Tổng quan thị trường ĐTDĐ tại Việt Nam

Một phần của tài liệu nghiên cứu sự tác động của chiêu thị đến giá trị thương hiệu điện thoại di động trên địa bàn thành phố cần thơ (Trang 40)

Theo báo Dân trí được đăng trên trang thongtincongnghe.com ngày 28/05/2013, báo cáo mới nhất của tập đoàn nghiên cứu thị trường GFK Group tại Việt Nam, thị trường điện thoại trong 3 tháng đầu năm nay đã tăng 22,8% so với cùng kì năm ngoái. Doanh thu của thị trường điện thoại Việt Nam đạt 9,7 nghìn tỉ trong Quí. Đạt được mức tăng trưởng này một phần là từ sức hút của các chương trình khuyến mãi của các hãng và nhà bán lẻ trong dịp Tết vừa qua. Trước đó, khảo sát của GFK trong quý IV/2012 đã đặt mức tăng trưởng của thị trường điện thoại ở tình trạng báo động đỏ. Theo GFK, nhóm sản phẩm điện thoại thông thường là nhóm có mức doanh thu lớn nhất trong ngành hàng công nghệ điện tử ở Việt Nam, nhưng trong năm 2012 lại chứng kiến giảm mạnh so với 2011. Mặc dù mặt hàng điện thoại thông minh tăng trưởng tốt ở mức 2 con số trong tháng 12/2012, nhưng tổng doanh thu của nhóm này chỉ đạt 30 nghìn tỷ đồng trong năm 2012, giảm gần 6% so với 2011.

Trang báo điện tử genk.vn đăng ngày 06/05/2013, tại thị trường Việt nam, hai ông lớn trong lĩnh vực này là Nokia và Samsung. Theo Nghiên cứu của Công ty Nghiên cứu thị trường GFK, về mặt số lượng, năm 2011 thị phần của Nokia tại Việt Nam là 54% và năm 2012 tăng lên 56%. Tuy nhiên, tính theo giá trị thì thị phần của Nokia lại có sự sụt giảm đáng kể, từ 52,6% trong năm 2011 xuống còn 45% trong năm 2012. Sự sụt giảm của Nokia dĩ nhiên là cơ hội cho các nhà sản xuất khác, trong đó đáng kể nhất là Samsung. Nếu như năm 2011, xét thị trường điện thoại nói chung về mặt số lượng, Samsung chỉ chiếm 15% thị phần, nhưng sang năm 2012 đã tăng lên thành 23%. Nếu xét về mặt giá trị, tốc độ tăng trưởng thị phần của nhãn hàng Samsung còn mạnh mẽ hơn, từ 17,8% lên 30,6%. Thậm chí những tháng cuối năm 2012, nhãn hàng này dù vẫn chỉ duy trì thị phần ở mức 21%, nhưng về mặt giá trị đã chiếm tới trên 34% tổng thị trường. Đáng chú ý nhất là việc Samsung dường như bỏ ngỏ phân khúc điện thoại phổ thông cho Nokia do phân khúc này vốn được coi là bán hàng vất vả mà lãi lời ít, trong khi lại giành thắng lợi lớn ở phân khúc điện thoại thông minh khi nhắm tới khách hàng túi rủng rỉnh tiền và ưa thời thượng. Vẫn theo nghiên cứu của GFK, về mặt số lượng, thị phần điện thoại phổ thông của Nokia đã tăng từ mức 55,9% trong năm 2011 lên 65,5% vào năm 2012. Trong khi đó Samsung vẫn duy trì quanh mức 15,1 - 15,3%. Ở phân khúc điện

thoại thông minh, về mặt số lượng, từ chỗ chiếm 22,7% trong năm 2011, thị phần của Samsung đã tăng mạnh lên 46% vào năm 2012. Ngược lại thị phần của Nokia lại giảm mạnh, từ 46,6% năm 2011 xuống còn 24,2% vào năm 2012.

Một phần của tài liệu nghiên cứu sự tác động của chiêu thị đến giá trị thương hiệu điện thoại di động trên địa bàn thành phố cần thơ (Trang 40)