Nhân tố thảm thực vật

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm hình thành trữ lượng nước dưới đất lưu vực sông ven biển tỉnh Bình Thuận và Ninh Thuận (Trang 65)

Vai trò của lớp phủ thực vật trong quá trình hình thành tài nguyên nƣớc thể hiện ở chỗ:

Che phủ, ngăn không cho mặt đất chịu tác động trực tiếp của mƣa, bức xạ gây phong hoá bở rời, bảo vệ đất chống xói mòn và giảm dòng rắn từ lƣu vực vào sông.

Làm cho đất tơi xốp, có cấu tạo bền vững trƣớc các tác động xói mòn, giữ ẩm đất và tăng thấm tạo ra tăng điều tiết dòng chảy theo mùa.

Điều hoà vi khắ hậu, duy trì độ ẩm hợp lý trong đất và không khắ.

Khả năng bảo vệ đất của lớp phủ thực vật phụ thuộc vào loại cây, tuổi cây, mật độ cây, đặc điểm quá trình khai thác sử dụng... và tăng theo sự tăng độ dày tán lá, thời gian che phủ, độ phì của đất. Bộ rễ bảo vệ đất chống xói mòn do nó tạo khe nứt cho nƣớc thấm qua và tạo bề mặt ghồ ghề, cản trở không cho dòng mặt sinh nhiều, chảy nhanh, chảy thẳng theo hƣớng sƣờn dốc và xói mạnh.

Theo Khanbecôp, trong vùng thừa ẩm, độ che phủ thực vật thắch hợp nhất là 60%, vùng khô - 25%. Theo FAO, lƣu vực có độ che phủ <20% bị xem là nghèo kiệt, <30% là dƣới ngƣỡng an toàn sinh thái. Theo Nguyễn Quang Mỹ, ở Việt Nam, đất rừng tự nhiên độ dốc 15 - 2o, độ che phủ >80%, bị xói mòn 4 tấn/ha/năm (thấp), vùng cây bụi, cây ăn quả, độ che phủ 40 - 60%, bị xói mòn 64 tấn/ha/năm (mức độ cao), đất lúa và hoa màu có độ dốc 3 - 8o, độ che phủ <10% trên đất bị xói mòn 107 tấn/ha/năm (rất cao). Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Ninh Thuận và Bình Thuận cho thấy mức độ che phủ rừng ở vùng nghiên cứu khoảng 39 Ố 46% diện tắch, trung bình khoảng 42%, còn ở khu vực đồng bằng thì tỷ

lệ che phủ rừng thấp hơn nhiều, chỉ đạt khoảng 10%.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm hình thành trữ lượng nước dưới đất lưu vực sông ven biển tỉnh Bình Thuận và Ninh Thuận (Trang 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(148 trang)