Bài học kinh nghiệ mở Việt Nam

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ THẺ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU.PDF (Trang 31)

Trong điều kiện kinh tế Việt Nam ngày càng hội nhập với nền kinh tế thế giới, nhất là sau khi Việt Nam gia nhập WTO. Áp lực cạnh tranh của các ngân hàng là không thể tránh khỏi, đặc biệt khi có sự xuất hiện của các ngân hàng nước ngoài gia nhập vào Việt Nam. Sự cạnh tranh giữa các ngân hàng chủ yếu tập trung vào các sản phẩm dịch vụ đa tiện ích, các ngân hàng cạnh tranh nhau trong việc cung cấp cho thị trường sản phẩm thẻ tốt nhất, sao cho khách hàng cảm thấy hài lòng nhất. Vì vậy các ngân hàng Việt Nam cần nỗ lực nghiên cứu và cho ra đời những sản phẩm thẻ với nhiều chủng loại hơn, nhiều chức năng hơn, độ bảo mật cao và cung cấp nhiều tiện ích đi kèm để có thể đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Từ việc thẻ ngân hàng được xem như là một tài sản hay thương hiệu đối với ngân hàng thì giờ đây nó đã trở thành công cụ thanh toán thông dụng. Dịch vụ ngân hàng tiện ích này cũng cho phép mở rộng phạm vi thanh toán không dùng tiền mặt trong dân cư, đem lại sự thuận tiện cho người dân và hiệu quả cho các doanh nghiệp khi sử dụng dịch vụ thẻ.

Do nhu cầu cao về thẻ tín dụng nên hầu hết các ngân hàng thương mại đều phát hành thẻ tín dụng. Hạn mức tín dụng cấp cho khách hàng chủ yếu dựa vào mức thu nhập của họ và ngân hàng cũng dễ dàng quản lý nguồn thu nhập của chủ thẻ thông qua việc lương hàng tháng của họ được thanh toán qua ngân hàng. Ngân hàng có đầy đủ thông tin của chủ thẻ nên cũng yên tâm về khách hàng của mình hơn.

Ngày nay, hệ thống thẻ tín dụng trải rộng khắp nơi trên thế giới. Việc thanh toán bằng thẻ tín dụng có thể được thực hiện tại bất cứ nước nào trên thế giới là nhờ vào mạng toàn cầu của các tổ chức thẻ quốc tế như Visa, Master Card hay chi nhánh của các công ty thẻ JCB, AMEX. Thẻ tín dụng đặc biệt tiện dụng khi đi công tác, du

lịch nước ngoài và là một hình thức thanh toán không thể thiếu được khi mạng Internet và hình thức thương mại điện tử phát triển.

Các ngân hàng và Chính phủ Thái Lan luôn tích cực đẩy mạnh việc thanh toán không dùng tiền mặt trong dân cư. Chính phủ Việt Nam cũng nên đẩy mạnh chủ trương thanh toán không dùng tiền mặt trong dân cư. Chính phủ nên khuyến khích các điểm kinh doanh lắp đặt các máy đọc thẻ tự động để khi khách hàng có nhu cầu thanh toán bằng thẻ thì có thể thực hiện được. Các ngân hàng nên lắp đặt miễn phí các máy đọc thẻ tại những điểm kinh doanh, giảm phí đối với các ĐVCNT có doanh số thanh toán cao và ổn định. Bộ Công Thương có thể quy định cứng tất cả trung tâm mua sắm, nhà hàng đều lắp đặt máy đọc thẻ tự động để đáp ứng nhu cầu thanh toán bằng thẻ của khách hàng. Bộ Tài chính có chính sách giảm thuế đối với các doanh nghiệp cung ứng hàng hóa dịch vụ qua thẻ để khuyến khích các doanh nghiệp này thực hiện thanh toán qua thẻ.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Trong chương 1, luận văn đã trình bày những vấn đề cơ bản về thẻ và hoạt động kinh doanh thẻ của ngân hàng, các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh thẻ, các chỉ tiêu đánh giá sự phát triển hoạt động kinh doanh thẻ của ngân hàng, cũng như những rủi ro có thể xảy ra trong quá trình phát hành, sử dụng và thanh toán thẻ. Ta thấy được thẻ thanh toán là một hình thức thanh toán mang lại nhiều lợi ích cho các chủ thể tham gia. Do đó việc phát triển thẻ thanh toán là một xu hướng tất yếu của nền kinh tế hội nhập ngày nay.

Như vậy sau khi kết thúc chương 1, sang chương 2, chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu tình hình hoạt động kinh doanh thẻ của ngân hàng TMCP Á Châu trong những năm qua. Từ đó đưa ra những nhận định cũng như tìm ra những nguyên nhân hạn chế làm cơ sở để đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện và phát triển hoạt động kinh doanh thẻ của ngân hàng TMCP Á Châu trong tiến trình hội nhập.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH THẺ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU

2.1 Giới thiệu tổng quan về ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Á Châu (ACB)

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ THẺ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU.PDF (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)