Ảnh hưởng của phân bón lá đến năng suất của giống HT

Một phần của tài liệu đặc điểm sinh trưởng phát triển, năng suất của một số giống lúa và ảnh hưởng của phân bón lá đến giống lúa ht1 trồng vụ xuân 2014 tại lâm thao phú thọ (Trang 67)

- Các loại phân bón khác

3.2.8.Ảnh hưởng của phân bón lá đến năng suất của giống HT

1 QR4 97,7 Gọn Hơi khoe Thẳng Thon dài Vàng sáng 25,3 2 QR5 97,3 Gọn Hơi khoe Thẳng Thon dài Vàng sáng 25,

3.2.8.Ảnh hưởng của phân bón lá đến năng suất của giống HT

Qua nghiên cứu các chỉ tiêu về năng suất của các công thức thí nghiệm chúng tôi thu được kết quảở bảng 3.20

Bảng 3.20. Ảnh hưởng của phân bón lá đến năng suất của giống HT1 trồng vụ xuân 2014 tại Lâm Thao – Phú Thọ

Stt Công thức NSLT (tạ/ha) NSTT (tạ/ha) % so với đối chứng 1 Phun nước (đc) 55,91 50,22 100.00 2 Humic 64,98 53,45 106.43 3 VX09 67,84 58,69 116.86 4 X-1 64,90 56,67 112.85 LSD0.05 6,126 CV% 5,6 Ghi chú: NSLT : năng suất lý thuyết NSTT : năng suất thực thu Năng suất lý thuyết: Từ kết quả của các yếu tố cấu thành năng suất chúng tôi thu được năng suất lý thuyết của các công thức tham gia thí nghiệm như sau: Năng suất lý thuyết cao nhất là ở công thức 3 (phun phân bón lá VX09) đạt 69,71 tạ/ha, tiếp đó là công thức 4 (phun phân bón lá X1) đạt 66,99 tạ/ha, công thức 2 (phun chế phẩm Humic) đạt 64,50 tạ/ha và công thức 1 đối chứng (phun nước lã) đạt tương ứng 57,24 tạ/hạ

Năng suất thực thu: Từ kết quả thu được ở bảng 3.20 cho thấy các công thức có sử dụng phân bón lá đều có năng suất thực thu cao hơn so với công thức đối chứng (phun nước lã), tuy nhiên chỉ có công thức phun VX09

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 59 và X1 cho năng suất thực thu cao hơn đối chứng ở mức có ý nghĩa thống kê. Trong đó, năng suất thực thu cao nhất là ở công thức 3 (phun phân bón lá VX09) đạt 58,69 tạ/ha, cao hơn công thức đối chứng (phun nước lã) là 8,47 tạ/hạ Tiếp theo là công thức 4 (phun phân bón lá X1) đạt 56,67 tạ/ha cao hơn công thức đối chứng 6,45 tạ/hạ Công thức 2 (phun chế phẩm Humic) đạt 53,54 tạ/ha cao hơn công thức đối chứng 3,23 tạ/hạ

Như vậy, ta có thể khẳng định rằng việc bổ sung thêm dinh dưỡng qua bộ lá như phân bón lá VX09, X1, chế phẩm Humic có ảnh hưởng tích cực đến quá trình sinh trưởng, phát triển và hình thành năng suất của giống lúa HT1, trong đó, phân bón lá mang lại hiệu quả cao nhất là VX09 và X1.

Một phần của tài liệu đặc điểm sinh trưởng phát triển, năng suất của một số giống lúa và ảnh hưởng của phân bón lá đến giống lúa ht1 trồng vụ xuân 2014 tại lâm thao phú thọ (Trang 67)