Quá trình ra lá và kích thước lá đòng của các giống thí nghiệm

Một phần của tài liệu đặc điểm sinh trưởng phát triển, năng suất của một số giống lúa và ảnh hưởng của phân bón lá đến giống lúa ht1 trồng vụ xuân 2014 tại lâm thao phú thọ (Trang 44)

- Các loại phân bón khác

3.1.4.Quá trình ra lá và kích thước lá đòng của các giống thí nghiệm

Lá là nơi diễn ra quá trình quang hợp, tạo chất hữu cơ để nuôi câỵ Giống như chiều cao cây, lá là một trong những đặc điểm phân biệt giống.

Đây là đặc điểm đặc trưng của từng giống, mỗi giống có đặc điểm riêng về

tổng số lá, hình dạng lá, màu sắc, kích thước,… Lá còn là nơi biểu hiện quá trình sinh trưởng của câỵ

Nghiên cứu đặc điểm bộ lá của cây giúp ta có thể chọn lọc ra những giống có những đặc điểm phù hợp với từng điều kiện, tiêu chí chọn giống,

đồng thời có được biện pháp kỹ thuật thích hợp tạo điều kiện thuận lợi cho lá quang hợp tốt nhất. Qua theo dõi chúng tôi thu được kết quảở bảng 3.4.

Nhìn chung, các giống đều có trên 3 lá khi đem cấỵ Số lá dao động từ

3,00 (giống PY11) đến 3,63 lá (giống QR14).

Giai đoạn bắt đầu đẻ nhánh, lá đóng vai trò quan trọng đối với cây lúạ

Đây là thời kỳ lá thực hiện chức năng quang hợp, tổng hợp chất hữu cơ cung cấp dinh dưỡng cho cây để thực hiện các quá trình sinh lý sinh hóa của câỵ Ngoài ra, lá lúa còn có chức năng thúc đẩy quá trình đẻ nhánh, hình thành nhánh mớị Thời kỳ này, điều kiện thời tiết khí hậu có ảnh hưởng đến tốc độ

ra lá, nhiệt độ càng cao, tốc độ ra lá càng nhanh. Qua theo dõi, chúng tôi nhận thấy: Số lá thời kỳ này dao động từ 5.37 lá (giống PY11) đến 5,93 lá (giống QR16). Số lá tăng nhanh góp phần thúc đẩy quá trình đẻ nhánh của cây sớm và tập trung.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 36

Bảng 3.4. Số lá/cây ở các thời kỳ và kích thước lá đòng của các giống trồng vụ xuân 2014 tại Lâm Thao – Phú Thọ

ĐVT: lá

STT Giống

Số lá/ cây ở các thời kỳ Chiều dài lá đòng (cm) Chiều rộng lá đòng (cm) Cấy BDĐN KTĐN BĐT (Tổng số lá/cây) 1 QR14 3,63 5,83 11,80 12,47 35,53 1,82 2 QR15 3,50 5,90 12,10 12,73 38,80 1,75 3 QR16 3,40 5,93 11,93 12,53 36,88 1,59 4 QR18 3,23 5,77 12,10 12,60 36,35 1,56 5 VC 3,43 5,60 11,67 12,40 35,85 1,53 6 PY11 3,00 5,37 11,53 12,10 34,98 1,48 7 HT1 đ/c) 3,60 5,90 12,17 12,67 37,36 1,75 LSD0,05 1,388 CV% 6,3 Ghi chú: BĐĐN : bắt đầu đẻ nhánh KTĐN : Kết thúc đẻ nhánh BĐT : bắt đầu trỗ

Giai đoạn kết thúc đẻ nhánh: Thời kỳ này quá trình đẻ nhánh của cây dừng hẳn. Cây lúa chuyển sang giai đoạn sinh trưởng sinh thực, cây bắt đầu làm đòng, làm đốt. Lá ở giai đoạn này ngoài nhiệm vụ quang hợp còn có quan hệ với sự hình thành đòng và lớn lên của thân. Ở thời kỳ này, số lá tăng rất nhanh, bảng 4.4 cho thấy giống có số lá nhiều nhất là đối chứng HT1 (12,17 lá). Các giống tham gia thí nghiệm đều có số lá thấp hơn so với đối chứng, giống có số lá thấp nhất là PY11 (11,53 lá).

Giai đoạn bắt đầu trỗ (tổng số lá): đây là kết quả của quá trình ra lá từ

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 37

định. Vì vậy, qua tổng số lá ta có thể phân biệt được các giống. Quá trình theo dõi thí nghiệm cho thấy: giống có tổng số lá nhiều nhất là QR15 với 12,73 lá, trong khi giống có số lá thấp nhất là VC với 12,10 lá, giống đối chứng HT1 với 12,67 lá. Như vậy, so với đối chứng, các giống có tổng số lá trên cây chênh lệch nhau nhưng không đáng kể, không có ý nghĩa về mặt thống kê.

Tổng số lá trên cây dao động từ 12-13 lá nhưng trên cây chỉ duy trì 4-5 lá xanh do lá ra trước chết đi khi lá mới rạ Mỗi thời kỳ sinh trưởng, vai trò chức năng của lá là khác nhau, nhưng những lá cuối cùng có vai trò hết sức quan trọng. Kích thước của những lá này, đặc biệt là lá đòng có ảnh hưởng rất lớn đến trọng lượng hạt, từ đó ảnh hưởng đến năng suất. Vì vậy, chúng tôi đã nghiên cứu chỉ tiêu kích thước lá đòng. Lá đòng là lá cuối cùng của cây tồn tại cho đến khi thu hoạch.

Chiều dài lá đòng: Đây là một đặc tính di truyền, đặc trưng riêng từng giống. Lá đòng càng dài, diện tích lá càng tăng. Qua số liệu bảng 4.4 ta thấy: chiều dài lá đòng của các giống dao động từ 34,98 cm đến 38,80 cm. Trong

đó, giống QR15 có chiều dài lá đòng lớn nhất, dài hơn so với đối chứng 1,44 cm, các giống khác đều có chiều dài lá đòng thấp hơn đối chứng HT1.

Chiều rộng lá đòng của các giống thí nghiệm có sự chênh lệch nhưng không đáng kể. Giống có chiều rộng lá đòng cao nhất là QR14 với 1,82 cm, cao hơn so với đối chứng. Các giống còn lại có chiều rộng lá đòng thấp hơn hoặc bằng đối chứng (1,75cm).

Một phần của tài liệu đặc điểm sinh trưởng phát triển, năng suất của một số giống lúa và ảnh hưởng của phân bón lá đến giống lúa ht1 trồng vụ xuân 2014 tại lâm thao phú thọ (Trang 44)