Về việc công bố thông tin trên thị trường chứng khoán thì thông tư số 52/2012/TT-BTC ban hành ngày 05/04/2012 của Bộ Tài Chính đã quy định rõ việc công bố thông tin phải đầy đủ, chính xác và kịp thời. Mục 6, Điều 3 và Điều 5 trong thông tư 52 cũng cho phép Doanh nghiệp được đính chính, thay đổi thông tin đã công bố và tạm hoãn công bố thông tin kèm theo văn bản giải trình cho UBCKNN, SGDCK, điều này một mặt là điều kiện để Doanh nghiệp gởi đến NĐT thông tin chính xác hơn, tuy nhiên mặt khác cũng tạo ra nguy cơ dẫn đến thua lỗ cho NĐT vi thông tin đính chính có thể
gây hại cho giá chứng khoán và thông tư không nêu ra sẽ chế tài cho hành vi này như thế nào nên tác giả kiến nghị thêm khoản mục chế tài này tùy thuộc vào mức độ ảnh hưởng đến lợi ích của NĐT.
Trong danh mục báo cáo công bố thông tin định kỳ, thông tư 52 cũng đã quy định rất rõ ràng các loại báo cáo phải công bố đinh kỳ gồm: Báo cáo tài chính năm, quý (Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ, Thuyết minh báo cáo tài chính), Báo cáo thường niên, Báo cáo tình hình quản trị công ty… nhìn chung đã đầy đủ, tuy nhiên hiện nay Báo cáo tình hình quản trị của công ty chỉ nằm ở mức độ khuyến khích chứ chưa phải bắt buộc, điều này phần nào đã hạn chế thông tin của NĐT nên tác giả kiến nghị đưa loại Báo cáo này vào phần bắt buộc như Báo cáo tài chính.
Tuy hiện nay TTCK Việt Nam là một thị trường nhỏ, còn non yếu nhưng NĐT trong nước đang dần tiến ra thị trường quốc tế và NĐT nước ngoài cũng đang dần tiến vào thị trường nội địa nên BTC cần tiếp tục hoàn thiện hệ thống Chuẩn mực kế toán Việt Nam, xóa dần sự khác biệt giữa CMKT Việt Nam và CMKT quốc tế.
Thuyết minh BCTC là yêu cầu bắt buộc phải công bố, tuy nhiên lại không có quy định chung về mức độ chính xác, rõ ràng. Vì thế Doanh nghiệp sẽ công bố theo yêu cầu. Hơn nữa, thường thì thuyết minh BCTC sử dụng thuật ngữ chuyên ngành nên gây khó khăn cho NĐT không chuyên.
Số liệu trên Báo cáo thường niên: BCTC nên được trình bày số liệu trong vòng 5 năm, chẳng hạn báo cáo năm 2012 thì khi trình bày nên bao gồm số liệu các năm trước 2011, 2010, 2009, 2008, 2007. Việc cung cấp số liệu
nhiều năm như vậy giúp rất nhiều cho NĐT có cái tổng quát về tình hình hoạt động của Doanh nghiệp, NĐT không phải mất nhiều thời gian.
Các tỷ số tài chính nên được trình bày trên các báo cáo thường niên sẽ giúp NĐT có thông tin dễ dàng hơn, không phải mất thời gian thu thập số liệu và tính toán, đặc biệt hữu ích cho các NĐT có ít kiến thức về chứng khoán mà hiện nay số lượng NĐT này chiếm một phần đáng kể trên TTCK Việt Nam. Kiểm tra, giám sát, công bố danh sách các Doanh nghiệp kiểm toán có đủ
năng lực, uy tín đảm bảo chất lượng thông tin kế toán, tránh trường hợp thông tin đã công bố rồi nhưng lại xin thay đổi, điều chỉnh, ảnh hưởng đến lợi ích của NĐT.
Quy chế thưởng phạt các Doanh nghiệp niêm yết gian lận về TTKT: nâng mức xử phạt để chi phí (tiền xử phạt) lớn hơn lợi ích (động cơ) vi phạm. Vi phạm quy định với quy mô càng cao thì xử phạt càng nặng. Ngoài ra trong điều khoản phạt bổ sung có thể cấm DOANH NGHIỆP vi phạm không được phát hành trong thời gian một năm chẳng hạn. Chế tài thật mạnh đối với những hành vi tái phạm.
Thông tin trong báo cáo kế toán nên được diễn đạt đơn giản, phù hợp để cho người sử dụng (NĐT) có nhiều trình độ nhận thức khác nhau sử dụng được. Nên có các hướng dẫn chi tiết và rõ ràng hơn về vấn đề xác định giá trị thị
trường để lập dự phòng đầu tư tài chính, hàng tồn kho, chênh lệch tỷ giá, … từ đó tạo ra sự thống nhất giữa kế toán của DOANH NGHIỆP và cơ quan kiểm toán viên, giảm thiểu tình trạng chênh lệch lớn giữa số liệu kế toán và số liệu được kiểm toán trong thời gian qua.