Khả năng tích lũy vật chất khô của các giống thí nghiệm

Một phần của tài liệu đặc điểm sinh trưởng phát triển, năng suất của một số giống lúa và ảnh hưởng của phân bón lá đến giống lúa ht1 trồng vụ xuân 2014 tại lâm thao phú thọ (Trang 49)

- Các loại phân bón khác

3.1.7.Khả năng tích lũy vật chất khô của các giống thí nghiệm

Chất khô là chất hữu cơ tạo ra được từ quá trình hút dinh dưỡng từđất và quang hợp của cây xanh, trong đó, 80-90% chất khô trong cây xanh được tạo thành do quá trình quang hợp. Khả năng tích lũy chất khô của cây lúa và sự vận chuyển các chất hữu cơ từ cơ quan sinh trưởng về cơ quan sinh sản là cơ sở cho việc tạo ra năng suất hạt. Chính vì vậy, khả năng tích lũy vật chất khô càng cao thì tiêm năng cho năng suất càng lớn. Chất khô của cây lúa tích lũy tại những thời điểm quan trọng như: đẻ nhánh rộ, kết thúc làm đòng, kết thúc trỗ và trước khi thu hoạch cho phép đánh giá quá trình quang hợp tạo ra các chất hữu cơ tích lũy lại trong tất cả các cơ quan bộ phận của cây, quyết

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 41

Bảng 3.7. Khả năng tích lũy chất khô của các giống lúa thí nghiệm vụ Xuân 2014 tại Lâm Thao – Phú Thọ

Đơn vị tính: g/khóm STT Giống Thời kỳ Đẻ nhánh rộ Kết thúc làm đòng Kết thúc trỗ Thu hoạch 1 QR14 5,37 10,36 20,15 36,80 2 QR15 5,56 10,74 21,11 39,07 3 QR16 4,85 10,07 19,80 37,27 4 QR18 4,72 9,79 19,93 37,42 5 VC 4,44 9,10 17,41 34,11 6 PY11 4,60 9,23 18,43 35,11 7 HT1(đc) 4,87 9,43 18,80 35,16 LSD0,05 0,.468 0,931 1,663 3,491 CV% 5,4 5,3 4,8 5,4 Kết quả nghiên cứu về khả năng tích ũy chất khô thể hiện ở bảng 4.7 cho thấy: khổi lượng chất khô của các giống tăng dần từ thời kỳ đẻ nhánh rộ

và đạt cao nhất vào thời kỳ thu hoạch.

Giai đoạn đẻ nhánh rộ: Lượng chất khô tích lũy còn thấp, đạt 4,44 g/khóm (giống VC) đến 5,56 g/khóm (giống QR15). Trong đó, các giống QR14, QR15 có lượng chất khô cao hơn có ý nghĩa ở mức tin cậy 95% so với đối chứng HT1, giống VC có khối lượng chất khô thấp hơn đối chứng, các giống còn lại sai khác so với đối chứng không có ý nghĩa về mặt thống kê.

Giai đoạn kết thúc làm đòng: Thời kỳ này lượng chất khô các giống

đều tăng lên đáng kể, dao động từ 9,10 g/khóm (giống VC) đến 10,74 (giống QR15). Trong các giống tham gia thí nghiệm, có các giống QR14, QR15, có lượng chất khô cao hơn so với đối chứng HT1, các giống còn lại tương đương với đối chứng.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 42 Giai đoạn kết thúc trỗ: Đây là giai đoạn khá quan trọng, quyết định chủ

yếu đến năng suất hạt sau nàỵ Giai đoạn này các giống đều tăng lượng chất khô đáng kể, lượng chất khô các giống tham gia thí nghiệm dao động từ 17,41 g/khóm ( giống VC) đến 21,11 g/khóm (giống QR15). So với đối chứng, chỉ

có giống QR15 có lượng chất khô cao hơn có ý nghĩa, các giống còn lại tương

đương với đối chứng ở độ tin cậy 95%.

Giai đoạn thu hoạch: Thời kỳ này cây lúa đạt cực đại về lượng chất khô tích lũỵ Lượng chất khô các giống thí nghiệm dao động trong khoảng từ 34,11 g/khóm (giống VC) đến 39,07 (giống QR15). So với đối chứng HT1, chỉ có giống QR15 có lượng chất khô tích lũy được cao hơn có ý nghĩa ở độ

tin cậy 95%, các giống còn lại tương đương với đối chứng.

Một phần của tài liệu đặc điểm sinh trưởng phát triển, năng suất của một số giống lúa và ảnh hưởng của phân bón lá đến giống lúa ht1 trồng vụ xuân 2014 tại lâm thao phú thọ (Trang 49)