Nghiên cứu về phân bón lá

Một phần của tài liệu đặc điểm sinh trưởng phát triển, năng suất của một số giống lúa và ảnh hưởng của phân bón lá đến giống lúa ht1 trồng vụ xuân 2014 tại lâm thao phú thọ (Trang 27)

Phân bón lá được sử dụng ở Việt Nam từđầu những năm 1980 của thế

kỷ trước, tuy nhiên phải đến năm 2000, thuật ngữ phân bón lá mới được chính thức đề cập trong các văn bản pháp qui của Nhà nước (Nghị định số

113/2003/NĐ-CP ngày 07/10/2003 và các thông tư, quyết định của Bộ Nông nghiệp và PTNT). Vũ Cao Thái (1996) cho rằng phân bón lá là một tiến bộ

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 19 Các loại phân bón qua lá là những hợp chất dinh dưỡng, có thể là các nguyên tố đa lượng, trung lượng hoặc vi lượng, được hoà tan trong nước và phun lên cây để cây hấp thụ Bón phân qua lá, phân phát huy hiệu lực nhanh và tỷ lệ cây sử dụng chất dinh dưỡng thường đạt ở mức cao, cây sử dụng đến 95% chất dinh dưỡng bón qua lá, trong khi bón qua đất cây chỉ sử dụng 45- 50% (Nguyễn Văn Uyển, 1995).

Cũng theo Vũ Hữu Yêm (1995), về mặt số lượng nguyên tố vi lượng cây cần không nhiều nhưng mỗi nguyên tố đều có vai trò xác định và không thể thay thế trong đời sống của câỵ Chúng có vai trò xúc tác, là nhóm ngoài của enzim hoặc là chất hoạt hóa của emzim, làm thay đổi đặc tính lý hóa của chất nguyên sinh tế bào cây và ảnh hưởng đến tốc độ, chiều hướng của phản

ứng sinh hóạ

Còn theo Nguyễn Văn Luật (2005), nếu xét khía cạnh bền vững và lành mạnh môi trường thì phân vi sinh, phân hữu cơ bón lá và các phân tương tự

khác cần được nghiên cứu và đưa vào sản xuất nông nghiệp có ý nghĩa lớn trong việc phát triển nông nghiệp bền vững.

Vũ Quang Vịnh (2004) cho thấy: khi phun Pomior cây dứa cho tỷ lệ ra hoa tăng 32% và năng suất cao hơn phun nước (đối chứng) 8,37 tấn/hạ

Phun chế phẩm hữu cơ Penshibao (PSB) vào 3 giai đoạn (trước phân cành, trước ra hoa và sau hết hoa 10 ngày) cho cây đậu tương giống D912 đã tăng năng suất từ 0,81-2,74 tạ/ha (Vũ Quang Sáng và cộng sự, 2006).

Chế phẩm EMINA được ứng dụng rộng rãi trong sản xuất nông nghiệp, trên một số đối tượng cây trồng như: lúa, rau, đậu tương, dưa chuột,... EM phun cho cây lúa cũng có tác dụng tốt đối với lúa giống C70 trồng vụ xuân hè năm 1998, năng suất tăng 18,5% so với đối chứng phun nước (Trần Thị Hiền và cộng sự, 1999).

Phân bón lá phức hữu cơ Pomior đã được thử nghiệm trên diện rộng từ

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 20 trồng mang lại hiệu quả, giúp cây sinh trưởng phát triển tốt, chống sâu bệnh tốt hơn và cho năng suất cao (Hoàng Ngọc Thuận, 2005).

Theo Bùi Thị Hồng Vân (1995), phun phân bón lá Komic BFC 201 cho lúa mùa 1996 tại Mỹ Hưng - Thanh Oai, Hà Nội chiều cao cây lúa tăng 5%,

đẻ nhánh tăng 8% và tập trung, các yếu tố cấu thành năng suất tăng dẫn đến năng suất thực thu tăng 13% so đối chứng (phun nước).

Nghiên cứu trên lúa Bắc ưu khi ngập úng, bón 10 kg/sào Bắc Bộ kết hợp phun Pomior 3 lần thì sau 5 ngày lá non bắt đầu hình thành trở lại (Hoàng Ngọc Thuận và cộng sự, 1996).

Nghiên cứu trên cây lúa Hương thơm số 1 tại Can Lộc, Hà Tình, việc sử dụng phân bón lá, đặc biệt là phân bón lá Yogen Nọ2 giúp cây lúa sinh trưởng, phát triển tốt và cho năng suất cao hơn (Phan Kỳ, 2011).

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 21

Chương 2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Vật liệu nghiên cứụ

2.1.1.Giống: Gồm 7 giống lúa tham gia thí nghiệm:

- Giống QR14, QR15, QR16, QR18, VC, PY11: thuộc nhóm giống lúa thuần chất lượng, do Viện di truyền nghiên cứu chọn tạo, hiện nay đang được trồng thử nghiệm diện rộng.

- Giống HT1: giống lúa thuần chất lượng, hiện đang được gieo trồng phổ biến tại Lâm Thao, Phú Thọ (Đối chứng).

Một phần của tài liệu đặc điểm sinh trưởng phát triển, năng suất của một số giống lúa và ảnh hưởng của phân bón lá đến giống lúa ht1 trồng vụ xuân 2014 tại lâm thao phú thọ (Trang 27)