Công ty niêm yết (Doanh nghiệp)

Một phần của tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa giá cổ phiếu và thông tin trên báo cáo tài chính của các công ty việt nam khảo sát thực nghiệm qua mô hình OHLSON (Trang 77)

Thông qua việc kiểm định mô hình Ohlson cho thấy thông tin kế toán có phản ánh giá cổ phiếu của doanh nghiệp, mà giá chính là yếu tố quyết định mua – bán của NĐT nên Doanh nghiệp cần phải:

 Cải thiện kết quả hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp mình bằng cách tăng doanh thu, giảm chi phí. Doanh nghiệp có thể áp dụng ma trận SWOT để phân tích điểm mạnh (S), điểm yếu (W) của Doanh nghiệp kết hợp với các yếu tố bên ngoài như thời cơ (O) và đe dọa (T) để đưa ra chiến lược thích hợp nhằm đem lại kết quả kinh doanh tốt nhất.

 Cần nâng cao nhận thức về vai trò cung cấp thông tin kế toán minh bạch, trung thực cho NĐT. Để làm được điều này cần tăng cường vai trò của Ban quản trị, của kiểm soát nội bộ trong việc phát hiện và ngăn ngừa hành vi bóp méo thông tin kế toán. Một nhân tốt khác không thể không kể đến để đảm bảo tính minh bạch của thông tin kế toán là kiểm toán viên độc lập. Thông thường các kiểm toán viên chuyên nghiệp có kiến thức sâu hơn về Tài chính – Kế toán so với các thành viên Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát, cho phép họ có phát hiện ra những thủ thuật tinh vi nhằm bóp méo thông tin tài chính. Kiểm toán viên cũng có tính độc lập hơn so với các thành viên của Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát.

 Cần nâng cao chất lượng của BCTC thông qua việc tập trung vào quản trị cấp cao, các quy tắc đạo đức của KSNB. Ví dụ như thiết lập hệ thống KSNB theo COSO nhằm nâng cao chất lượng BCTC thông qua việc tập trung vào quản trị cấp cao, các quy tắc đạo đức nhằm làm tăng giá trị và cải thiện các hoạt động của tổ chức thông qua các phương pháp tuần tự có hệ thống để đánh giá và cải thiện tính hiệu quả của các quy trình quản lý rủi ro và quản trị Doanh nghiệp.

 Cần có thông tin phản hồi cho UBCKNN, BTC về những hạn chế, tồn tại, thiếu sót của hệ thống chuẩn mực kế toán, văn bản pháp quy, quy định ảnh hưởng đến hoạt động của Doanh nghiệp, đồng thời cũng đưa ra các đề xuất nhằm giúp cho các cơ quan ban hành kịp thời, cập nhật chỉnh sửa cho phù hợp với điều kiện Việt Nam cũng như phù hợp với thông lệ quốc tế.

 Thông tin cần công bố với tần suất liên tục.

 Trình bày kế hoạch tài chính trong tương lai, ví dụ như 5 năm.

 Trình bảy rủi ro kinh doanh, rủi ro tài chính và các chính sách quản tị các rủi ro đó.

 Phân tích các chỉ tiêu chính và lập bảng thống kê dữ liệu tối thiểu là 5 năm hỗ trợ cho NĐT có dữ liệu nhanh chóng, và dữ liệu càng có giá trị hơn nữa khi có thêm số liệu so sánh với ngành, với đối thủ cạnh tranh.

 Chú trọng công tác quản trị Doanh nghiệp, phát triển hệ thống KSNB, kiểm toán nội bộ để đảm bảo cung cấp thông tin kế toán minh bạch, trung thực và hợp lý.

 Đối với thông tin tài chính định kỳ như Báo cáo quý, báo cáo bán niên và báo cáo năm, doanh nghiệp nên tổ chức hội thảo “minh bạch thông tin” để giải đáp những thắc mắc của cổ đông trong hoặc ngay sau ngày thông tin được công bố ra thị trường.

Một phần của tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa giá cổ phiếu và thông tin trên báo cáo tài chính của các công ty việt nam khảo sát thực nghiệm qua mô hình OHLSON (Trang 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)