a) Tổng quan đặc điểm địa chất
Trong vùng nghiên cứu tồn tại các thành tạo địa chất có tuổi từ Jura đến Đệ tứ và phân bố tại các khu vực nhƣ sau:
Hệ Jura, gồm hệ tầng La Ngà (J2ln) và hệ tầng đèo Bảo Lộc (J3đbl) phân bố ở vùng LVS Cái Phan Rang, sông Lũy, sông Cái Phan Thiết. Thành phần đất đá gồm các lớp cát kết, bột kết, sét kết, đôi chỗ gặp đá phiến sét, phần lớn đá có cấu tạo phân lớp dầy bị uốn nếp và biến chất nhiệt.
Hệ Kreta, gồm hệ tầng Nha Trang (Knt) và hệ tầng Đơn Dƣơng (K2đd) phân bố ở LVS Cái Phan Rang và sông Lũy. Thành phần đất đá của hệ tầng gồm các đá phun trào ryolit, trachyryolit, felsit, daxit, đôi chỗ có sạn kết, cát kết arkoz.
Hệ Neogen, gồm hệ tầng sông Lũy (N2 sl) và hệ tầng Maviek (N2mv) phân bố ở LVS Cái Phan Rang và sông Lũy. Thành phần đất đá gồm cuội sỏi kết với ắt thấu kắnh cát sạn, sét pha và các thấu kắnh cát và cát gắn kết khá rắn chắc.
Hệ Đệ tứ:
- Các hệ tầng có thành tạo Bazan, gồm: hệ tầng Túc Trƣng (N2 Ố Q1tt) và hệ tầng Xuân Lộc (Q12xl) phân bố LVS Cái Phan Thiết, sông Cà Ty. Thành phần đất đá gồm đá bazan olivin, bazan toleit, plagiobazan có cấu tạo đặc xắt, lỗ hổng, trên bà mặt bazan là vỏ phong hoá laterit chứa bauxit.
- Các thành tạo trầm tắch có tuổi từ Pleistocen đến Holocen phân bố hầu khắp trên các LVS vùng nghiên cứu. Thành phần đất đá gồm Cuội, sỏi, cát, sét.
b) Ảnh hƣởng của yếu tố địa chất đến sự hình thành TLNDĐ
Đặc điểm địa chất có ảnh hƣởng tới nƣớc mặt, NDĐ cả về diễn biến số lƣợng và chất lƣợng nƣớc, các yếu tố địa chất có tắnh chất quan trọng, gồm: thành phần thạch học của đất đá, mức độ đồng nhất của đất đá, mức độ gắn kết, bề dày của đất đá và cấu tạo địa chất.
Tắnh chất của đất đá có quan hệ mật thiết với quá trình phong hóa tạo vật chất bở rời, tạo khe nứt, đây là điều kiện hình thành tầng chứa nƣớc, khả năng cung cấp thấm của nƣớc mƣa, nƣớc mặt cho nƣớc dƣới đất. Đất đá cấu tạo không đồng nhất, độ dẫn nhiệt nhỏ, nhiệt dung riêng nhỏ sẽ giãn nở mạnh, thì dƣới tác động của nhiệt sẽ dễ vỡ vụn vì thành phần đất đá không đồng đều. Đất đá có nhiều khe nứt, khi bị nƣớc lấp đầy các khe nứt thì khi có thêm tác động của nhiệt sẽ nứt mạnh thêm. Quá trình dập vỡ của đất đá cùng với quá trình bào xói rửa trôi dẫn đến tắch tụ vật chất bở rời, hình thành các tầng chứa nƣớc bở rời. Độ rửa trôi của đất phụ thuộc tắnh chất vật lý của nó, nhƣ tỷ lệ cát, bùn, sét, chất hữu cơ, độ ẩm bão hòa của đất đá, thành phần mịn thƣờng bị rửa trôi vận chuyển xa hơn các thành phần hạt thô.
Đất tơi xốp, giàu mùn có khả năng thấm nƣớc tốt, giữ ẩm tốt. Đá sỏi, dăm, cát có độ thấm, chứa và nhả nƣớc tốt. Đất sét cho nƣớc thấm qua và cấp nƣớc kém
vì các lỗ rỗng chủ yếu có kắch thƣớc mao mạch và hạt sét gặp nƣớc trƣơng nở. Không chỉ có đặc điểm địa chất, mà toàn bộ các hoạt động địa chất kiến tạo có thể thay đổi địa hình bề mặt cũng tác động lớn đến cung cấp thấm của nƣớc mƣa, nƣớc mặt cho nƣớc dƣới đất.
Trong vùng nghiên cứu có hoạt động kiến tạo, có quá trình rửa trôi, tắch tụ vật chất bở rời hình thành mạng lƣới sông suối, tầng chứa nƣớc khe nứt, tầng chứa nƣớc trong các trầm tắch bở rời do trầm tắch gió và có cả đất đá nứt nẻ kém không chứa nƣớc.
Trên sơ đồ Hình 2.20 cho thấy các vùng màu xanh da trời là vùng trầm tắch bở rời, thành phần cát, bột sét, nƣớc mƣa có khả năng cung cấp thấm cho NDĐ tốt. Vùng màu nâu có thành phần đất đá chủ yếu là cát kết, bột kết nứt nẻ kém thì nƣớc mƣa cung cấp cho NDĐ kém. Theo kết quả nghiên cứu cho thấy vùng trầm tắch bở rời hệ số thấm của đất đá dao động từ 1,15m/ngày đến 30m/ngày, đối với vùng phân bố cát kết, bột kết nứt nẻ kém hệ số thấm biến đổi từ 0,001m/ngày đến 1,78m/ngày.
Hình 2.20. Sơ đồ phân bố trầm tắch, hệ số thấm của đất đá trong vùng nghiên cứu