Thời gian sinh trưởng và phát triển của cây lúa

Một phần của tài liệu đặc điểm sinh trưởng phát triển, năng suất của một số giống lúa và ảnh hưởng của phân bón lá đến giống lúa ht1 trồng vụ xuân 2014 tại lâm thao phú thọ (Trang 39)

- Các loại phân bón khác

3.1.2.Thời gian sinh trưởng và phát triển của cây lúa

Thời gian sinh trưởng của cây lúa phụ thuộc vào thời vụ gieo cấy, giống, điều kiện sinh thái, phương thức gieo cấy, chế độ chăm sóc,… Tìm hiểu về thời gian sinh trưởng của giống là cơ sở để xác định thời vụ gieo cấy, cơ cấu giống, luân canh tăng vụ cũng như có các biện pháp kỹ thuật tác động bổ trợ cho các quá trình sinh trưởng của câỵ

Mỗi giống trải qua quá trình sinh trưởng phát triển là khác nhaụ Các giai đoạn này do đặc tính di truyền của giống quy định, đồng thời các yếu tố

ngoại cảnh và điều kiện canh tác cũng có ảnh hưởng nhất định. Thời gian sinh trưởng của các giống được thể hiện qua bảng 4.2:

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 31

Bảng 3.2: Thời gian trải qua các giai đoạn các giai đoạn sinh trưởng phát triển của các giống thí nghiệm Giống Thời gian từ…đến… (ngày) Gieo đến cấy Cấy đến BRH X BRH X đến BDĐN BDĐN đến KTĐ N KTĐ N đến BĐT BĐT đến KTT KTT đến CHT TGST QR14 20 8 22 34 24 6 24 138 QR15 20 8 21 35 25 5 22 136 QR16 20 8 23 33 25 6 24 139 QR18 20 8 24 32 26 6 24 140 VC 20 8 23 31 24 5 23 134 PY11 20 8 24 32 25 5 23 137 HT1 20 8 22 32 25 5 23 135 Ghi chú: BRHX: bén rễ hồi xanh BĐT: bắt đầu trỗ BĐĐN: bắt đầu đẻ nhánh KTT: kết thúc trỗ

KTĐN: kết thúc đẻ nhánh CHT: chin hoàn toàn

Thời gian từ gieo đến nhổ cấy là giai đoạn đầu tiên của quá trình sinh trưởng sinh dưỡng. Giai đoạn này có ý nghĩa đáng kể trong toàn bộ quá trình sinh trưởng của câỵ Giai đoạn này cây sống chủ yếu bằng dinh dưỡng trong hạt. Cuối giai đoạn, cây chuyển từ tự dưỡng sang dị dưỡng nên cần dinh dưỡng đầy đủ. Giai đoạn này ở vụ xuân, thời tiết lạnh nên kéo dài hơn so với vụ mùa, các giống đều qua 20 ngày mới kết thúc giai đoạn mạ.

Thời gian từ cấy đến bén rễ hồi xanh là giai đoạn cần thiết để cây phục hồi chức năng rễ và hút dinh dưỡng. Thời kỳ này phụ thuộc vào giống, điều kiện thời tiết, độ sâu khi cấy,…. Qua theo dõi, chúng tôi thấy tất cả các giống

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 32 Thời gian từ bén rễ hồi xanh đến bắt đầu đẻ nhánh: Thời gian bắt đầu

đẻ nhánh của cây phụ thuộc vào mạ, điều kiện ngoại cảnh như: nhiệt độ, ánh sáng, kỹ thuật cấy, …. Thời gian này càng ngắn, cây lúa đẻ nhánh sớm, sẽ quyết định đến số dảnh hữu hiệu, số bông sau nàỵ Do điều kiện thời tiết vụ Xuân 2014 thời tiết lạnh kéo dài, trời âm u, thiếu ánh sáng nên giai đoạn bén rễ hồi xanh đến bắt đầu đẻ nhánh của các giống đều khá dài, từ 21 đến 24 ngày, trong đó giống có thời gian bén này dài nhất là QR18 và PY11, ngắn nhất là QR15 (21 ngày).

Thời gian từ bắt đầu đẻ nhánh đến kết thúc đẻ nhánh là thời gian quan trọng, quyết định đến số dảnh hữu hiệu, số bông/ khóm, chỉ số diện tích lá,….

Đẻ nhánh là đặc tính chịu nhiều tác động bởi điều kiện ngoại cảnh, các biện pháp kỹ thuật áp dụng. Tuy nhiên, nó chịu chi phối rát lớn bởi đặc tính của giống. Thời gian đẻ nhánh của giống càng ngắn thì cây đẻ càng tập trung, số

nhánh hữu hiệu càng caọ Do đó, nghiên cứu về giai đoạn này giúp ta nắm

được đặc điểm của quá trình đẻ nhánh của các giống, từđó có những đánh giá bước đầu vềđặc tính của các giống trong thí nghiệm. Qua theo dõi, chúng tôi nhận thấy: Các giống có thời gian đẻ nhánh dao động từ 31 ( giống VC) đến 35 ngày ( giống QR15), So với đối chứng, chỉ có giống QR15 là có thời gian

đẻ nhánh dài hơn, các giống còn lại đều có thời gian đẻ nhánh ngắn hơn. Thời kỳ này các giống đều có thời gian đẻ nhánh kéo dài hơn 30 ngày nên xuất hiện nhiều số nhánh vô hiệu, ảnh hưởng đến năng suất.

Thời gian từ kết thúc đẻ nhánh đến trỗ là thời gian cây lúa chuyển từ

giai đoạn sinh trưởng sinh dưỡng sang sinh trưởng sinh thực. Ở thời kỳ này cây lúa chuyển sang thời kỳ làm đốt, làm đòng. Thời kỳ này là thời kỳ phân hóa và hình thành cơ quan sinh sản, có ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất lúạ Qua theo dõi, chúng tôi nhận thấy, hầu hết các giống đều có thời gian từ kết thúc đẻ nhánh đến bắt đầu trỗ dao động trong khoảng 24 đến 26 ngàỵ Giống có thời gian từ kết thúc đẻ nhánh đến trỗ ngắn nhất là giống QR14 và VC (24 ngày), dài nhất là giống QR18 (26 ngày).

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 33 Thời gian trỗ bông là thời gian nhạy cảm của cây lúạ Thời gian này kéo dài thì nguy cơ gặp rủi ro càng cao, do đó, hướng chọn giống hiện nay là chọn những giống có thời gian trỗ ngắn. Việc nghiên cứu thời gian trỗ giúp xác định, bố trí thời vụ hợp lý, tránh trỗ vào các thời điểm gặp các điều kiện bất lợị Bảng 4.2 cho thấy: Thời gian trỗ bông của các giống dao động từ 5- 6 ngàỵ Trong đó, các giống như:QR14, QR16, QR18 có thời gian trỗ dài hơn

đối chứng và các giống khác.

Thời gian từ kết thúc trỗ đến chin hoàn toàn: Đây là giai đoạn cuối cùng của quá trình sinh trưởng, phát triển của cây lúạ Ở giai đoạn này, các hoạt động của cây như tốc độ ra lá, chiều cao cây ngừng hẳn, chất dinh dưỡng tập chung về nuôi hạt. Giai đoạn này quyết định đến trọng lượng của hạt, một yếu tố cấu thành năng suất. Giai đoạn này thường yêu cầu nhiệt độ cao vì nhiệt độ tăng thì quá trình vận chuyển các chất về hạt càng nhanh, thời gian chin rút ngắn. Từ những nghiên cứu về thời gian từ trỗđến chin, bố trí cơ cấu mùa vụ hợp lý sẽ mang lại hiệu quả kinh tế caọ Qua theo dõi thí nghiệm, chúng tôi nhận thấy: Thời gian chín của các giống dao động từ 22 đến 24 ngàỵ Giống có thời gian trỗđến chin ngắn nhất là QR15 (22 ngày), ít hơn đối chứng 1 ngàỵ Giống có thời gian từ trỗ đến chin dài nhất là các giống: QR15, QR16, QR18 (24 ngày), dài hơn đối chứng 2 ngàỵ Các giống còn lại có thời gian trong giai đoạn này tương đương với đối chứng.

Thời gian sinh trưởng: Đây là một chỉ tiêu quan trọng trong công tác chọn tạo giống. Xác đinh tổng thời gian sinh trưởng có ý nghĩa trong bố trí thời vụ, cơ cấu giống cây trồng, thâm canh tăng vụ, kế hoạch chăm sóc,…Căn cứ vào thời gian sinh trưởng để tác động các biện pháp kỹ thuật đúng lúc, kịp thời mang lại năng suất caọ Qua nghiên cứu chỉ tiêu này, chúng tôi thấy các giống có tổng thời gian sinh trưởng dao động từ: 134 đến 140 ngàỵ

Một phần của tài liệu đặc điểm sinh trưởng phát triển, năng suất của một số giống lúa và ảnh hưởng của phân bón lá đến giống lúa ht1 trồng vụ xuân 2014 tại lâm thao phú thọ (Trang 39)