0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (92 trang)

Quá trình hình thành và phát triển của ACB

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ THẺ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU.PDF (Trang 34 -34 )

Ngân hàng TMCP Á Châu được Ngân hàng Nhà Nước cấp giấy phép thành lập ngày 24/04/1993 và được Ủy Ban Nhân Dân TP.HCM cấp giấy phép thành lập ngày 13/05/1993. Ngày 04/06/1993, ACB chính thức đi vào hoạt động.

Vốn điều lệ

Tính đến cuối năm 2012 vốn điều lệ của ACB là 9.376.965.060.000 đồng (Chín nghìn ba trăm bảy mươi sáu tỷ chín trăm sáu mươi lăm triệu không trăm sáu mươi nghìn đồng).

Mạng lưới kênh phân phối

Gồm 311 chi nhánh và phòng giao dịch tại những vùng kinh tế phát triển trên toàn quốc:

 Tại TP Hồ Chí Minh: 1 Sở giao dịch, 31 chi nhánh và 105 phòng giao dịch.

 Tại khu vực phía Bắc (Hà Nội, Hải Phòng, Thanh Hóa, Hưng Yên, Bắc Ninh, Quảng Ninh, Vĩnh Phúc): 15 chi nhánh và 64 phòng giao dịch.

 Tại khu vực miền Trung (Thanh Hóa, Đà Nẵng, Daklak, Gia Lai, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Hội An, Huế, Nghệ An, Lâm Đồng): 12 chi nhánh và 34 phòng giao dịch.

 Tại khu vực miền Tây (Long An, Tiền Giang, Vĩnh Long, Cần Thơ, Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang và Cà Mau): 9 chi nhánh, 15 phòng giao dịch.

 Tại khu vực miền Đông (Đồng Nai, Tây Ninh, Bình Dương, Vũng Tàu): 4 chi nhánh và 23 phòng giao dịch.

Trên 1.800 đại lý chấp nhận thanh toán thẻ của Trung tâm thẻ ACB đang hoạt động

1003 đại lý chi trả của Trung tâm chuyển tiền nhanh ACB-Western Union Qua hơn 18 năm hoạt động trong lĩnh vực Ngân hàng, ACB đã đạt được một số thành tựu qua các năm cụ thể như sau:

Giai đoạn 1993 - 1995: Đây là giai đoạn hình thành ACB. Những người sáng lập ACB có năng lực tài chính, học thức và kinh nghiệm thương trường, cùng chia sẻ một nguyên tắc kinh doanh là “quản lý sự phát triển của doanh nghiệp an toàn, hiệu quả” và đó là chất kết dính tạo sự đoàn kết bấy lâu nay. Giai đoạn này, xuất phát từ vị thế cạnh tranh, ACB hướng về khách hàng cá nhân và doanh nghiệp trong khu vực tư, với quan điểm thận trọng trong việc cấp tín dụng, đi vào sản phẩm dịch vụ mới mà thị trường chưa có (cho vay tiêu dùng, dịch vụ chuyển tiền nhanh Western Union, thẻ tín dụng).

Giai đoạn 1996 - 2000: ACB là ngân hàng thương mại cổ phần đầu tiên của Việt Nam phát hành thẻ tín dụng quốc tế MasterCard và Visa. Năm 1997, ACB bắt đầu tiếp cận nghiệp vụ ngân hàng hiện đại theo một chương trình đào tạo toàn diện kéo dài hai năm, do các giảng viên nước ngoài trong lĩnh vực ngân hàng thực hiện. Thông qua chương trình này, ACB đã nắm bắt một cách hệ thống các nguyên tắc vận hành của một ngân hàng hiện đại, các chuẩn mực và thông lệ trong quản lý rủi ro, đặc biệt trong lĩnh vực ngân hàng bán lẻ, và nghiên cứu ứng dụng trong điều kiện Việt Nam. Năm 1999, ACB triển khai chương trình hiện đại hóa công nghệ thông tin ngân hàng, xây dựng hệ thống mạng diện rộng, nhằm trực tuyến hóa và tin học hóa hoạt động giao dịch; và cuối năm 2001, ACB chính thức vận hành hệ thống công nghệ ngân hàng lõi là TCBS (The Complete Banking Solution: Giải pháp ngân hàng toàn diện), cho phép tất cả chi nhánh và phòng giao dịch nối mạng với nhau, giao dịch tức thời, dùng chung cơ sở dữ liệu tập trung. Năm 2000, ACB đã thực hiện tái cấu trúc như là một bộ phận của chiến lược phát triển trong nửa đầu thập

niên 2000. Cơ cấu tổ chức được thay đổi theo định hướng kinh doanh và hỗ trợ. Ngoài các khối, còn có một số phòng ban do Tổng giám đốc trực tiếp chỉ đạo. Hoạt động kinh doanh của Hội sở được chuyển giao cho Sở giao dịch (TP. HCM). Việc tái cấu trúc nhằm đảm bảo sự chỉ đạo xuyên suốt toàn hệ thống; sản phẩm được quản lý theo định hướng khách hàng và được thiết kế phù hợp với từng phân đoạn khách hàng; quan tâm đúng mức việc phát triển kinh doanh và quản lý rủi ro.

Giai đoạn 2001 - 2005: Năm 2003, ACB xây dựng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000 và được công nhận đạt tiêu chuẩn trong các lĩnh vực (i) huy động vốn, (ii) cho vay ngắn hạn và trung dài hạn, (iii) thanh toán quốc tế và (iv) cung ứng nguồn lực tại Hội sở. Năm 2005, ACB và Ngân hàng Standard Charterd (SCB) ký kết thỏa thuận hỗ trợ kỹ thuật toàn diện và SCB trở thành cổ đông chiến lược của ACB. ACB triển khai giai đoạn hai của chương trình hiện đại hóa công nghệ ngân hàng, bao gồm các cấu phần (i) nâng cấp máy chủ, (ii) thay thế phần mềm xử lý giao dịch thẻ ngân hàng bằng một phần mềm mới có khả năng tích hợp với nền công nghệ lõi hiện có và (iii) lắp đặt hệ thống máy ATM.

Giai đoạn 2006 đến nay: ACB niêm yết tại Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội vào tháng 11/2006. Năm 2007, ACB đẩy nhanh việc mở rộng mạng lưới hoạt động, thành lập mới 31 chi nhánh và phòng giao dịch, thành lập Công ty Cho thuê tài chính ACB, hợp tác với các đối tác như Open Solutions (OSI) – Thiên Nam để nâng cấp hệ ngân hàng cốt lõi, hợp tác với Microsoft về áp dụng công nghệ thông tin vào vận hành và quản lý, hợp tác với SCB về phát hành cổ phiếu. ACB phát hành 10 triệu cổ phiếu mệnh giá 100 tỷ đồng, với số tiền thu được là hơn 1.800 tỷ đồng.

Năm 2008, ACB thành lập mới 75 chi nhánh và phòng giao dịch, hợp tác với American Express về séc du lịch, triển khai dịch vụ chấp nhận thanh toán thẻ JCB. ACB tăng vốn điều lệ lên 6.355 tỷ đồng. ACB đạt danh hiệu “Ngân hàng tốt nhất Việt Nam năm 2008” do Tạp chí Euromoney trao tặng tại Hong Kong.

Riêng trong năm 2009, ACB hoàn thành cơ bản chương trình tái cấu trúc nguồn nhân lực, tái cấu trúc hệ thống kênh phân phối, xây dựng mô hình chi nhánh

theo định hướng bán hàng. Tăng thêm 51 chi nhánh và phòng giao dịch. Hệ thống chấm điểm tín dụng đối với khách hàng cá nhân và doanh nghiệp cũng đã hoàn thành và áp dụng chính thức. Hệ thống bàn trợ giúp (helpdesk) bắt đầu được triển khai. Và lần đầu tiên tại Việt Nam, chỉ có ACB nhận được 6 giải thưởng “Ngân hàng tốt nhất Việt nam năm 2009” do 6 tạp chí tài chính ngân hàng danh tiếng quốc tế bình chọn.

Năm 2010, ACB tăng cường công tác dự báo tình hình để có các quyết sách phù hợp nhằm đảm bảo an toàn và hiệu quả hoạt động. Xây dựng Trung tâm dữ liệu dự phòng đạt chuẩn ở tỉnh Đồng Nai. Phát triển hệ thống kênh phân phối phi truyền thống như ngân hàng điện tử và bán hàng qua điện thoại (telesales).

2.1.1 Các sản phẩm và dịch vụ của ACB:

Tiền gửi:

Cung cấp các sản phẩm tiền gửi thanh toán, tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi có kỳ hạn bằng VNĐ, ngoại tệ, vàng với nhiều kỳ hạn linh hoạt và lãi suất hấp dẫn.

Cho vay:

Cho vay bổ sung vốn lưu động, cho vay đầu tư các dự án, cho vay mua máy móc thiết bị, cho vay tài trợ xuất nhập khẩu, Bao thanh toán trong nước và bao thanh toán xuất khẩu, cho vay tiêu dùng…

Thanh toán quốc tế:

Chuyển tiền đi bằng điện (T/T), nhờ thu trả ngay và trả chậm, tín dụng thư nhập khẩu.

Dịch vụ quản lý tiền:

Dịch vụ thu chi hộ tiền mặt, dịch vụ thu tiền hóa đơn và thanh toán hóa đơn, dịch vụ chi hộ lương.

Kinh doanh ngoại tệ, vàng bạc, chứng khoán

Các sản phẩm dịch vụ khác…

2.1.2 Vài nét về trung tâm thẻ của ngân hàng ACB

Hiện nay hầu hết các ngân hàng thương mại đều quan tâm đến nghiệp vụ phát triển đại lý và nghiệp vụ phát triển thẻ. Trong những năm gần đây các ngân hàng

thương mại bắt đầu tập trung vào việc phát triển thẻ quốc tế vì nền kinh tế nước ta hiện nay đang ổn định và tăng trưởng cao, số lượng người nước ngoài đến Việt Nam cũng như người Việt Nam ra nước ngoài tăng nhanh vì vậy nhu cầu sở hữu thẻ quốc tế đang là nhu cầu rất cần thiết của người dân. Trong bối cảnh đó ACB đã chuẩn bị thành lập một trung tâm thẻ vào tháng 05/1995, nhưng phải đến ngày 09/02/1996 mới chính thức thành lập trung tâm thẻ ACB và đi vào hoạt động.

Tuy hoạt động trong bối cảnh hết sức cạnh tranh nói trên nhưng trung tâm thẻ vẫn cố gắng duy trì vị thế của thẻ ACB trên thị trường bằng cách đa dạng hóa các sản phẩm như phát hành thẻ Visa Electron, MasterCard Electronic, triển khai các chương trình hợp tác phát hành thẻ đồng thương hiệu với một số đối tác là công ty lớn có số lượng khách hàng tiềm năng đáng kể như: Citimart, VDC, Vera, Vietravel…

Nhằm góp phần hiện đại hóa hoạt động ngân hàng, trung tâm thẻ đã có những nỗ lực cải thiện dịch vụ và hệ thống, ứng dụng công nghệ hiện đại nhằm đáp ứng nhu cầu thanh toán nhanh chóng, an toàn, tiện lợi của khách hàng, từng bước đưa chương trình thẻ tín dụng của Việt Nam hội nhập với các tổ chức tài chính trên thế giới.

Ngày 27/03/1995, ACB được tổ chức MasterCard công nhận là thành viên chính thức. Ngày 27/04/1996, ACB phát hành thẻ tín dụng quốc tế ACB – MasterCard và chấp nhận thanh toán thẻ MasterCard.

Ngày 25/10/1996, ACB được tổ chức Visa công nhận là thành viên chính thức. Ngày 15/10/1997, ACB phát hành thẻ tín dụng quốc tế ACB – Visa và chấp nhận thanh toán thẻ Visa vào tháng 4 năm 2007.

ACB là một trong hai ngân hàng đầu tiên ở Việt Nam là thành viên chính thức của hai tổ chức thẻ quốc tế hàng đầu MasterCard và Visa International.

Trung tâm thẻ ACB hoạt động trên cả hai phương diện: chấp nhận thanh toán và phát hành thẻ thanh toán quốc tế. ACB đã thiết lập hệ thống xử lý thẻ tín dụng “online” và hoạt động liên tục 24/24, hệ thống này đã đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn kỹ thuật và thanh toán bù trừ quốc tế.

2.2 Thực trạng hoạt động kinh doanh thẻ tại ACB 2.2.1 Giới thiệu thẻ ACB 2.2.1 Giới thiệu thẻ ACB

* Thẻ trả trước

Thẻ trả trước quốc tế mang thương hiệu Visa/Mastercard do ACB phát hành được chấp nhận trên toàn thế giới. Thẻ không cần kết nối với tài khoản TGTT, không yêu cầu có tài khoản ngân hàng, khách hàng chỉ cần nộp tiền vào thẻ là có thể sử dụng được. Chủ thẻ: bao gồm chủ thẻ chính và chủ thẻ phụ. Một chủ thẻ chính có quyền yêu cầu cấp nhiều thẻ phụ (tối đa 5 thẻ phụ).

Tiện ích

- Rút tiền an toàn và thuận lợi với dịch vụ bảo hiểm rút tiền tại các máy ATM trên toàn thế giới.

- Không yêu cầu số dư tối thiểu.

- Chỉ sử dụng trên số tiền trong thẻ, giúp quản lý tốt việc chi tiêu.

- Thanh toán dễ dàng tại hơn 30 triệu điểm có logo MasterCard/Visa trên toàn cầu.

- Thời hạn hiệu lực kéo dài đến 8 năm.

- Giao dịch điện tử thuận lợi và nhanh chóng.

Thẻ ACB Visa Prepaid / MasterCard Dynamic

Thẻ trả trước quốc tế Visa Prepaid và MasterCard Dynamic do ACB phát hành thuộc dòng sản phẩm thẻ trả trước là phương tiện thanh toán thay thế tiền mặt linh hoạt, an toàn và được chấp nhận toàn cầu.

Tiện ích

An toàn

- Lần đầu tiên tại Việt Nam, khách hàng được tặng bảo hiểm khi rút tiền tại các máy ATM trên toàn thế giới.

- Tính năng an toàn của thẻ cao. Mất thẻ không có nghĩa là mất tiền nếu chủ thẻ thông báo kịp thời cho ACB.

Tiện lợi

- Rút tiền đơn giản tại hơn 1 triệu máy ATM trên toàn thế giới và hơn 8.000 máy ATM tại Việt Nam có logo Visa/MasterCard.

- Thanh toán dễ dàng tại hơn 30 triệu điểm ở 220 quốc gia trên toàn thế giới và tại 15.000 điểm ở Việt Nam có logo Visa/MasterCard.

- Thanh toán hàng hóa, dịch vụ thuận tiện qua Internet hoặc điện thoại.

- Thanh toán các hóa đơn tiền điện, nước, điện thoại, di động, phí bảo hiểm, truyền hình cáp,...hoặc chuyển khoản từ thẻ sang thẻ, từ thẻ sang tài khoản... thông qua dịch vụ CallCenter 247 của ACB.

- Khách hàng có thể nộp tiền bất cứ lúc nào, tại bất kỳ chi nhánh nào của ACB, hoặc thông qua hệ thống Home Banking, Mobile Banking, tự động trích tiền từ tài khoản cá nhân tại ACB hoặc thông qua CallCenter 247.

- Truy vấn số dư thẻ qua website: www.acbonline.com.vn hoặc qua tin nhắn điện thoại di động.

- Được hỗ trợ 24/24 giờ bởi Trung tâm dịch vụ khách hàng CallCenter 247: 08 38 247 247 – 1800 577 775 (miễn phí cuộc gọi).

Tiết kiệm

- Tận hưởng ưu đãi giảm giá đối với chủ thẻ Visa/MasterCard với các dịch vụ du lịch, giải trí, mua sắm… tại Việt Nam và trên toàn thế giới.

- Tận hưởng lãi suất của ACB đối với số dư gửi trong thẻ.

- Không cần duy trì số dư tài khoản thẻ, khách hàng có thể sử dụng đến đồng cuối cùng trong thẻ.

Hạn mức giao dịch

Tiêu chí Hạn mức Ghi chú

Bao gồm giao dịch - Thanh toán (Sale) Tổng cộng 50.000.000 VND/ngày

- Rút tiền mặt (Cash)

1. Hạn mức giao dịch

tối đa/ngày Giao dịch thanh toán qua mạng (E-

commerce) 25.000.000 VND/ngày

Bao gồm giao dịch - Thanh toán (Sale) - Rút tiền mặt (Cash)

2. Số lần giao dịch

tối đa/ngày Tổng cộng 20 lần/ngày - Thanh toán qua mạng (E-

commerce) Giao dịch thanh toán 50.000.000 VND/lần

Giao dịch thanh toán

qua mạng 25.000.000 VND/lần Giao dịch rút tiền mặt

tại quầy ACB 50.000.000 VND/lần ACB 5.000.000 VND/lần Khác

ACB –

Việt Nam Tối đa 5.000.000 VND/lần

3. Hạn mức giao dịch

tối đa/lần Giao dịch

rút tiền mặt tại ATM

Khác

Việt Nam Tối đa 5.000.000 VND/lần

Tuỳ theo quy định hạn mức giao dịch tại ATM của từng ngân hàng

* Thẻ ghi nợ

Thẻ ghi nợ quốc tế Visa Debit mang thương hiệu Visa do ACB phát hành được chấp nhận trên toàn thế giới.

Thẻ ghi nợ nội địa 365 Styles có logo Banknetvn và Smartlink do ACB phát hành được chấp nhận trên toàn quốc (tại tất cả các điểm giao dịch có logo ACB, Banknetvn, Smartlink và VNBC).

Thẻ ghi nợ kết nối trực tiếp với tài khoản TGTT VND, sử dụng tiền của chính khách hàng.

Tiện ích

- Rút tiền thuận tiện tại các máy ATM có logo Visa khắp mọi nơi với thẻ Visa Debit và tại hệ thống ATM có logo Banknetvn, Smartlink, VNBC trên toàn quốc, chi phí cực thấp với thẻ 365 Styles.

- Số dư tối thiểu là 100.000 VND.

- Sử dụng số tiền trên tài khoản TGTT, giao dịch nhanh chóng.

- Được chấp nhận thanh toán tại hơn 30 triệu điểm có logo Visa trên toàn cầu với thẻ Visa Debit, và các điểm trong nước có logo Banknetvn với thẻ 365 Styles.

- Thời hạn hiệu lực kéo dài đến 8 năm. - Giao dịch điện tử thuận lợi, nhanh chóng.

Thẻ ghi nợ nội địa 365 Styles

Thẻ 365 Styles là thẻ ghi nợ nội địa kết nối với tài khoản tiền gửi thanh toán (TK TGTT) VND mang thương hiệu Banknetvn, do Ngân hàng Á Châu (ACB) phát hành. Thẻ được sử dụng để giao dịch tại các máy ATM và các đơn vị chấp nhận thẻ có logo Banknetvn, Smartlink và VNBC trên toàn quốc.

Tiện ích

An toàn

Lần đầu tiên tại Việt Nam, khách hàng được tặngbảo hiểmkhi rút tiền tại các máy ATM.

Tiện lợi

- Rút tiền mặt tại hơn 11.000 máy ATM có logo Banknetvn, Smartlink và VNBC trên toàn quốc.

- Thanh toán hàng hóa, dịch vụ tại các ĐVCNT có biểu tượng Banknetvn, Smartlink và VNBC.

- Thực hiện các giao dịch chuyển khoản/vấn tin số dư/sao kê giao dịch... trực tiếp trên máy ATM của ACB.

- Sử dụng các dịch vụ tiện ích: Internet Banking, Mobile Banking, CallCenter 24/7... để vấn tin tài khoản/sao kê giao dịch/chuyển khoản/xem thông tin chứng khoán/thanh toán điện, nước, điện thoại, internet, truyền hình cáp, phí bảo hiểm...

- Khách hàng sử dụng tiền trực tiếp từ tài khoản tiền gửi thanh toán, chủ động

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ THẺ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU.PDF (Trang 34 -34 )

×