Ở nƣớc ta vào những năm 60 của thế kỷ trƣớc, đƣợc sự giúp đỡ của các chuyên gia Liên Xô, công tác nghiên cứu đánh giá trữ lƣợng NDĐ, sự hình thành trữ lƣợng NDĐ mới bắt đầu đƣợc chú ý nghiên cứu.
Đến khoảng đầu những năm 80 của thế kỷ trƣớc, trên cơ sở áp dụng phƣơng pháp giải tắch hoặc mô hình tƣơng tự, một số nhà địa chất thuỷ văn nƣớc ta đã tiến hành đánh giá trữ lƣợng NDĐ hay trữ lƣợng động NDĐ cho những vùng cụ thể. Kết quả đã đánh giá đƣợc một số thành phần tham gia vào sự hình thành trữ lƣợng động tự nhiên cũng nhƣ trữ lƣợng khai thác tiềm năng, trong số đó, có một số đề tài, dự án, luận án tiêu biểu có nội dung nghiên cứu sự hình thành trữ lƣợng sau:
(1) Trần Hồng Phú (1984), "Bản đồ địa chất thuỷ văn tỷ lệ 1/500.000 toàn quốc", Liên đoàn ĐCTV-ĐCCT miền Nam đã lập bản đồ ĐCTV toàn quốc theo quy phạm của Liên Xô với một tổ hợp các dạng nghiên cứu khác nhau nhằm đánh giá điều kiện ĐCTV toàn quốc, lập đƣợc hệ thống địa tầng ĐCTV toàn quốc nói chung và phân chia các tầng chứa nƣớc cơ bản [43].
(2) Nguyễn Trƣờng Giang (1992), "Chuyên khảo NDĐ vùng đồng bằng ven biển Miền Trung", Liên đoàn ĐCTV-ĐCCT miền Nam đã phân chia địa tầng ĐCTV vùng nghiên cứu thành 39 phân vị ĐCTV, đánh giá trữ lƣợng động tự nhiên NDĐ cho phân vị chứa nƣớc holocen, pleistocen, pliocen [36].
(3) Vũ Ngọc Kỷ (1994), đề tài nghiên cứu khoa học cấp nhà nƣớc KT44-04- 01, "Nƣớc dƣới đất Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam" đã căn cứ vào đặc điểm NDĐ trên toàn quốc chia cấu trúc ĐCTV thành 6 miền ĐCTV và 17 phụ miền ĐCTV [48].
(4) Trần Minh (1994) luận án tiến sĩ ỀTrữ lƣợng động tự nhiên của NDĐ trong trầm tắch Đệ tứ đồng bằng Bắc Bộ và vai trò của nó trong hình thành trữ lƣợng khai thácỂ đã tắnh toán các thành phần tham gia vào cân bằng NDĐ từ mƣa, từ sông, bốc hơi,.. và tổng trữ lƣợng vùng đồng bằng sông Hồng và lƣợng cung cấp của nƣớc sông cho sự hình thành trữ lƣợng khai thác NDĐ [44].
(5) Nguyễn Văn Lâm, nnk (1995) đề tài KT-01-10 "Bảo vệ NDĐ vùng đồng bằng Bắc Bộ" đã phân chia bồn ĐCTV đồng bằng Bắc Bộ thành 3 bậc cấu trúc, rìa, á bồn actezi, trung tâm bồn, tổng hợp kết quả thăm dò trữ lƣợng NDĐ vùng đồng bằng [37].
(6) Nguyễn Đình Tiến (1996) luận án tiến sĩ ỀSự hình thành và trữ lƣợng NDĐ trong phức hệ chứa nƣớc bazan nứt nẻ - lỗ hổng cao nguyên Đắc Lắk và ý nghĩa của nó trong nền kinh tế Quốc dânỂ đã đánh giá vai trò của nƣớc mƣa, nƣớc mặt đối với sự hình thành trữ lƣợng NDĐ vùng Tây Nguyên [38].
(7) Phạm Quắ Nhân (1997) luận án tiến sĩ ỀSự hình thành và trữ lƣợng NDĐ trong các trầm tắch Đệ tứ đồng bằng sông Hồng và ý nghĩa của nó trong nền kinh tế Quốc dânỂ đã tắnh toán các thành phần tham gia vào cân bằng NDĐ từ mƣa, từ sông, bốc hơi,.. và tổng trữ lƣợng vùng đồng bằng sông Hồng [41].
(8) Phạm Văn Năm (1998), "Bản đồ ĐCTV-ĐCCT tỷ lệ 1/200.000 vùng Phan Rang - Nha Trang", Liên đoàn ĐCTV-ĐCCT miền Trung đã thực hiện nhiều phƣơng pháp nghiên cứu thực địa, đã phân chia địa tầng ĐCTV thành các tầng chứa nƣớc, phức hệ chứa nƣớc, Vùng phân bố trầm tắch bở rời và tắnh toán trữ lƣợng tĩnh, trữ lƣợng động NDĐ cho một số khoảnh trong vùng nghiên cứu [40].
(9) Đoàn Văn Cánh (2005) đề tài KC.08.05, ỀNghiên cứu xây dựng cơ sở khoa học và đề xuất các giải pháp bảo vệ và sử dụng hợp lý tài nguyên nƣớc vùng Tây
NguyênỂ đã tắnh toán đƣợc trữ lƣợng động của NDĐ toàn vùng Tây Nguyên [10].