- Các loại phân bón khác
1 QR4 97,7 Gọn Hơi khoe Thẳng Thon dài Vàng sáng 25,3 2 QR5 97,3 Gọn Hơi khoe Thẳng Thon dài Vàng sáng 25,
3.2.7. Ảnh hưởng của một số loại phân bón lá đến các yếu tố cấu thành năng suất của giống HT
năng suất của giống HT1
Năng suất lúa là yếu tố phản ánh kết quả sinh trưởng, phát triển của cây lúạ Trong một thí nghiệm, năng suất là chỉ tiêu được sử dụng đểđánh giá sự sai khác giữa các công thức trong thí nghiệm. Để có được năng suất cao thì cần phải tối ưu hoá được các yếu tố cấu thành năng suất như: Số bông/m2, số hạt chắc/bông và trọng lượng 1000 hạt. Kết quả theo dõi các yếu tố cấu thành năng suất của giống lúa HT1 dưới sự tác động của 3 loại phân bón lá trong điều kiện vụ xuân 2014 tại Lâm Thao, Phú Thọ thể hiện ở bảng dưới đây:
Bảng 3.19. Ảnh hưởng của phân bón lá đến các yếu tố cấu thành năng suất của giống HT1 trồng vụ xuân 2014 tại Lâm Thao – Phú Thọ
STT Công thức SB/m 2 (bông) P1000 hạt (g) Số hạt/bông (hạt) Số hạt chắc/bông (hạt) tỷ lệ lép (%) 1 Phun nước (đc) 193,00 21,67 167,19 133,67 20,05 2 Humic 200,33 22,58 172,90 143,67 16,91 3 VX09 205,67 22,14 175,12 149,00 14,91 4 X-1 202,00 22,26 172,05 144,33 16,11 LSD0.05 24,012 1,893 16,384 CV% 6,0 4,3 5,8
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 57 Từ kết quả thu được ở bảng 3.19 chúng tôi có những nhận xét sau:
Số bông/m2 ở các công thức thí nghiệm đều đạt ở mức cao hơn so với công thức đối chứng (phun nước lã). Số bông/m2 đạt cao nhất ở công thức 3 (phun phân bón lá VX09) là 205,67 bông/m2, thấp nhất là công thức đối chứng (phun nước lã) đạt 193,00 bông/m2. Tuy nhiên, sự sai khác về số
bông/m2 của các công thức so với đối chứng không có ý nghĩa thống kê. Về số hạt/bông: Các số liệu ở bảng 3 .19 cho thấy số hạt/bông giữa các công thức không có sự sai khác đáng kể, điều này có thể giải thích rằng số hạt/bông được quy định bởi đặc điểm của giống nên ít thay đổị Mặc dù vậy, công thức 3 (phun phân bón lá VX09) cho số hạt trung bình cao nhất, đạt 202,12 hạt/bông.
Về số hạt chắc/bông: Số hạt chắc/bông ở các công thức có sử dụng phân bón lá cao hơn công thức đối chứng (phun nước lã). Số hạt chắc/bông đạt lớn nhất ở công thức 3 (phun VX09), tiếp đến công thức 4 (phun X1) rồi đến công thức 2 (phun Humic). Tuy nhiên, sự sai khác giữa các công thức và với đối chứng không có ý nghĩa về mặt thống kê.
Trọng lượng 1000 hạt (P1000 hạt): Là yếu tốđược quy định bởi đặc tính di truyền của giống nên hầu như ít thay đổi trước sự tác động của điều kiện ngoại cảnh và kết quả thu được từ thí nghiệm này cũng nằm trong quy luật đó. P1000 hạt của các công thức tham gia thí nghiệm đều tương đương nhau và dao động từ 21,67g - 22,58g, trong đó cao nhất là công thức 2 (phun phân bón lá Humic), thấp nhất là công thức đối chứng.
Tỷ lệ hạt lép (%): Đây là yếu tố phụ thuộc vào đặc tính di truyền của giống nhưng cũng bị chi phối rất lớn bởi điều kiện thời tiết và chếđộ chăm sóc.
Để giảm tỷ lệ hạt lép cần bố trí thời vụ hợp lý, bón phân đúng lúc đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng cho cây đặc biệt là giai đoạn phân hoá mầm hoa và trổ. Qua số liệu tỷ lệ lép ở bảng 4.19 chúng tôi thấy tất cả các công thức có tỷ
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 58 thấp nhất là công thức phun chế phẩm VX 09 (14,91%).
Như vậy, việc sử dụng phân bón lá đã ảnh hưởng đến các yếu tố cấu thành năng suất so với không sử dụng phân bón lá về số bông/m2 và hạt chắc/bông, khối lượng P1000 hạt, tuy nhiên không có sự sai khác vẫn chưa tới mức có ý nghĩa thống kê.