Nhân tố thuộc về trách nhiệm xã hội của các phương tiện truyền thông đố

Một phần của tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa giá cổ phiếu và thông tin trên báo cáo tài chính của các công ty việt nam khảo sát thực nghiệm qua mô hình OHLSON (Trang 68)

Ngoài các nhân tố trên thì thực trạng thời quan qua cũng cho thấy một nhân tố nữa cũng có tác động đến quyết định của NĐT, đó là các phương tiện truyền thông, bao gồm cả báo chí, báo mạng, truyền hình, phát thanh,… Thực tế thì các phương tiện truyền thông vốn dĩ đã đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển của mỗi quốc gia. Có thể thấy, tại rất nhiều quốc gia hiện nay, các phương tiện truyền thông luôn có những đóng góp tích cực cho sự phát triển kinh tế xã hội. Báo chí có nhiệm vụ cung cấp thông tin và tạo điều kiện bàn luận công khai để người dân tham gia đầy đủ hơn trong công tác quản lý chính trị, kinh tế, xã hội và thực hiện trách nhiệm công dân của họ. Báo chí cung cấp thông tin giúp người dân có những lựa chọn đúng đắn trong cuộc sống hàng ngày.

Mặt khác, theo kết quả nghiên cứu mới nhất của Mediaweek.com được báo Hội Doanh nhân lược lại thì “Quảng cáo trên phương tiện truyền thông đại chúng tác động tới quyết định mua của khách hàng”, giữa lúc kinh tế đang suy thoái thì người tiêu dùng lại tin tưởng và đánh giá cao phương thức quảng cáo trên các phương tiện truyền thông đại chúng, khi nó ảnh hưởng trực tiếp đến các quyết định mua hàng của họ. Nghiên cứu này đã khảo sát mức độ ảnh hưởng của quảng cáo lên quyết định mua của một người tiêu dùng, tùy thuộc vào vị trí của người tiêu dùng trong chu kỳ mua của họ. Tính trên mặt bằng chung, các phương tiện truyền thông đại chúng gây tác động lên ít nhất 80% số lượng người tiêu dùng trong giai đoạn nhận thức của chu kỳ mua, và khoảng 53% khi giai đoạn mua diễn ra. Kết quả này lại thay đổi theo từng ngành. Ví dụ như trong lĩnh vực du lịch có đến 87% số khách hàng cho hay đã từng bị ảnh hưởng bởi các phương tiện truyền thông trong giai đoạn nhận thức. Trong khi đó ở giai đoạn mua cũng có đến 59% bị tác động. Còn đối với ngành công nghiệp ô tô, trong giai đoạn nhận thức có 81% người tiêu dùng bị ảnh hưởng nhưng tại giai đoạn mua diễn ra tỷ lệ này là 41%. Trong tác động tạo ra bởi các phương tiện truyền thông đại chúng, thì ảnh hưởng từ truyền hình gây ra đều như nhau ở tất cả các ngành nghề và lĩnh vực khi ở giai đoạn nhận thức có khoảng 54% người tiêu dùng thừa nhận bị ảnh hưởng còn tại giai đoạn mua là 49%.

Dưới tác động mạnh mẽ của phương tiện truyền thông, điều gì sẽ xảy ra nếu thông tin đưa ra với người tiêu dùng (NĐT) là sai lệch? Đã có nhiều trường hợp điển hình ở Việt Nam phải gánh chịu hậu quả việc thông tin truyền thông sai lệch.

Đầu tiên phải kể đến cuộc khủng hoảng truyền thông tháng 10/2003 xảy ra với ngân hàng ACB, vào thời điểm đó trong giới ngân hàng có một tin đồn được rỉ tai nhau là ông Phạm Văn Thiệt, tổng giám đốc ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu (ACB) đã bỏ trốn. Trong những ngày đầu, thông tin này lan truyền giới hạn trong giới ngân hàng, nhưng vào đầu tuần sau, nó đã bùng phát và lây lan với tốc độ chóng mặt tại thành phố Hồ Chí Minh, và được “nâng cấp” lên với tin ông Phạm Văn Thiệt đã bị bắt. Chỉ trong một thời gian ngắn, hơn 900 tỷ đồng (ở thời điểm cách đây mười năm) đã bị rút ra. Ngân hàng ACB đứng trước khả năng không còn đủ tiền mặt để chi trả cho khách hàng, và nếu không có sự can thiệp kịp thời và mạnh mẽ của Ngân hàng Nhà nước, nguy cơ về sự sụp đổ của ACB, một sự kiện có thể châm ngòi cho một phản ứng domino sẽ tác động cực kỳ nguy hiểm cho toàn bộ hệ thống tài chính ngân hàng của Việt Nam, là không phải không được tính đến. (nguồn vnr500.com.vn)

Trường hợp tiếp theo cũng liên quan đến ACB, đó là Thông tin ông Nguyễn Đức Kiên, người nổi tiếng và quyền lực trong làng thể thao cũng như tài chính Việt Nam, với biệt danh bầu Kiên, bị cơ quan điều tra bắt giữ được rộ lên sáng 21/8 sau khi một lãnh đạo Tổng cục Cảnh sát phòng chống tội phạm (Bộ Công an) xác nhận với báo giới. Trong khi nguyên nhân ông Kiên bị bắt vẫn đang là một ẩn số thì chứng khoán đã “sốc”, cụ thể biến động của phiên giao dịch 21/8 có thể chia làm 3 cung bậc tâm lý rất rõ ràng:

 Ban đầu là hoạt động cắt lỗ cực mạnh và kiên quyết của những người có thể đánh giá nhanh về mức độ trầm trọng của thông tin. Những người bán sớm còn có thể đạt được mức giá tương đối, dù cũng đã giảm rất mạnh so với hôm qua.

 Tiếp đến là tình trạng hoảng loạn của hầu hết những người cầm cổ phiếu. Khối lượng cắt lỗ ngày càng tăng lên và giá nào không quan trọng bằng có chạy được hàng hay không. Tính đám đông thể hiện rất rõ. Cuối cùng là tình cảnh chợ chiều khi người người xếp hàng bán sàn mà thanh khoản không có.  Tính chung trong phiên giao dịch ngày 21/8, thông tin bầu Kiên bị bắt đã

khiến TTCK Việt Nam “bốc hơi” 19.100 tỷ đồng (tương đương 920 triệu USD) so với ngày trước đó, giảm xuống còn 778,457 tỷ đồng (trích từ báo

điện tử Tổng cục Thủy lợi)

Thêm một trường hợp xảy ra gần gũi với thành phần NĐT chiếm số lượng lớn trên TTCK Việt Nam là đầu tư theo thông tin truyền tai, mập mờ. Năm 2008, Ông Hoàng Hải - một NĐT cho biết, ông đã nghe theo các “cò” trên diễn đàn chứng khoán để mua vào 20.000 cổ phiếu Quốc Cường Gia Lai với giá 110.000 đồng. Sau đó, cổ phiếu này đã rớt giá xuống chỉ còn 80.000 đồng sau khi báo chí đưa tin công ty này đang có dự án bất động sản sai phạm. Ông Hải dẫn chứng trên một tờ báo chuyên ngành chứng khoán, công ty này đã công bố hai con số khác nhau về lợi nhuận của dự án Giai Việt ở quận 8, TPHCM trong khi dự án này chưa khởi công xây dựng nhưng công ty đã công bố có lợi nhuận lên đến 108,7 tỷ đồng. Cũng trên tờ báo này 10 ngày sau, công ty lại công bố dự án này có mức lợi nhuận đạt hơn 66 tỷ đồng, giảm hơn 40 tỷ đồng so với lần công bố trước. Hậu quả là dù ông đã vội vàng bán chạy làng nhưng khổ nỗi muốn bán rẻ cũng không ai mua. (nguồn dantri.com.vn)

Kết luận chương 2:

Bởi vì thị trường hiệu quả là một giả thuyết mạnh mẽ, đặc biệt là thị trường mới nổi với nhiều sự không hoàn hảo như Việt Nam, sự kết hợp của mô hình Ohlson (1995) và các đề xuất của Aboody và các cộng sự (2002) cung cấp một cơ sở lý thuyết thích hợp để đo các giá trị liên quan của thông tin BCTC tại Việt Nam. Trái với quan điểm phổ biến rằng các thông tin BCTC không liên quan đến giá cổ phiếu trên TTCK Việt Nam, kết quả cho thấy mối quan hệ này có ý nghĩa thống kê. Thu nhập và giá trị sổ sách được tìm thấy tương quan nhiều nhất với giá cổ phiếu vào cuối năm tài chính Pt/12. Đây là một dấu hiệu cho thấy các thông tin BCTC được phản ánh trong giá với thời gian dài.

Nhưng cũng vì TTCK Việt Nam chưa đạt được mức là thị trường hoàn hảo, nên ngoài thông tin kế toán được công bố thì NĐT cũng cần tham khảo thêm một số nguồn khác và lưu ý những nhân tố có thể ảnh hưởng làm sai lệch thông tin kế toán công bố, từ đó ảnh hưởng đến lợi ích của NĐT.

Tóm lại, các NĐT trên TTCK Việt Nam hoàn toàn có thể căn cứ chiến lược đầu tư của họ trên thông tin BCTC, đặc biệt là thu nhập trong thời kỳ bùng nổ của thị trường. Với một phân tích kỹ năng của loại thông tin này, các NĐT sẽ có thể tận dụng các khoảng thời gian mà thu nhập và giá trị sổ sách được phản ánh trong giá cổ phiếu. Đối với các cơ quan quản lý thị trường chứng khoán và công ty đại chúng, nghiên cứu này cung cấp bằng chứng cho sự cần thiết phải tăng cường công bố thông tin nói riêng và thị trường tài chính minh bạch nói chung tại Việt Nam.

CHƯƠNG 3

MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THÔNG TIN KẾ TOÁN TRÊN BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT VIỆT

NAM

Những kiểm định ở chương 2 cho thấy mô hình Ohlson có thể chứng mình sự liên quan giữa thông tin kế toán được công bố với giá cổ phiếu trên thị trường thông qua chỉ số tài chính là EPS và BVPS. Cụ thể hơn, đối với thị trường Việt Nam, qua bài nghiên cứu của Nguyễn Việt Dũng (2009) cho thấy thông tin kế toán ảnh hưởng 40% đến giá cổ phiếu trong giai đoạn từ năm 2003 đến năm 2007, và qua bài nghiên cứu của tác giả cho thấy thông tin kế toán ảnh hưởng xấp xỉ 45% đến giá cổ phiếu trong giai đoạn từ năm 2007 đến năm 2012. Như vậy, so với giai đoạn từ năm 2003 đến năm 2007 thì giai đoạn năm 2007 đến năm 2012, mức độ giải thích giá cổ phiếu của thông tin kế toán đã tốt hơn. Từ đây, để NĐT có niềm tin lớn hơn nữa đối với thông tin kế toán, tác giả xin đưa ra một số kiến nghị về các khía cạnh của chất lượng thông tin kế toán để hoàn thiện các nhân tố ảnh hưởng đến thông tin kế toán cả đối với cơ quan quản lý, Doanh nghiệp và nhà đầu tư tham gia trên thị trường chứng khoán. Kiến nghị cho các khía cạnh này cụ thể như sau:

Một phần của tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa giá cổ phiếu và thông tin trên báo cáo tài chính của các công ty việt nam khảo sát thực nghiệm qua mô hình OHLSON (Trang 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)