hơn với đoàn thanh tra, chấp hành quyết định thanh tra, hợp tác cung cấp số liệu, thực thi các kết luận thanh tra, giảm tỷ lệ nợ đọng sau thanh tra hoặc có cam kết trả dần nợ đọng. Qua thanh tra, NNT được chỉ ra các lỗi vi phạm, hướng dẫn kịp thời, đầy đủ về chính sách và thủ tục về thuế nên hiểu rõ, tự giác thực hiện nghĩa vụ thuế của mình.
Tuy nhiên, ở những NNT chưa được thanh tra tình trạng hiểu biết và tuân thủ pháp luật thuế còn chưa thực sự tốt.
Sự chuyển biến chấp hành chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ sau thanh tra: trong quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có những cơ sở kinh doanh đã vi phạm chếđộ kế toán, hóa đơn, chứng từ. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến sai phạm, nhưng tựu chung lại là hành vi cố ý không chấp hành các quy định về chếđộ quản lý, sử dụng hoá đơn, chứng từ thuế là cơ bản. Ngành thuế đã có nhiều biện pháp để ngăn chặn, nhưng vẫn còn có những tồn tại, vướng mắc để khắc phục và nâng cao hiệu quả công tác kế toán, quản lý hoá đơn, chứng từ thuế.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 92 Qua thanh tra thuế, tình hình chấp hành sổ sách, chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ của NNT được hoàn thiện và bài bản hơn. Thanh tra thuế giúp NNT thuế thực hiện điều chỉnh sổ sách, kế toán theo Biên bản thanh tra và rút kinh nghiệm cho các kỳ kế toán sau, tránh hạch toán sai quy định.
Sáu là, bước đầu đã xây dựng và ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác thanh tra thuế. Hiện nay các ứng dụng tin học phục vụ cho công tác thanh tra gồm: Ứng dụng hệ thống hỗ trợ thanh tra; Ứng dụng hệ thống cơ sở dữ liệu báo cáo tài chính doanh nghiệp. Ngoài ra, để thu thập thông tin về doanh nghiệp cần thanh tra có các ứng dụng hỗ trợ khác như: ứng dụng quản lý thuế; quản lý tình trạng thuế; thông tin về quản lý thuế đối với NNT. Các ứng dụng này đã bước đầu phục vụ cho công tác thanh tra thuế.
Bẩy là, công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ ngành thuế nói chung và cán bộ làm công tác thanh tra, kiểm tra nói riêng được tăng cường.
- Đối với Cục thuế tỉnh: Thực hiện chủ trương nâng cao chất lượng, năng lực, công tác, trình độ, chuyên môn cho cán bộ công chức ngành thuếđáp ứng yêu cầu công tác quản lý thuế, thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị của toàn ngành và thực hiện thành công công cuộc cải cách và hiện đại hoá hệ thống thuế. Năm 2013, Cục thuế tỉnh Hưng Yên rất quan tâm đến công tác đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng cho cán bộ công chức trong ngành thuế nói chung và cán bộ làm công tác thanh tra thuế nói riêng. Trong năm, Cục thuếđã tổ chức 7 lớp tập huấn về kỹ năng, chuyên môn nghiệp vụ cho 745 lượt cán bộ, công chức như bồi dưỡng về kỹ năng tuyên truyền và hỗ trợ người nộp thuế, kỹ năng kiểm tra nội bộ, kỹ năng thanh tra, kiểm tra. Ngoài ra, Cục thuếđã cửđược 215 lượt cán bộ, công chức tham dự các lớp tập huấn do Tổng cục thuế tổ chức như cao cấp lý luận chính trị 03 người; QLNN ngạch chuyên viên cao cấp 02 người; bồi dưỡng nghiệp vụ thanh tra cơ bản 19 người; bồi dưỡng kiến thức kế toán cơ bản 82 người.
Bên cạnh việc thường xuyên tổ chức các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ, công chức. Năm 2012, Cục thuế đã ban hành quyết định tuyển dụng 16 công chức đạt kết quả tại kỳ thi tuyển, xét tuyển công chức năm và tổ chức thành công lớp bồi dưỡng nghiệp vụ thuế cho công chức mới với hình thức đào tạo mới thi,
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 93 kiểm tra trắc nghiệm trên máy tính (dưới dạng thi trực tuyến) do Tổng cục thuế tổ chức.
- Đối với Thanh tra tỉnh Hưng Yên. Nhận thức được phạm vị thuộc thẩm quyền thanh tra của Thanh tra tỉnh rất rộng (thanh tra kinh tế xã hội, giải quyết đơn thư khiếu nại tố cáo, thanh tra phòng chống tham nhũng theo phạm vi quản lý nhà nước trên địa bàn tỉnh), Thanh tra tỉnh Hưng Yên đã tiến hành 05 lớp tập huấn chuyên đề liên quan đến việc thanh tra NNT trên địa bàn tỉnh. Các lớp tập huấn thường tập trung vào những nội dung thường xảy ra các sai phạm về thuế, truyền đạt kinh nghiệm trong quá trình thanh tra thuế cho đội ngũ cán bộ, thanh tra viên thường xuyên thực hiện thanh tra thuế. Qua đó, kỹ năng, trình độ của cán bộ thanh tra viên của Thanh tra tỉnh trong công tác thanh tra NNT ngày được nâng cao.
Tám là, công tác phối hợp với các ban, ngành trên địa bàn tỉnh được triển khai rất tích cực, nhất là công tác chống hành vi vi phạm, tội phạm về thuế. Thực hiện quy chế phối hợp số 2212/QCPH/TCCS-TCT ngày 26/8/2003 của Tổng cục Cảnh sát và Tổng cục thuế về công tác chống hành vi vi phạm, tội phạm trong lĩnh vực thuế, Cục thuế tỉnh đã phối hợp chặt chẽ với cơ quan công an (Phòng PC15- Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh) để phát hiện nhanh, xử lý kịp thời các vụ việc vi phạm về thuế, góp phần răn đe và giáo dục các NNT có hành vi vi phạm về tính nghiêm minh của pháp luật, đồng thời ngăn chặn và ngăn ngừa các hành vi mua bán hoá đơn bất hợp pháp, trốn thuế.
4.2.2 Những hạn chế và nguyên nhân
4.2.2.1 Những hạn chế
Thanh tra thuế thời gian qua đã đạt được một số hiệu quả nhất định, tuy nhiên, trong thực tế, thanh tra thuế vẫn còn tồn tại một số hạn chế, tập trung chủ yếu ở một số vấn đề: chưa ngăn chặn và đẩy lùi được các hành vi gian lận của NNT; chưa bao quát hết các hành vi gian lận mới phát sinh, chưa mang tính răn đe cao mà nặng về số thuế truy thu. Các mặt tồn tại, hạn chế của thanh tra thuế biểu hiện cụ thể:
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 94
Một là, hạn chế về số lượng cuộc thanh tra được thực hiện. Thực tế cho thấy số lượng các cuộc thanh tra hiện nay còn quá ít so với yêu cầu được thanh tra và so với kế hoạch thanh tra đề ra. Trên địa bàn tỉnh Hưng Yên, số lượng doanh nghiệp ước tính khoảng hơn 4.000 doanh nghiệp thuộc nhiều ngành nghề (công nghiệp, thương mại, dịch vụ ). Số lượng doanh nghiệp được đưa vào kế hoạch thanh tra hàng năm khoảng 70 doanh nghiệp, nhưng hoạt động thanh tra thực tế lại chỉ tiến hành mỗi năm trung bình khoảng 60 đơn vị. Trong những năm qua, Cục thuế tỉnh Hưng Yên đều không thực hiện thanh tra NNT đảm bảo đủ số lượng NNT theo kế hoạch thanh tra đã được phê duyệt. Nguyên nhân là do việc xây dựng kế hoạch thanh tra năm không cân đối giữa số lượng cán bộ, thanh tra viên làm công tác thanh tra NNT trên địa bàn tỉnh, việc bố trí các đoàn thanh tra chưa thực sự phù hợp với năng lực, sở trường của từng cán bộ, thanh tra viên. Hoạt động thanh tra tại trụ sở NNT còn quá ít so với nhu cầu cần kiểm soát. Từđó việc thực hiện kế hoạch thanh tra hàng năm thường bị ảnh hưởng, kế hoạch thanh tra năm nay thường phải chuyển gối sang năm sau mới thực hiện. Chính vì vậy, công tác thanh tra thường chưa phát hiện kịp thời các sai phạm ngay sau khi xảy ra mà thường các sai phạm xảy ra một thời gian dài mới bị phát hiện làm cho hậu quả của sai phạm càng lớn và cách khắc phục cũng khó khăn hơn.
Hai là, hạn chế trong thời hạn tiến hành cuộc thanh tra. Theo quy định Luật Thanh tra, Luật Quản lý thuế, thời hạn thanh tra quy định là không quá 30 ngày/1 cuộc thanh tra bình thường và không quá 60 ngày/1 cuộc thanh tra đối với trường hợp phức tạp cần gia hạn. Thực tế cho thấy, một số cuộc thanh tra thuế do Cục thuế tiến hành thường không đảm bảo về thời hạn thanh tra theo luật định.
Ba là, hạn chế trong công tác xử lý sau thanh tra. Thời gian qua việc xử lý kết quả sau thanh tra của CQT còn chưa quyết liệt, các bộ phận liên quan chưa thực sự phối kết hợp trong việc đôn đốc, xử lý NNT tuân thủ kết luận thanh tra. Việc đôn đốc đơn vị nộp tiền vào ngân sách gặp khó khăn do đơn vị không có tiền nộp vào ngân sách, nguyên nhân cũng một phần so thiếu chế tài nghiêm minh để xử lý NNT chây ỳ, dây dưa.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 95 CQT chưa quyết liệt và chưa tìm ra giải pháp hữu hiệu trong việc đôn đốc thu hồi nợ thuế sau thanh tra; chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ phận chức năng như: kê khai, kế toán thuế và thu nợ; thiếu chế tài nghiêm minh để xử lý nên số thực nộp vào ngân sách nhà nước sau thanh tra, kiểm tra đạt tỷ lệ thấp so với số thuế truy thu theo biên bản. Theo số liệu được nêu trong Bảng 4.17 trong 3 năm (2011-2013) tỷ lệ nợđọng sau thanh tra chiếm 22,56% chứng tỏ mức độ tuân thủ kết luận thanh tra của NNT còn chưa cao đã làm ảnh hưởng không nhỏđến nguồn thu ngành thuế, là vấn đề nhức nhối cho không chỉ bộ phận thanh tra mà là vấn đề đau đầu cho CQT, làm giảm tính nghiêm minh trong công tác thanh tra, đồng thời thể hiện tính tuân thủ của NNT đang có dấu hiệu báo động.