Kinh nghiệm của các nước và bài học kinh nghiệ mở Việt Nam

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ THẺ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU.PDF (Trang 30)

1.5.1 Thị trường thẻ Thái Lan

Giai đoạn từ năm 1990 đến năm 1996, Thái Lan là một trong các nước có tốc độ tăng trưởng khá cao trong khu vực Châu Á. Các ngân hàng nước ngoài hoạt động ở Thái Lan như Citibank, Standard Chartered và các ngân hàng trong nước như Bangkok, Thai Farmers, Siam đều hoạt động rất hiệu quả và thành công trong việc phát hành các loại thẻ ra thị trường, kể cả thẻ nội địa lẫn thẻ quốc tế.

Năm 1997, cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ trong khu vực đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của các ngân hàng Thái Lan nói chung và thị trường thẻ nói riêng. Vào thời điểm này, các ngân hàng Thái Lan đã áp dụng một số quy định thắt chặt hơn để hạn chế số lượng thẻ tín dụng phát hành ra thị trường như: điều chỉnh lại mức thu nhập tối thiểu quy định, điều chỉnh hạn mức cấp thẻ, hạn chế cấp thẻ phụ…Với những quy định này, cùng với việc tiêu dùng của người dân giảm sút đã làm giảm số lượng thẻ phát hành đến 10% vào năm 1998 (tính đến năm 1998 tại Thái Lan đã phát hành khoảng 1,6 triệu thẻ).

Trong thời gian qua, một số ngân hàng tại Thái Lan cũng đã tích cực đẩy mạnh việc thanh toán không dùng tiền mặt trong dân cư. Ngân hàng kết hợp với các công ty lớn để xúc tiến việc trả lương cho nhân viên công ty thông qua thẻ. Ngân hàng cũng dựa trên thu nhập của nhân viên để xét cấp thẻ tín dụng cho những nhân viên nào có nhu cầu.

Ngoài ra, trong thời gian qua, Chính phủ Thái Lan cũng đã đẩy mạnh chủ trương không dùng tiền mặt trong thanh toán của người dân. Chính phủ khuyến khích việc sử dụng phương tiện thanh toán điện tử trong kinh doanh nhằm cố gắng từng bước hiện đại hóa công nghệ thanh toán tại Thái Lan. Mặc dù số lượng thẻ tín dụng đang lưu hành tại Thái Lan là hơn 14,9 triệu thẻ, nhưng so với dân số hiện có và tiềm năng của thị trường thì con số đó còn quá khiêm tốn đối với quốc gia này. Thực tế người dân của quốc gia này vẫn còn ưa chuộng việc sử dụng tiền mặt để thanh toán. Vì vậy Chính phủ Thái Lan hiện đang nỗ lực kết hợp cùng với các tổ

chức thẻ quốc tế và các ngân hàng để đẩy mạnh việc phát hành thẻ ra lưu thông, hạn chế thói quen tiêu dùng tiền mặt trong dân cư.

Với tiềm năng thị trường sẵn có, cùng với sự nỗ lực từ phía ngân hàng và Chính phủ Thái Lan, người ta tin rằng thị trường thẻ ngân hàng sẽ phát triển mạnh tại Thái Lan trong thời gian tới và Thái Lan sẽ trở thành một trong những quốc gia có thị trường thẻ ngân hàng phát triển mạnh nhất tại Châu Á.

1.5.2 Bài học kinh nghiệm ở Việt Nam

Trong điều kiện kinh tế Việt Nam ngày càng hội nhập với nền kinh tế thế giới, nhất là sau khi Việt Nam gia nhập WTO. Áp lực cạnh tranh của các ngân hàng là không thể tránh khỏi, đặc biệt khi có sự xuất hiện của các ngân hàng nước ngoài gia nhập vào Việt Nam. Sự cạnh tranh giữa các ngân hàng chủ yếu tập trung vào các sản phẩm dịch vụ đa tiện ích, các ngân hàng cạnh tranh nhau trong việc cung cấp cho thị trường sản phẩm thẻ tốt nhất, sao cho khách hàng cảm thấy hài lòng nhất. Vì vậy các ngân hàng Việt Nam cần nỗ lực nghiên cứu và cho ra đời những sản phẩm thẻ với nhiều chủng loại hơn, nhiều chức năng hơn, độ bảo mật cao và cung cấp nhiều tiện ích đi kèm để có thể đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Từ việc thẻ ngân hàng được xem như là một tài sản hay thương hiệu đối với ngân hàng thì giờ đây nó đã trở thành công cụ thanh toán thông dụng. Dịch vụ ngân hàng tiện ích này cũng cho phép mở rộng phạm vi thanh toán không dùng tiền mặt trong dân cư, đem lại sự thuận tiện cho người dân và hiệu quả cho các doanh nghiệp khi sử dụng dịch vụ thẻ.

Do nhu cầu cao về thẻ tín dụng nên hầu hết các ngân hàng thương mại đều phát hành thẻ tín dụng. Hạn mức tín dụng cấp cho khách hàng chủ yếu dựa vào mức thu nhập của họ và ngân hàng cũng dễ dàng quản lý nguồn thu nhập của chủ thẻ thông qua việc lương hàng tháng của họ được thanh toán qua ngân hàng. Ngân hàng có đầy đủ thông tin của chủ thẻ nên cũng yên tâm về khách hàng của mình hơn.

Ngày nay, hệ thống thẻ tín dụng trải rộng khắp nơi trên thế giới. Việc thanh toán bằng thẻ tín dụng có thể được thực hiện tại bất cứ nước nào trên thế giới là nhờ vào mạng toàn cầu của các tổ chức thẻ quốc tế như Visa, Master Card hay chi nhánh của các công ty thẻ JCB, AMEX. Thẻ tín dụng đặc biệt tiện dụng khi đi công tác, du

lịch nước ngoài và là một hình thức thanh toán không thể thiếu được khi mạng Internet và hình thức thương mại điện tử phát triển.

Các ngân hàng và Chính phủ Thái Lan luôn tích cực đẩy mạnh việc thanh toán không dùng tiền mặt trong dân cư. Chính phủ Việt Nam cũng nên đẩy mạnh chủ trương thanh toán không dùng tiền mặt trong dân cư. Chính phủ nên khuyến khích các điểm kinh doanh lắp đặt các máy đọc thẻ tự động để khi khách hàng có nhu cầu thanh toán bằng thẻ thì có thể thực hiện được. Các ngân hàng nên lắp đặt miễn phí các máy đọc thẻ tại những điểm kinh doanh, giảm phí đối với các ĐVCNT có doanh số thanh toán cao và ổn định. Bộ Công Thương có thể quy định cứng tất cả trung tâm mua sắm, nhà hàng đều lắp đặt máy đọc thẻ tự động để đáp ứng nhu cầu thanh toán bằng thẻ của khách hàng. Bộ Tài chính có chính sách giảm thuế đối với các doanh nghiệp cung ứng hàng hóa dịch vụ qua thẻ để khuyến khích các doanh nghiệp này thực hiện thanh toán qua thẻ.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Trong chương 1, luận văn đã trình bày những vấn đề cơ bản về thẻ và hoạt động kinh doanh thẻ của ngân hàng, các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh thẻ, các chỉ tiêu đánh giá sự phát triển hoạt động kinh doanh thẻ của ngân hàng, cũng như những rủi ro có thể xảy ra trong quá trình phát hành, sử dụng và thanh toán thẻ. Ta thấy được thẻ thanh toán là một hình thức thanh toán mang lại nhiều lợi ích cho các chủ thể tham gia. Do đó việc phát triển thẻ thanh toán là một xu hướng tất yếu của nền kinh tế hội nhập ngày nay.

Như vậy sau khi kết thúc chương 1, sang chương 2, chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu tình hình hoạt động kinh doanh thẻ của ngân hàng TMCP Á Châu trong những năm qua. Từ đó đưa ra những nhận định cũng như tìm ra những nguyên nhân hạn chế làm cơ sở để đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện và phát triển hoạt động kinh doanh thẻ của ngân hàng TMCP Á Châu trong tiến trình hội nhập.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH THẺ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU

2.1 Giới thiệu tổng quan về ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Á Châu (ACB)

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của ACB

Ngân hàng TMCP Á Châu được Ngân hàng Nhà Nước cấp giấy phép thành lập ngày 24/04/1993 và được Ủy Ban Nhân Dân TP.HCM cấp giấy phép thành lập ngày 13/05/1993. Ngày 04/06/1993, ACB chính thức đi vào hoạt động.

Vốn điều lệ

Tính đến cuối năm 2012 vốn điều lệ của ACB là 9.376.965.060.000 đồng (Chín nghìn ba trăm bảy mươi sáu tỷ chín trăm sáu mươi lăm triệu không trăm sáu mươi nghìn đồng).

Mạng lưới kênh phân phối

Gồm 311 chi nhánh và phòng giao dịch tại những vùng kinh tế phát triển trên toàn quốc:

 Tại TP Hồ Chí Minh: 1 Sở giao dịch, 31 chi nhánh và 105 phòng giao dịch.

 Tại khu vực phía Bắc (Hà Nội, Hải Phòng, Thanh Hóa, Hưng Yên, Bắc Ninh, Quảng Ninh, Vĩnh Phúc): 15 chi nhánh và 64 phòng giao dịch.

 Tại khu vực miền Trung (Thanh Hóa, Đà Nẵng, Daklak, Gia Lai, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Hội An, Huế, Nghệ An, Lâm Đồng): 12 chi nhánh và 34 phòng giao dịch.

 Tại khu vực miền Tây (Long An, Tiền Giang, Vĩnh Long, Cần Thơ, Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang và Cà Mau): 9 chi nhánh, 15 phòng giao dịch.

 Tại khu vực miền Đông (Đồng Nai, Tây Ninh, Bình Dương, Vũng Tàu): 4 chi nhánh và 23 phòng giao dịch.

Trên 1.800 đại lý chấp nhận thanh toán thẻ của Trung tâm thẻ ACB đang hoạt động (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1003 đại lý chi trả của Trung tâm chuyển tiền nhanh ACB-Western Union Qua hơn 18 năm hoạt động trong lĩnh vực Ngân hàng, ACB đã đạt được một số thành tựu qua các năm cụ thể như sau:

Giai đoạn 1993 - 1995: Đây là giai đoạn hình thành ACB. Những người sáng lập ACB có năng lực tài chính, học thức và kinh nghiệm thương trường, cùng chia sẻ một nguyên tắc kinh doanh là “quản lý sự phát triển của doanh nghiệp an toàn, hiệu quả” và đó là chất kết dính tạo sự đoàn kết bấy lâu nay. Giai đoạn này, xuất phát từ vị thế cạnh tranh, ACB hướng về khách hàng cá nhân và doanh nghiệp trong khu vực tư, với quan điểm thận trọng trong việc cấp tín dụng, đi vào sản phẩm dịch vụ mới mà thị trường chưa có (cho vay tiêu dùng, dịch vụ chuyển tiền nhanh Western Union, thẻ tín dụng).

Giai đoạn 1996 - 2000: ACB là ngân hàng thương mại cổ phần đầu tiên của Việt Nam phát hành thẻ tín dụng quốc tế MasterCard và Visa. Năm 1997, ACB bắt đầu tiếp cận nghiệp vụ ngân hàng hiện đại theo một chương trình đào tạo toàn diện kéo dài hai năm, do các giảng viên nước ngoài trong lĩnh vực ngân hàng thực hiện. Thông qua chương trình này, ACB đã nắm bắt một cách hệ thống các nguyên tắc vận hành của một ngân hàng hiện đại, các chuẩn mực và thông lệ trong quản lý rủi ro, đặc biệt trong lĩnh vực ngân hàng bán lẻ, và nghiên cứu ứng dụng trong điều kiện Việt Nam. Năm 1999, ACB triển khai chương trình hiện đại hóa công nghệ thông tin ngân hàng, xây dựng hệ thống mạng diện rộng, nhằm trực tuyến hóa và tin học hóa hoạt động giao dịch; và cuối năm 2001, ACB chính thức vận hành hệ thống công nghệ ngân hàng lõi là TCBS (The Complete Banking Solution: Giải pháp ngân hàng toàn diện), cho phép tất cả chi nhánh và phòng giao dịch nối mạng với nhau, giao dịch tức thời, dùng chung cơ sở dữ liệu tập trung. Năm 2000, ACB đã thực hiện tái cấu trúc như là một bộ phận của chiến lược phát triển trong nửa đầu thập

niên 2000. Cơ cấu tổ chức được thay đổi theo định hướng kinh doanh và hỗ trợ. Ngoài các khối, còn có một số phòng ban do Tổng giám đốc trực tiếp chỉ đạo. Hoạt động kinh doanh của Hội sở được chuyển giao cho Sở giao dịch (TP. HCM). Việc tái cấu trúc nhằm đảm bảo sự chỉ đạo xuyên suốt toàn hệ thống; sản phẩm được quản lý theo định hướng khách hàng và được thiết kế phù hợp với từng phân đoạn khách hàng; quan tâm đúng mức việc phát triển kinh doanh và quản lý rủi ro.

Giai đoạn 2001 - 2005: Năm 2003, ACB xây dựng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000 và được công nhận đạt tiêu chuẩn trong các lĩnh vực (i) huy động vốn, (ii) cho vay ngắn hạn và trung dài hạn, (iii) thanh toán quốc tế và (iv) cung ứng nguồn lực tại Hội sở. Năm 2005, ACB và Ngân hàng Standard Charterd (SCB) ký kết thỏa thuận hỗ trợ kỹ thuật toàn diện và SCB trở thành cổ đông chiến lược của ACB. ACB triển khai giai đoạn hai của chương trình hiện đại hóa công nghệ ngân hàng, bao gồm các cấu phần (i) nâng cấp máy chủ, (ii) thay thế phần mềm xử lý giao dịch thẻ ngân hàng bằng một phần mềm mới có khả năng tích hợp với nền công nghệ lõi hiện có và (iii) lắp đặt hệ thống máy ATM.

Giai đoạn 2006 đến nay: ACB niêm yết tại Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội vào tháng 11/2006. Năm 2007, ACB đẩy nhanh việc mở rộng mạng lưới hoạt động, thành lập mới 31 chi nhánh và phòng giao dịch, thành lập Công ty Cho thuê tài chính ACB, hợp tác với các đối tác như Open Solutions (OSI) – Thiên Nam để nâng cấp hệ ngân hàng cốt lõi, hợp tác với Microsoft về áp dụng công nghệ thông tin vào vận hành và quản lý, hợp tác với SCB về phát hành cổ phiếu. ACB phát hành 10 triệu cổ phiếu mệnh giá 100 tỷ đồng, với số tiền thu được là hơn 1.800 tỷ đồng.

Năm 2008, ACB thành lập mới 75 chi nhánh và phòng giao dịch, hợp tác với American Express về séc du lịch, triển khai dịch vụ chấp nhận thanh toán thẻ JCB. ACB tăng vốn điều lệ lên 6.355 tỷ đồng. ACB đạt danh hiệu “Ngân hàng tốt nhất Việt Nam năm 2008” do Tạp chí Euromoney trao tặng tại Hong Kong.

Riêng trong năm 2009, ACB hoàn thành cơ bản chương trình tái cấu trúc nguồn nhân lực, tái cấu trúc hệ thống kênh phân phối, xây dựng mô hình chi nhánh

theo định hướng bán hàng. Tăng thêm 51 chi nhánh và phòng giao dịch. Hệ thống chấm điểm tín dụng đối với khách hàng cá nhân và doanh nghiệp cũng đã hoàn thành và áp dụng chính thức. Hệ thống bàn trợ giúp (helpdesk) bắt đầu được triển khai. Và lần đầu tiên tại Việt Nam, chỉ có ACB nhận được 6 giải thưởng “Ngân hàng tốt nhất Việt nam năm 2009” do 6 tạp chí tài chính ngân hàng danh tiếng quốc tế bình chọn.

Năm 2010, ACB tăng cường công tác dự báo tình hình để có các quyết sách phù hợp nhằm đảm bảo an toàn và hiệu quả hoạt động. Xây dựng Trung tâm dữ liệu dự phòng đạt chuẩn ở tỉnh Đồng Nai. Phát triển hệ thống kênh phân phối phi truyền thống như ngân hàng điện tử và bán hàng qua điện thoại (telesales).

2.1.1 Các sản phẩm và dịch vụ của ACB:

Tiền gửi:

Cung cấp các sản phẩm tiền gửi thanh toán, tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi có kỳ hạn bằng VNĐ, ngoại tệ, vàng với nhiều kỳ hạn linh hoạt và lãi suất hấp dẫn.

Cho vay:

Cho vay bổ sung vốn lưu động, cho vay đầu tư các dự án, cho vay mua máy móc thiết bị, cho vay tài trợ xuất nhập khẩu, Bao thanh toán trong nước và bao thanh toán xuất khẩu, cho vay tiêu dùng…

Thanh toán quốc tế:

Chuyển tiền đi bằng điện (T/T), nhờ thu trả ngay và trả chậm, tín dụng thư nhập khẩu.

Dịch vụ quản lý tiền:

Dịch vụ thu chi hộ tiền mặt, dịch vụ thu tiền hóa đơn và thanh toán hóa đơn, dịch vụ chi hộ lương.

Kinh doanh ngoại tệ, vàng bạc, chứng khoán

Các sản phẩm dịch vụ khác…

2.1.2 Vài nét về trung tâm thẻ của ngân hàng ACB

Hiện nay hầu hết các ngân hàng thương mại đều quan tâm đến nghiệp vụ phát triển đại lý và nghiệp vụ phát triển thẻ. Trong những năm gần đây các ngân hàng

thương mại bắt đầu tập trung vào việc phát triển thẻ quốc tế vì nền kinh tế nước ta hiện nay đang ổn định và tăng trưởng cao, số lượng người nước ngoài đến Việt Nam cũng như người Việt Nam ra nước ngoài tăng nhanh vì vậy nhu cầu sở hữu thẻ quốc tế đang là nhu cầu rất cần thiết của người dân. Trong bối cảnh đó ACB đã chuẩn bị thành lập một trung tâm thẻ vào tháng 05/1995, nhưng phải đến ngày 09/02/1996 mới chính thức thành lập trung tâm thẻ ACB và đi vào hoạt động.

Tuy hoạt động trong bối cảnh hết sức cạnh tranh nói trên nhưng trung tâm thẻ vẫn cố gắng duy trì vị thế của thẻ ACB trên thị trường bằng cách đa dạng hóa các sản phẩm như phát hành thẻ Visa Electron, MasterCard Electronic, triển khai các chương trình hợp tác phát hành thẻ đồng thương hiệu với một số đối tác là công ty lớn có số lượng khách hàng tiềm năng đáng kể như: Citimart, VDC, Vera, Vietravel…

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ THẺ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU.PDF (Trang 30)