Phân tích sự khác biệt trong đánh giá thành phần giá trị thương hiệu

Một phần của tài liệu nghiên cứu sự tác động của chiêu thị đến giá trị thương hiệu điện thoại di động trên địa bàn thành phố cần thơ (Trang 67)

thương hiệu ĐTDĐ giữa Nam và Nữ

Để phân tích sự khác biệt giữa Nam và Nữ trong việc đánh giá các thành phần của giá trị thương hiệu ĐTDĐ, kiểm định trung bình hai tổng thể (Independent samples T-Test) được sử dụng.

Bảng 4.23 Kết quả kiểm định sự khác biệt trong đánh giá thành phần giá trị thương hiệu ĐTDĐ giữa Nam và Nữ

Kiểm định Levene Kiểm định t Thành phần GTTH F Sig. t Sig. Phương sai đồng nhất 1,317 0,189 Nhận biết thương

hiệu Phương sai không đồng nhất 1,789 0,183 1,303 0,194 Phương sai đồng nhất -0,218 0,828 Lòng ham muốn

thương hiệu Phương sai không đồng nhất 3,234 0,074 -0,221 0,825 Phương sai đồng nhất 0,312 0,755 Chất lượng cảm

nhận Phương sai không đồng nhất 0,010 0,920 0,313 0,755 Phương sai đồng nhất -0,256 0,798 Lòng trung thành

thương hiệu Phương sai không đồng nhất 0,278 0,599 -0,256 0,798

Nguồn: Số liệu điều tra trực tiếp, 9/2013

Ở mức ý nghĩa α = 0,05, dựa vào kết quả kiểm định Levene ta thấy giá trị Sig. của thành phần nhận biết thương hiệu, lòng ham muốn thương hiệu, cảm nhận chất lượng và lòng trung thành thương hiệu tương ứng là 0,183; 0,074 và 0,920 và 0,599 đều lớn hơn 0,05 => phương sai của hai nhóm giới tính là đồng nhất, do vậy ta sẽ sử dụng kết quả ở phần kiểm định t theo phương sai đồng nhất.

Với kết quả phân tích kiểm định t ta thấy Sig. của tất cả các nhân tố đều lớn hơn mức ý nghĩa α = 0,05 => Không có sự khác biệt giữa Nam và Nữ khi đánh giá về các thành phần giá trị thương hiệu ĐTDĐ. Sỡ dĩ không có sự khác biệt này là việc khách hàng Nam hay Nữ tiếp nhận thông tin từ các thương hiệu ĐTDĐ là như nhau. Đồng thời với địa bàn không mấy lớn như Thành phố Cần Thơ, người dân sinh sống trên cùng một địa phương tất yếu cũng không tồn tại sự khác biệt quá lớn trong việc nhìn nhận hay đánh giá một vần đề giữa Nam và Nữ.

4.7.2 Phân tích sự khác biệt trong đánh giá thành phần giá trị thương hiệu ĐTDĐ theo nhóm tuổi

Để phân tích sự khác biệt trong đánh giá theo độ tuổi, phân tích phương sai Anova được sử dụng. Đây là sự mở rộng của kiểm định trung bình hai tổng thể (kiểm định T-Test), với phương pháp này sẽ giúp chúng ta so sánh giá trị trung bình của 3 nhóm trở lên.

Bảng 4.24 Kết quả kiểm định Levene trong phân tích sự khác biệt khi đánh giá thành phần giá trị thương hiệu ĐTDĐ theo nhóm tuổi

Thành phần giá trị thương hiệu Levene df1 df2 Sig.

Nhận biết thương hiệu 3,544 5 178 0,004 Lòng ham muốn thương hiệu 1,512 5 178 0,188 Chất lượng cảm nhận 1,665 5 178 0,145 Lòng trung thành thương hiệu 1,806 5 178 0,114

Nguồn: Số liệu điều tra trực tiếp, 9/2013

Giả thiết kiểm định Levene:

H0: Phương sai của các nhóm yếu tố là đồng nhất H1: Phương sai của các yếu tố là không đồng nhất

Dựa vào kết quả kiểm định Levene, với mức ý nghĩa α = 0,05 giá trị Sig. của các nhóm yếu tố đối với thành phần lòng ham muốn thương hiệu, chất lượng cảm nhận và lòng trung thành thương hiệu đều lớn hơn α => Chấp nhận H0, phương sai của các nhóm yếu tố là đồng nhất. Ta sử dụng kết quả của bảng kiểm định Anova đối với ba thành phần này. Còn thành phần nhận biết thương hiệu có giá trị Sig. < 0,05 => Bác bỏ H0, phương sai của các nhóm yếu tố là không đồng nhất, không đọc được kết quả kiểm định Anova cho thành phần này.

Bảng 4.25 Kết quả kiểm định Anova trong phân tích sự khác biệt khi đánh giá thành phần giá trị thương hiệu ĐTDĐ theo nhóm tuổi

Thành phần GTTH F Sig.

Lòng ham muốn thương hiệu 1,244 0,291 Chất lượng cảm nhận 0,319 0,901 Lòng trung thành thương hiệu 1,305 0,264

Giả thuyết kiểm định Anova:

H0: Không có sự khác nhau về giá trị trung bình của các nhóm yếu tố theo tuổi

H1: Có sự khác nhau về giá trị trung bình của các nhóm yếu tố theo tuổi Với mức ý nghĩa α = 0,05, kết quả phân tích Anova cho thấy các giá trị Sig. đều lớn hơn 0,05, vậy nên không có sự khác biệt về giá trị trung bình của các nhóm yếu tố theo tuổi khi đánh giá về lòng ham muốn thương hiệu, cảm nhận chất lượng và lòng trung thành thương hiệu. Ở những độ tuổi khác nhau việc cảm thấy thích thú một thương hiệu, có xu hướng tiêu dùng, và trở thành khách hàng trung thành của một thương hiệu bất kì đó là chuyện bình thường không có điều gì đặc biệt khác nhau. Nhưng trên thực tế, việc cảm nhận chất lượng một thương hiệu ĐTDĐ ít nhiều sẽ có sự khác nhau giữa những khách hàng lớn tuổi và những khách hàng trẻ tuổi bởi ĐTDĐ là mặt hàng có nhiều tính năng đa dạng sẽ có sự phù hợp riêng với từng đối tượng nên đánh giá cũng sẽ ít nhiều có sự khác nhau. Tuy nhiên kết quả kiểm định thì không có sự khác biệt, có thể kết quả nghiên cứu này chỉ đúng với đối với dữ liệu của mẫu.

Một phần của tài liệu nghiên cứu sự tác động của chiêu thị đến giá trị thương hiệu điện thoại di động trên địa bàn thành phố cần thơ (Trang 67)