Thực trạng công bố thông tin trên thị trường chứng khoán Việt Nam

Một phần của tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa giá cổ phiếu và thông tin trên báo cáo tài chính của các công ty việt nam khảo sát thực nghiệm qua mô hình OHLSON (Trang 46)

Nam

Theo Lê Hoàng Phúc (2012), sau 12 năm đi vào hoạt động, thị trường chứng khoán Việt Nam đã có những bước phát triển đáng kể. Theo báo cáo của Ủy ban Chứng khoán nhà nước (UBCKNN), số lượng các công ty niêm yết trên sàn chứng khoán đã tăng từ 5 công ty lên hơn 700 công ty, giá trị vốn hóa thị trường chiếm hơn 42% tổng sản phẩm quốc nội. Bên cạnh đó, các ngân hàng, công ty tài chính, công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ, các doanh nghiệp bảo hiểm, quỹ đầu tư tham gia thị trường đã góp phần hình hành một hệ thống các NĐT chuyên nghiệp.

Sự phát triển của TTCK Việt Nam đòi hỏi sự phát triển đồng bộ nhiều yếu tố, trong đó, nổi lên vấn đề là việc công bố thông tin của các công ty niêm yết trên sàn chứng khoán. Hiện nay, việc công bố thông tin của các công ty niêm yết trên TTCK Việt Nam được thực hiện theo Luật Chứng Khoán và Thông tư 52/2012/TT-BTC ban hành ngày 05/04/2012 của Bộ Tài Chính. Xét về quy trình và thực tiễn, việc trình bày và công bố thông tin của các công ty niêm yết hiện nay tồn tại một số bất cập làm ảnh hưởng khá nghiêm trọng đến tính minh bạch, công khai và sự phát triển bền vững của TTCK Việt Nam, cụ thể như sau:

 Báo cáo biến động vốn chủ sở hữu chưa được trình bày thành một báo cáo riêng biệt theo thông lệ quốc tế.

 Việc trình bày BCTC cho số liệu của 2 năm như quy định hiện nay làm hạn chế về thông tin để NĐT có thể có đánh giá xác thực hơn về khả năng và xu hướng phát triển của công ty. Hiện nay, đa phần các BCTC của các công ty trên TTCK quốc tế (Unilever hay P&G chẳng hạn) trình bày 3 năm liên tục cho năm hiện tại và 2 năm liền trước đó.

 Việc gộp doanh thu và chi phí tài chính vào lãi/lỗ hoạt động kinh doanh trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh vừa không phù hợp với thông lệ quốc tế, vừa tạo ra sự nhập nhằng và thiếu minh bạch về thông tin, thậm chí hiểu nhầm cho NĐT, khi các khoản lãi/lỗ bán cổ phiếu vốn không phải của hoạt động mang tính thường xuyên của công ty lại được hiểu là kết quả hoạt động kinh doanh chủ yếu của công ty.

 Phương pháp lập chỉ tiêu lãi trên cổ phiếu (EPS) chưa phản ánh đúng nội dung của chỉ tiêu này trong trường hợp công ty trích lập các quỹ khen thưởng phúc lợi. Theo cách tính hiện tại thì lãi dùng để tính EPS bao gồm cả các khoản trích quỹ khen thưởng phúc lợi không thuộc cổ đông. Theo quy định của IAS 33 - Lãi trên cổ phiếu – thì lãi dùng để tính EPS phải trừ các khoản lãi không dành cho cổ đông phổ thông (phần phân phối lợi nhuận vào các

quỹ doanh nghiệp). Những khoản thưởng này sẽ được tính vào chi phí để trừ ra khỏi lãi cho việc tính EPS.

 Một số chỉ tiêu hữu ích cho NĐT chưa được thuyết minh đầy đủ trên Bản thuyết minh BCTC, ví dụ như các khoản đầu tư tài chính được các công ty niêm yết thuyết minh khá sơ sài theo yêu cầu thuyết minh tại chỉ tiêu V.02 và V.13 và các thông tin về trái phiếu chuyển đổi của các công ty niêm yết chưa được yêu cầu tại mục V.20 trên Bản thuyết minh BCTC

 Trên báo cáo thường niên, các số liệu tài chính quan trọng chỉ trình bày 2 hoặc 3 năm là rất hạn chế về ý nghĩa so sánh. Để đánh giá đầy đủ về một công ty, các NĐT cần đánh giá các số liệu thuận tiện nhất cho việc so sánh của ít nhất là 4-5 năm gần nhất, thậm chí là 10 năm. Báo cáo thường niên 2009 của P&G trình bày 11 năm từ năm 2009 đến năm 1999. Ngoài ra, vấn đề quản trị rủi ro cũng chưa được xem như là một nội dung trình bày trên báo cáo thường niên

 Sự chênh lệch đáng kể số liệu tài chính trước và sau kiểm toán của các công ty niêm yết. Trường hợp năm 2010, Công ty cổ phần tập đoàn Sara (SRB), với tỷ lệ hơn 60%. Lợi nhuận sau thuế của SRB chỉ còn 1,4 tỷ đồng so với trên 3,7 tỷ đồng trước đó. Một trong những nguyên nhân chính dẫn tới chênh lệch được kiểm toán đưa ra là việc trích lập dự phòng các khoản đầu tư dài hạn; công nợ chưa được đối chiếu đầy đủ...Thậm chí, có trường hợp chuyển từ lãi thành lỗ không thể tin nổi như trường hợp Công ty cổ phần hàng hải Đông Đô lợi nhuận sau thuế năm 2010 trước kiểm toán là 473,6 triệu nhưng theo BCTC sau kiểm toán bị lỗ đến 74,3 tỉ đồng…

 Công bố thông tin không đúng hạn. Năm 2011, công ty chứng khoán Mê Kông xin dời đến 29/4 vì nguyên nhân công ty nâng cấp hệ thống, sai sót số liệu kế toán. Công ty cổ phần xi măng Hà Tiên 1 (HT1) gia hạn thời gian công bố BCTC năm 2010 đến 25/4/2011 với lý do tương tự. Thậm chí có

công ty niêm yết xin gia hạn thời gian công bố BCTC đã kiểm toán năm 2010 chậm đến 1 tháng như Công ty cổ phần Dược phẩm Cửu Long (DCL) gia hạn thời gian công bố BCTC đến 13/5/2011 với lý do “ phần mềm kế toán của công ty đang bị lỗi”…

Tóm lại, qua khảo sát và đánh giá thực trạng về quy định và thực tế nội dung thông tin và công bố thông tin định kỳ về BCTC của các công ty niêm yết trên TTCK Việt Nam hiện nay, có thể thấy nổi lên ba vấn đề sau:

i. Nội dung thông tin định kỳ về BCTC phải công bố theo quy định còn một số bất cập như: hệ thống báo cáo chưa theo thông lệ quốc tế; thông tin so sánh trên báo cáo còn giới hạn; trình bày và tính toán một số chỉ tiêu trên báo cáo chưa phù hợp với thông lệ; một số thông tin cần thiết chưa được yêu cầu công bố.

ii. Lỗ hổng về tính trung thực của thông tin công bố, khi sự có chênh lệch đáng kể số liệu tài chính trước và sau kiểm toán cùng với việc công bố lập lờ, thậm chí là không công bố các thông tin bất thường của các công ty niêm iii. Ngày càng có nhiều công ty niêm yết chưa tuân thủ các quy định về phương

tiện, hình thức và thời điểm công bố thông tin.

Một phần của tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa giá cổ phiếu và thông tin trên báo cáo tài chính của các công ty việt nam khảo sát thực nghiệm qua mô hình OHLSON (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)