Kết quả thực nghiệm

Một phần của tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa giá cổ phiếu và thông tin trên báo cáo tài chính của các công ty việt nam khảo sát thực nghiệm qua mô hình OHLSON (Trang 55)

Bảng 2.5 Kết quả hồi qui

Biến phụ thuộc Pt Biến phụ thuộc Pt/3

OLS FEM REM OLS FEM REM

C 24.7354 38.5872 20.0449 22.66222 34.88126 25.13791 0 0 0 0 0 0 EPS 0.004978 0.001308 0.004109 0.005364 0.001905 0.004658 0 0.1800 0 0 0.0295 0 BVPS 0.000173 0.000083 0.000149 0.000144 0.0000948 0.000134 0.0075 0.4392 0.1164 0 0.327 0.1129 R2 0.108 0.3658 0.0707 0.144299 0.383705 0.105773 0 0 0 0 0 0 Số quan sát 458 458 458 458 458 458

Hausman test (chi2) 28.68 28.971963

Kết quả nghiên cứu thực nghiệm được trình bày trong bảng 2.6. Tất cả các mô hình OLS, FEM, REM được đánh giá và thử nghiệm với 5 biến phụ thuộc khác nhau là Pt, Pt/3, Pt/6, Pt/9 và Pt/12. Kết quả kiểm định theo các mô hình này đều cho thấy giá cổ phiếu có liên quan tích cực đến thu nhập và giá trị sổ sách trên mỗi cổ phiếu và tăng dần qua từng thời kỳ 0, 3, 6, 9, 12 tháng, trong đó mô hình FEM cho kết quả cao nhất, cụ thể:

 Với Pt : thì hai biến thu nhập và giá trị sổ sách trên mỗi cổ phiếu cùng với mô hình FEM giải thích 36,58% giá cổ phiếu ( OLS là 10,8% và REM là 7,07%),

 Với Pt/3: thì hai biến thu nhập và giá trị sổ sách trên mỗi cổ phiếu cùng với mô hình FEM giải thích 38,37% giá cổ phiếu ( OLS là 14,43% và REM là 10,57%),

 Với Pt/6: thì hai biến thu nhập và giá trị sổ sách trên mỗi cổ phiếu cùng với mô hình FEM giải thích 38,37% giá cổ phiếu ( OLS là 14,43% và REM là 10,57%),

 Với Pt/9: thì hai biến thu nhập và giá trị sổ sách trên mỗi cổ phiếu cùng với mô hình FEM giải thích 44,18% giá cổ phiếu ( OLS là 20,15% và REM là 14,61%),

 Với Pt/12: thì hai biến thu nhập và giá trị sổ sách trên mỗi cổ phiếu cùng với mô hình FEM giải thích 44,71% giá cổ phiếu ( OLS là 21,96% và REM là 17,18%),

Bảng 2.5 Kết quả hồi qui (tiếp theo)

OLS FEM REM OLS FEM REM C 18.95675 18.95675 29.87635 17.24642 27.56503 20.15877 0 0 0 0 0 0 EPS 0.004658 0.005015 0.002025 0.006168 0.003111 0.005296 0 0.0112 0 0 0.0295 0 BVPS 0.000134 0.000175 0.000117 0.000155 0.000131 0.000149 0.1129 0.0263 0.1842 0.0534 0.1404 0.0597 R2 0.156771 0.397201 0.113526 0.201504 0.441806 0.146182 0 0 0 0 0 0 Số quan sát 458 458 458 458 458 458

Hausman test (chi2) 25.87388 23.124695

P(chi2) 0 0

Bảng 2.5 Kết quả hồi qui (tiếp theo)

Biến phụ thuộc Pt/12

OLS FEM REM

C 15.5975 24.67087 0.178363 0 0 0 EPS 0.005333 0.002739 0.00469 0 0 0 BVPS 0.000208 0.000175 0.0002 0.0023 0.0223 0.0031 R2 0.219609 0.447107 0.17182 0 0 0 Số quan sát 458 458 458

Hausman test (chi2) 24.40774

P(chi2) 0

Như vậy, trái với quan điểm phổ biến cho rằng các thông tin BCTC không liên quan đến giá cổ phiếu trên TTCK Hồ Chí Minh, các kết quả thực nghiệm cho thấy mối quan hệ này có ý nghĩa thống kê. Ngoài ra còn có dấu hiệu cho thấy các thông tin BCTC được phản ánh trong giá với một khoảng thời gian (biến BCTC liên quan nhiều nhất với Pt/12).

Bảng 2.6 So sánh khả năng giải thích thông tin trên BCTC tại Việt Nam với các nước khác

Nước Giai đoạn nghiêncứu Tác giả R2 R2 hiệu chỉnh

Anh 1982 - 1996 King và Langli (1998) 66% Nauy 1982 - 1996 King và Langli (1998) 65% Hoa Kỳ 1953 - 1993 Collins và các cộng sự(1997) 54% Đức 1982 - 1996 King và Langli (1998) 40%

Việt Nam 2003 - 2007 Nguyễn Việt Dũng (2009) 40% 39% Việt Nam 2009 Nguyễn Thị Thục Đoan(2011) 43% 42,79% Việt Nam 2007 - 2012 Trần Ngọc Lina (2013) 44,71% 33,33% Khả năng giải thích này được xác định bởi hệ số xác định (R2) hoặc hệ số xác định hiệu chỉnh R2. Bảng 2.6 cho thấy sự liên quan của thu nhập và giá trị sổ sách với giá cổ phiếu tại Việt Nam là yếu hơn so với các nước trên TTCK phương Tây (điều này đã được dự đoán). Tuy nhiên, mối quan hệ giữa thông tin BCTC và giá cổ phiếu trên TTCK Việt Nam là mạnh hơn ở Trung Quốc trong những năm 90. Điều này có thể được giải thích bởi nhiều vấn đề tồn tại trong khuôn khổ pháp lý công bố thông tin, chế độ kế toán, hoạt động kiểm toán, tình hình thực tế công bố thông tin của các công ty công cộng và sử dụng thông tin BCTC của NĐT. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là thông tin BCTC không được phản ánh trong giá cổ phiếu ở Việt Nam. Đối với các NĐT chuyên nghiệp không có thông tin bên trong hoặc lợi ích khác, thông tin được trình bày trong BCTC vẫn còn là một cơ sở hữu ích cho việc ra quyết định đầu tư. Hơn nữa, so với giai đoạn 2003 – 2007 thì hiện nay sự liên quan giữa giá cổ phiếu và thông tin BCTC cũng đã cao hơn (từ 40% lên 44,71%), điều này cho thấy thị trường chứng khoán Việt Nam cũng đang dần hoàn thiện hơn về cơ

sở pháp lý, chế độ kế toán, hoạt động kiểm toán, công bố thông tin, khả năng phân tích của NĐT.

2.3 Nhận diện những nhân tố ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa giá cổ phiếu và thông tin kế toán được công bố của các công ty niêm yết

Qua phần kiểm định ở trên cho ta thấy mối liên hệ giữa giá cổ phiếu và thông tin kế toán được công bố trên thị trường chứng khoán Việt Nam ngày càng chặt chẽ, biểu hiện qua hệ số R2 tăng từ 40% lên xấp xỉ 45%. Do đó, từ nhận định về tình hình biến động của TTCK và giá cổ phiếu cũng như vai trò của TTKT đã được công bố ở nhiều công trình có liên quan, đồng thời qua kết quả kiểm định, luận văn xác định có những nhân tố ảnh hưởng nhất định đến mối quan hệ giữa giá cổ phiếu và TTKT được công bố của các công ty niêm yết trên TTCK, các nhân tố này bao gồm:

- Các quy định pháp lý có liên quan đến hệ thống kế toán áp dụng cho các Doanh nghiệp, trong đó có các công ty niêm yết.

- Vai trò và trách nhiệm của UBCKNN đối với chất lượng TTKT. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Trách nhiệm xã hội của các Doanh nghiệp đối với các thông tin được công bố. - Vai trò và trách nhiệm của các tổ chức kiểm toán độc lập.

- Kiến thức và khả năng hiểu biết của NĐT đối với TTKT được công bố. - Trách nhiệm xã hội của các phương tiện truyền thông

2.3.1 Nhân tố thuộc về các quy định pháp lý của Nhà nước đối với việc trình bày và công bố TTKT.

Trải qua gần 13 năm hoạt động, các quy định pháp lý liên quan đến chất lượng thông tin công bố và việc công bố thông tin trên thị trường chứng khoán Việt Nam cũng đã dần được hoàn thiện. Các công ty niêm yết hiện nay lập BCTC theo quyết định 15/2006/QĐ-BTC ban hành ngày 20/03/2006 và thực hiện công bố BCTC theo thông tư 52/2012/TT-BTC ban hành ngày 05/04/2012 của Bộ Tài Chính.

Nội dung Quyết định 15/2006/QĐ-BTC là ban hành chế độ kế toán doanh nghiệp áp dụng cho tất cả các doanh nghiệp thuộc mọi lĩnh vực , thành phần kinh tế trong cả

nước. Chế độ kế toán doanh nghiệp gồm 4 phần là: Hệ thống tài khoản kế toán, hệ thống báo cáo tài chính, chế độ chứng từ kế toán và chế độ sổ kế toán. Các doanh nghiệp căn cứ vào chế độ kế toán đó tiến hành nghiên cứu, cụ thể hóa áp dụng và tự chịu trách nhiệm. Điều đó đã dẫn tới thời gian qua có rất nhiều trường hợp thông tin công bố của Doanh nghiệp thay đổi ở mức độ nghiêm trọng trước và sau khi kiểm toán, ảnh hưởng không tốt đến NĐT. Có hai kịch bản thường thấy đối với chênh lệch trong BCTC:

 Một là trường hợp công ty che giấu các khoản lỗ: một số công ty vẫn công bố lãi và hoàn thành kế hoạch các quý trong năm, nhưng đến khi báo cáo quý 4 hay báo cáo thường niên được công bố, thì công ty lại công bố lỗ. Lý do thường thấy do không ít công ty cố ý chậm trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho, giảm giá các khoản đầu tư cũng như không hạch toán đầy đủ chi phí vào các quý đầu năm. Trong trường hợp không phải do tính toán của công ty, mà do sự sụt giảm của thị trường chứng khoán, biến động giá nguyên vật liệu, hàng hóa hay sức cầu giảm, tiền đồng giảm giá dẫn đến thua lỗ, thì các công ty cũng cần rút ra bài học về hạch toán trích lập quỹ dự phòng đầy đủ cho các khoản tổn thất đã nêu trong báo cáo quý, thay vì thiếu trách nhiệm lấp đầy khoản dự phòng này về cuối năm.

 Hai là có nhiều công ty ngược lại, tìm cách che giấu những khoản lợi nhuận bằng nhiều cách khác nhau như trích lập quỹ dự phòng giảm giá quá nhiều so với mức giảm thực tế, các công ty bất động sản bán được nhà nhưng không đưa các khoản đó vào khoản thu mà để tạm thu. Không phát sinh doanh thu, tức không thể tính lãi, và nhờ vậy mà công ty che bớt được khoản lời, tạo ra bức tranh giả về thực trạng hoạt động của công ty.

So với Nghị định 36/2007/NĐ – CP ban hành ngày 8/3/2007 của Chính Phủ về xử phạt hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và TTCK, Thông tư 38/2007/TT – BTC ngày 18/4/2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn về CBTT trên TTCK, Quyết định số 127/QĐ – BTC ngày 31/12/2008 về việc ban hành Quy chế Giám sát giao dịch

giao dịch TTCK và thông tư số 09/2010/TT – BTC ngày 15/01/2010 hướng dẫn về việc CBTT trên TTCK nhằm tạo khung pháp lý có hoạt động giám sát của UBCKNN đối với giao dịch chứng khoán, thì Thông tư số 52/2012/TT-BTC ban hành ngày 05/04/2012 của Bộ Tài Chính đã có nhiều sự đổi mới tích cực như:

 Ngày CBTT là ngày thông tin xuất hiện trên phương tiện CBTT, ngày báo cáo về việc CBTT là ngày gửi fax, gủi dữ liệu điện tử, ngày UBCKNN, SGDCK nhận được thông tin công bố bằng văn bản. Ngôn ngữ thực hiện CBTT trên TTCK Việt Nam phải là tiếng Việt. Trường hơp pháp luật quy định CBTT bằng ngôn ngữ khác, các đơn vị phải CBTT bằng tiếng Việt và ngôn ngữ khác theo quy định; các đối tượng CBTT thực hiện bảo quản, lưu trữ thông tin đã báo cáo, công bố theo quy định của pháp luật. Nếu có bất kỳ thông tin nào làm ảnh hưởng đến giá chứng khoán, người CBTT phải xác nhận hoặc đính chính thông tin đó trong thời hạn 24 giờ kể từ khi nhận được thông tin đó hoặc theo yêu cầu của UBCKNN, SGDCK.

 Cách tiếp cận của Thông tư mới là không dựa trên đối tượng cụ thể mà là dựa trên quy mô của Doanh nghiệp để quy định nghĩa vụ phải CBTT. Theo đó, công ty đại chúng quy mô vốn từ 120 tỷ và có trên 300 cổ đông trở lên bắt buộc phải CBTT, bất luận là công ty CTĐC niêm yết hay không niêm yết.

 Thời hạn CBTT theo Thông tư mới đã được siết chặt hơn so với qui định tại Thông tư cũ. Nếu như trước đây, thời hạn CBTT là 100 ngày thì nay rút lại còn 10 ngày kể từ ngày tổ chức kiểm toán ký xác nhận vào báo cáo kiểm toán (BCKT).

 Doanh nghiệp phải CBTT bất thường khi có quyết định khởi tố, bản án, quyết định của tòa án. Đối với BCKT có ý kiến ngoại trừ, ý kiến không chấp thuận hoặc ý kiến từ chối của tổ chức kiểm toán đối với BCTC, công bố công ty kiểm toán đã hợp đồng kiểm toán BCTC năm, thay đổi công ty kiểm toán (sau khi đã ký hợp đồng) hoặc việc từ chối kiểm toán BCTC của công ty

kiểm toán, kết quả điểu chỉnh hồi tố BCTC (nếu có) phải công bố trong vòng 24 giờ

 Chỉnh sửa lại quy định về nghĩa vụ báo cáo và CBTT đối với cổ đông lớn và cổ đông nội bộ. Nếu như thông tư 09 quy định về nghĩa CBTT của cổ đông lớn là "Cổ đông lớn phải báo UBCKNN, SGDCK trước ngày thực hiện giao dịch tối thiểu là 03 ngày làm việc. Thời hạn dự kiến giao dịch không quá 02 tháng kể từ ngày đăng ký thực hiện giao dịch và chỉ được bắt đầu tiến hành phiên giao dịch đầu tiên sau 24 giờ kể từ khi có CBTT từ SGDCK". Dẫn đến câu chuyện cổ đông lớn công bố hôm nay mua chứng khoán nhưng hôm sau họ lại công bố bán chứng khoán và trong vòng 02 tháng họ công bố vừa mua vừa bán khiến NĐT nhỏ mất phương hướng, không biết cổ đông lớn mua hay bán chứng khoán, vì cổ đông lớn CBTT giao dịch nhưng lại không có nghĩa vụ phải mua hết hoặc bán hết số lượng cổ phiếu đã đăng ký. Với quy định mới, cổ đông lớn không phải báo cáo lên SGDCK và CBTT trước khi thực hiện giao dịch 7 ngày kể từ ngày hoàn tất giao dịch đó thì phải công bố họ có còn là cổ đông lớn nữa hay không. Đối với cổ đông nội bộ, thông tư 52 vẫn yêu cầu họ phải báo cáo và CBTT ít nhất là 3 ngày trước ngày giao dịch (trước đây là 02 tháng)

 Thông tư 52 quy định tăng trách nhiệm và nghĩa vụ CBTT của các công ty chứng khoán. Theo đó, công ty chứng khoán ngoài nghĩa vụ phải CBTT như một công ty đại chúng thì phải công bố thêm báo cáo về tỷ lệ vốn khả dụng vào tháng 6 và tháng tháng 12 hàng năm, và báo cáo về tỷ lệ vốn khả dụng này cũng phải được soát xét bởi tổ chức kiểm toán độc lập được chấp thuận.  Doanh nghiệp chỉ được hoãn, chậm nộp BCTC chỉ khi xảy ra thiên tai, dịch

họa hay chiến tranh...hoặc các trường hợp khác nhưng phải được UBCKNN chấp thuận bằng văn bản. Điểm mới này đã hạn chế được rất nhiều trường hợp Doanh nghiệp lợi dụng nhiều lý do như Tổng giám đốc đi vắng, Kế toán trưởng nghỉ sinh... để hoãn, chậm nộp BCTC như Thông tư 09.

Tuy nhiên, bên cạnh nhiều mặt tích cực thì cũng còn một số điểm cần lưu ý sau:  Dù quy định mới có giúp hạn chế việc hoãn, chậm nộp BCTC hay thay đổi

thông tin BCTC nhưng nếu điều này xảy ra và có dấu hiệu ảnh hưởng đến lợi ích của NĐT thì mới cơ quan nhà nước mới bắt điều tra và mức phạt không cao (lợi ích đạt được có thể cao hơn mức phạt) cũng không đủ sức răn đe.  Báo cáo biến động chủ sở hữu chưa được trình bày riêng biệt theo thông lệ

quốc tế. Và sự biến động vốn chủ sở hữu này ảnh hưởng rất nhiều lên giá cổ phiếu.

 Một số chỉ tiêu hữu ích cho NĐT không được trình bày trên BCTC, và BCTC vẫn còn được trình bày theo từ ngữ chuyên ngành rất nhiều, gây khó khăn cho NĐT.

 Danh mục các báo cáo Doanh nghiệp phải công bố định kỳ cũng đã được quy định rõ ràng, nhưng hầu hết các Doanh nghiệp chỉ công bố Bảng cân đối kế toán, Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Bảng lưu chuyển tiền tệ, Thuyết minh báo cáo tài chính mà không công bố Báo cáo thường niên, Báo cáo tình hình quản trị công ty.

 Việc rò rỉ thông tin dẫn đến các giao dịch nội gián, đầu cơ là điều rất dễ xảy ra tại các trung tâm giao dịch chứng khoán Việt Nam với cách công bố thông tin như hiện nay. Theo quy định thì các công ty niêm yết phải chuyển các tài liệu, thông tin về doanh nghiệp minh đến trung tâm giao dịch chứng khoán để các trung tâm công bố. Khoảng thời gian từ lúc thông tin thông tin gởi về cho đến lúc được trung tâm giao dịch chứng khoán công bố có khi kéo dài đến 4-5 ngày. Với quãng thời gian như vậy, những người nắm bắt được thông tin này hoàn toàn có thể đặt lệnh mua, bán cổ phiếu để kiếm lợi nhờ biết được thông tin sớm hơn NĐT khác.

Một phần của tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa giá cổ phiếu và thông tin trên báo cáo tài chính của các công ty việt nam khảo sát thực nghiệm qua mô hình OHLSON (Trang 55)