Động thái tăng trưởng chiều cao cây

Một phần của tài liệu đặc điểm sinh trưởng phát triển, năng suất của một số giống lúa và ảnh hưởng của phân bón lá đến giống lúa ht1 trồng vụ xuân 2014 tại lâm thao phú thọ (Trang 42)

- Các loại phân bón khác

3.1.3.Động thái tăng trưởng chiều cao cây

Chiều cao cây là một trong những đặc tính quan trọng của cây lúạ Nó liên quan đến tính chồng đổ, chịu thâm canh, …Chiều cao cây của một giống

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 34 lúa mang tính chất di truyền, ngoài ra nó cũng chịu tác động bởi điều kiện ngoại cảnh như: môi trường, các biện pháp kỹ thuật,…

Quá trình tăng trưởng chiều cao diễn ra trong suốt quá trình từ gieo đến kết thúc trỗ. Ở mỗi giai đoạn khác nhau thì động thái tăng chiều cao của cây khác nhaụ Nghiên cứu về chiều cao cây giúp ta có cơ sở tác động các biện pháp kỹ thuật lên từng giống, bố trí vùng trồng, mật độ trồng thích hợp, và là một chỉ tiêu đánh giá trong công tác chọn tạo giống lúa mớị Qua quá trình nghiên cứu, theo dõi chúng tôi thu được kết quả thể hiện ở bảng dưới đây:

Bảng 3.3: Động thái tăng trưởng chiều cao của các giống lúa tham gia thí nghiệm vụ xuân 2014 tại Lâm Thao- Phú Thọ

Đơn vị: cm

Stt Giống Sau cấy …tuần

CCC 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 1 QR14 17,3 18,7 23,1 25,1 32,4 41,5 53,8 70,6 81,7 87,5 97,7 2 QR15 17,0 18,0 22,3 23,9 30,6 41,1 53,1 70,2 81,4 86,8 97,3 3 QR16 15,7 17,0 21,3 24,0 29,6 40,0 52,2 69,0 80,8 85,9 100,0 4 QR18 18,4 19,8 24,1 26,9 32,4 42,7 54,9 71,7 83,5 88,6 96,0 5 VC 14,9 16,3 20,7 24,1 28,9 39,3 51,5 68,3 80,1 84,5 95,7 6 PY11 18,7 18,9 23,2 26,9 31,5 41,8 54,0 70,8 82,6 87,7 94,0 7 HT1 17,9 19,3 23,6 26,7 31,9 42,2 54,4 71,2 83,0 88,1 99,7 LSD0,05 10,28 CV% 5,9 Tốc độ tăng chiều cao chậm từ tuần thứ 2 đến tuần thứ 6 do thời tiết lạnh trong suốt thời gian dài, có thời điểm nhiệt độ xuống dưới 100C, không thuận lợi cho cây lúa sinh trưởng. Sang tuần thứ 7, tốc độ tăng nhanh kéo dài đến tuần thứ 10, tuần 11 thì tốc độ tăng chiều cao chậm hơn và đạt đối đa khi cây lúa trỗ xong. Từ tuần thứ 2 đến tuần thứ 6 sau cấy, chiều cao của các giống có sự chênh lệch không đáng kể. Từ tuần thứ 9 đến khi cây đạt chiều cao tối đa, các giống bắt đầu có sự dao động về chiều caọ

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 35 Chiều cao cuối cùng là một chỉ tiêu hình thái để phân biệt các giống. Chiều cao cuối cùng là kết quả tăng trưởng chiều cao của các quá trình dưới tác động của ngoại cành, điều kiện canh tác, đất đai,… Đây là một chỉ tiêu quan trọng trong công tác chọn tạo giống vì nó liên quan đến tính chống đổ, chịu phân, chịu úng, và ảnh hưởng một phần đến năng suất. Từ số liệu bảng 4.3, ta thấy: các giống có chiều cao cây trung bình, dao động từ 94 cm (giống PY11) đến 100 cm (giống QR16).

Một phần của tài liệu đặc điểm sinh trưởng phát triển, năng suất của một số giống lúa và ảnh hưởng của phân bón lá đến giống lúa ht1 trồng vụ xuân 2014 tại lâm thao phú thọ (Trang 42)