Tính đầu cơ trên thị trường chứng khoán Việt Nam

Một phần của tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa giá cổ phiếu và thông tin trên báo cáo tài chính của các công ty việt nam khảo sát thực nghiệm qua mô hình OHLSON (Trang 44)

Tổng hợp số liệu từ dữ liệu điện tử của trang web vietstock.vn cho thấy thị trường chứng khoán Việt Nam trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm trong hơn 12 năm hoạt động. Chỉ số VNindex tại ngày mở cửa giao dịch 28/08/2000 là 100 điểm, đến ngày 25/06/2001 (chỉ sau 133 phiên giao dịch) chỉ số VNindex tăng lên tới 571,040 điểm (tăng 471% giá trị của nó so với lúc chào sàn. Giá trị giao dịch tăng mạnh từ 0,07 tỷ đồng trong phiên giao dịch đầu tiên lên 23,57 tỷ đồng trong phiên giao dịch ngày 25/06/2001. Trong số tổng giá trị giao dịch 522 tỷ đồng từ ngày 28/07/2000 đến 25/06/2001, thì chỉ trong 11 phiên giao dịch đầu tháng 6, giá trị giao dịch đã chiếm tới gần 30%. Tuy nhiên VNindex đã chững lại và sau đó giảm xuống còn 130,9 điểm vào ngày 24/10/2003, khối lượng giao dịch giảm mạnh, thị trường trở nên hết

sức ảm đảm. Diễn biến thị trường cho thấy NĐT chỉ tham gia thị trường khi thị trường tăng điểm và rời khỏi thị trường khi không còn cơ hội đầu cơ giá lên.

Thị trường trở nên sôi động và chỉ số VNindex tăng liên tục từ giữa năm 2006 đến gần cuối năm 2007. Ngày 29/12/2006, chỉ số VNindex đã tăng lên tới 751,77 điểm, tuy nhiên đỉnh điểm phải nói đến ngày 12/03/2007, chỉ số lúc này là 1170,67. NĐT đổ xô mua cổ phiếu bất chấp sự cảnh báo của một số tổ chức đầu tư lớn trên thế giới. Chỉ số P/E thời điểm này có khi vượt quá 70 lần, đây là mức quá cáo so với mức 15-25 ở một thị trường bình thường. Thị trường thường xuyên rơi vào tình trạng mất thanh khoản khi chỉ có hoặc bên bán hoặc bên mua. NĐT chủ yếu dựa vào tâm lý và có thời gian đầu tư ngắn. Những đặc điểm này thể hiện một thị trường đầu cơ cao, kém ổn định và chứa đựng nhiều rủi ro.

Sự tăng mạnh của chỉ số VNindex cuối cùng bị đảo ngược từ cuối tháng 11/2007, thị trường bắt đầu xu thế giảm và lần lượt thiết lập các mức đáy sâu hơn. Ngày 23/06/2008 chỉ số VNindex giảm còn 368,95 điểm, ngày 28/10/2008 là 286,85 điểm và giảm đỉnh điểm 235,5 điểm vào ngày 24/02/2009. NĐT hoảng loạn bán tháo, lệnh bán được đưa ra ồ ạt trong nhiều phiên nhưng lại thiếu vắng người mua làm cho thanh khoản của thị trường trở nên trầm trọng. Năm 2009, thị trường đã có sự phục hồi, thời điểm chỉ số này đạt đỉnh trong năm là 624,1 điểm vào ngày 22/10/2009. Đến 31/12/2009, chỉ số VNindex đóng của ở mức 494,77 điểm, tăng 58,8% so với cùng kỳ năm 2008. Diễn biến thị trường cho thấy tính đầu cơ mạnh từ năm 2005 đến năm 2008, sang 2009 thị trường hoạt động ổn định hơn. Năm 2010, tình trạng đầu cơ trên thị trường giảm đi so với các năm trước đó, số lượng các phiên đầu cơ không kéo dài, vì thế chỉ số VNindex ít có sự thay đổi đột biến, chủ yếu xoay quanh mức điểm 430 đến 470. Sau hơn một năm hoạt động tĩnh lặng sau giai đoạn sóng gió, NĐT kỳ vọng vào sự tăng trưởng của thị trưởng nên chỉ số VNindex những tháng đầu năm 2011 nằm ở mức hơn 500 điểm, cụ thể ngày 09/02/2011 chỉ số VNindex ở mức 522,59 điểm. Tuy nhiên thị trường lại bị ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng nợ công Châu Âu nên từ tháng 2 đến cuối năm 2011,

thị trường toàn chứng kiến cảnh VNindex liên tục tuột dốc, và chạm đáy dưới 400 điểm, chỉ số VNindex ngày 05/12/2011 còn 391,12 điểm. Năm 2012, thị trường có sự phục hồi dần, nhưng tính đầu cơ hầu như rất ít, chỉ số VNindex giai đoạn này dao động quanh mức 430 đến 480.

Hình 2.2 Diễn biến chỉ số VNindex qua các năm từ năm 2000 đến năm 2012

Nguồn: Tổng hơp từ cơ sở dữ liệu của vietstock.vn

Một phần của tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa giá cổ phiếu và thông tin trên báo cáo tài chính của các công ty việt nam khảo sát thực nghiệm qua mô hình OHLSON (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)