Năng suất của các giống tham gia thí nghiệm

Một phần của tài liệu đặc điểm sinh trưởng phát triển, năng suất của một số giống lúa và ảnh hưởng của phân bón lá đến giống lúa ht1 trồng vụ xuân 2014 tại lâm thao phú thọ (Trang 56)

- Các loại phân bón khác

3.1.11.Năng suất của các giống tham gia thí nghiệm

1 QR4 97,7 Gọn Hơi khoe Thẳng Thon dài Vàng sáng 25,3 2 QR5 97,3 Gọn Hơi khoe Thẳng Thon dài Vàng sáng 25,

3.1.11.Năng suất của các giống tham gia thí nghiệm

Năng suất luôn là mục tiêu quan trọng nhất của nhà chọn tạo giống và người sản xuất vì nó quyết định đến giá trị kinh tế của cây trồng. Vì vậy, yếu tố

năng suất là chỉ tiêu được quan tâm trong nghiên cứu và trong sản xuất. Ngoài ra, năng suất là một chỉ tiêu tổng hợp phản ánh đầy đủ tình hình sinh trưởng, phát triển trong quá trình sinh sống của cây trồng. Năng suất phụ thuộc vào điều kiện thâm canh, các biện pháp kỹ thuật tác động, điều kiện thời tiết,…và quan trọng, nó phụ thuộc vào đặc tính của giống cây trồng. Qua nghiên cứu các chỉ

tiêu về năng suất chúng tôi thu được kết quảở bảng 3.11.

Bảng 3.11. Năng suất của các giống lúa vụ Xuân 2014 tại Lâm Thao – Phú Thọ Chỉ tiêu Giống NSLT (tạ/ha) NSTT (tạ/ha) % so với đối chứng QR14 58,76 52,30 108,02 QR15 71,32 59,64 123,17 QR16 66,47 54,35 112,25 QR18 63,67 54,07 111,66 VC 55,45 49,43 102,09 PY11 56,02 49,67 102,57 HT1 (ĐC) 54,08 48,42 100,00 LSD5% 4,974 CV% 5,3

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 48 Số liệu bảng 3.11 cho thấy:

- Năng suất lý thuyết: Năng suất lý thuyết được hình thành bởi các yếu tố cấu thành năng suất: số bông/m2, số hạt chắc/bông, trọng lượng 1000 hạt. Năng suất lý thuyết cho biết tiềm năng năng suất của các giống. Qua số liệu năng suất lý thuyết của các giống thí nghiệm chúng tôi thấy năng suất lý thuyết của các giống dao động từ 48,42 tạ/ha (HT1) đến 71.84 tạ/ha (QR15). Như vậy, năng suất lý thuyết của các giống thí nghiệm đều cao hơn so với giống đối chứng.

- Năng suất thực thu: Năng suất thực thu là kết quả thực tế của quá trình sản xuất. Chỉ tiêu này đánh giá chính xác quá trình sinh trưởng phát triển các giống. Thông thường năng suất thực thu nhỏ hơn năng suất lý thuyết sự

chênh lệch này nhiều hay ít phụ thuộc vào độ rụng hạt của giống, thời điểm thu hoạch. Qua bảng 3 .11 chúng tôi thấy năng suất thực thu của các giống dao động từ 45.21 tạ/ha (HT1) đến 56.40 tạ/ha (QR15). Tất cả các giống tham gia thí nghiệm đều có năng suất thực thu cao hơn so với giống đối chứng, sự sai khác này ở mức có ý nghĩa thống kê.

- % năng suất so với đối chứng: Đây là chỉ tiêu để so sánh năng suất của các giống so với đối chứng. Phần trăm năng suất thực thu của các giống đều lớn hơn so với đối chứng, giống lớn hơn nhiều nhất là 24,75% (QR15), giống lớn hơn nhỏ nhất là 3,37% (VC).

Một phần của tài liệu đặc điểm sinh trưởng phát triển, năng suất của một số giống lúa và ảnh hưởng của phân bón lá đến giống lúa ht1 trồng vụ xuân 2014 tại lâm thao phú thọ (Trang 56)