Kết quả phân lập các chủng vi khuẩn Clostridium spp thông qua các đặc tính

Một phần của tài liệu phân lập vi khuẩn clostridium spp. từ mẫu đất tại huyện phú tân và châu phú tỉnh an giang, kiểm tra tính nhạy cảm của vi khuẩn phân lập được với một số loại kháng sinh và thử độc tố botulin trên chuột bạch (Trang 49)

sinh hóa

Bảng 10: Tỷ lệ nhiễm các chủng vi khuẩn Clostridium từ các mẫu đã phân lập

Chủng vi khuẩn Số mẫu kiểm tra Số mẫu nhiễm Tỉ lệ (%)

C. botulinum 46 8 17,39a

C. colinum 46 32 69,57a

Khác 46 6 13,04b

Nhũng số trong cùng 1 cột mang chữ số mũ khác nhau thì khác nhau có ý nghĩa thống kê (P< 0,05).

Kết quả xác định các chủng vi khuẩn Clostridium spp. bằng phản ứng sinh hóa ở bảng 10 cho thấy trong 46 mẫu đất kiểm tra có 32 mẫu phân lập được vi khuẩn Clostridium colinum chiếm tỷ lệ cao nhất (69,57%), kế đến 8 mẫu là vi khuẩn Clostridium butulinum

(17,39%) và 6 mẫu (13,04%) chưa định type. Sự sai khác giữa tỷ lệ nhiễm chủng vi khuẩn C. colinumC. botulinum không có ý nghĩa thống kê (P> 0,05). Tỷ lệ nhiễm vi khuẩn Clostridium botulinum là khá cao (17,39%), điều này cho thấy đây là nguy cơ gây bệnh cho các đối tượng vật nuôi, đặc biệt là vịt khi chúng sục tìm thức ăn trong đất, cây cỏ, nước, Clostridium botulinum sản sinh độc tố, nhất là độc tố botulin type C và D. Sự hiện diện của Clostridium botulinum trong đất cao được Peck (2009) giải thích là do vi khuẩn C. botulinum có khả năng sản xuất bào tử có thể chịu được các điều kiện bất lợi mà vi khuẩn khác không thể. Ngoài ra C. botulinum còn là vi khuẩn sống hoại sinh từ các chất hữu cơ do xác động, thực vật thối rữa có trong bùn và đất.

Tương tự vi khuẩn C. colinum cực kỳ kháng với các chất hóa học và thay đổi vật lý, bào tử C. colinum vẫn còn có thể hoạt động sau 16 năm ở 200C (Peckham, 1960). Do đó, C. botulinum C. colinum hiện diện thường xuyên ở những nơi trước đây đã t ừ n g x ả y r a bệnh và môi trường có nhiều chất hữu cơ.

Kết quả trên phù hợp với nghiên cứu của Trương Minh Trung (2013) từ các mẫu đất xét nghiệm cho thấy sự xuất hiện của vi khuẩn Clostridium colinum (31,25%) cao hơn vi khuẩn Clostridium botulinum (0% ). Tuy nhiên, tỷ lệ nhiễm C. botulinum này lại thấp hơn so với nghiên cứu của Nguyễn Đức Hiền (2012) tại thành phố Cần Thơ (25,71%). Từ các kết quả so sánh trên cho thấy các tính chất của đất, mức độ trầm tích, mức độ sông ngòi, tình hình dịch bệnh và cách phòng ngừa, điều trị bệnh ở mỗi nơi khác nhau cũng ảnh hưởng đến tỷ lệ nhiễm của 2 chủng vi khuẩn này.

40

Một phần của tài liệu phân lập vi khuẩn clostridium spp. từ mẫu đất tại huyện phú tân và châu phú tỉnh an giang, kiểm tra tính nhạy cảm của vi khuẩn phân lập được với một số loại kháng sinh và thử độc tố botulin trên chuột bạch (Trang 49)