Nhà nước cần có chủ trương, chính sách khuyến khích người dân sử
dụng thẻ để thanh toán
Cần một chính sách đột phá mới từ phía Nhà nước để có thể chuyển biến tích cực cho thị trường thanh toán qua thẻ tại Việt Nam. Theo nguồn thông tin cuối
tháng 12-2011, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt đề án đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt giai đoạn 2011-2015. Mục tiêu của đề án là đến cuối năm 2015, tăng mạnh số người dân tiếp cận các dịch vụ thanh toán, nâng tỉ lệ người dân có tài khoản tại ngân hàng lên mức 35%-40% dân số.
Để có thể thực hiện được điều nêu trên, Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ mang tính đột phá, tạo “cú hích” cho thị trường thẻ thanh toán. Ngân hàng Nhà nước cùng Bộ Tài chính cần nghiên cứu, tham mưu xem xét giảm thuế cho các doanh nghiệp cung ứng hàng hóa dịch vụ qua thẻ, tính theo doanh số thanh toán qua POS. Điều này sẽ khuyến khích các doanh nghiệp bán hàng sẵn sàng “quẹt” thẻ cho khách.
Ngoài ra, Nhà nước cũng cần đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt trong dân cư bằng cách khuyến khích phát triển các loại thẻ đa năng, đa dụng; đầu tư cơ sở hạ tầng cho mạng lưới chấp nhận thẻ tại các trung tâm thương mại, khách sạn, khu vui chơi giải trí…,tích cực tuyên truyền lợi ích của thẻ tới mọi tầng lớp nhân dân, tạo sự đồng thuận, để thẻ được sử dụng rộng rãi trong cuộc sống. Các doanh nghiệp cung cấp hàng hóa dịch vụ nên áp dụng giảm phí, khuyến mãi, tích điểm, quay xổ số… để khuyến khích người tiêu dùng thanh toán qua POS.
Ngân hàng Nhà nước cũng cần nghiên cứu và áp dụng quy định bắt buộc chấp nhận thanh toán thẻ đối với các doanh nghiệp trong một số ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh bán lẻ. Sau đó, mở rộng ra tất cả doanh nghiệp cung ứng hàng hóa, dịch vụ, tạo cơ sở phát triển mạng lưới ĐVCNT.
Một việc nên làm nữa là đẩy mạnh phát triển thanh toán không dùng tiền mặt trong khu vực công sở, tăng cường phát triển thẻ trong các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp Nhà nước. Đồng thời khuyến khích đội ngũ các bộ công nhân viên chức của các cơ quan, đơn vị này tham gia tích cực việc thanh toán không dùng tiền mặt trong cuộc sống.
Nhà nước cần hoàn thiện khuôn khổ pháp lý cho hoạt động thanh toán thẻ ở Việt Nam
Nhà nước cần xây dựng cơ chế chính sách về thanh toán một cách đồng bộ, nhất quán, phù hợp với tình hình phát triển kinh tế xã hội và công nghệ thông tin. Ngân hàng nhà nước đóng vai trò quyết định trong việc ban hành cơ chế chính sách, tạo hành lang pháp lý, môi trường thuận lợi, thông thoáng cho quá trình sử dụng, phát triển các phương tiện thanh toán và hệ thống thanh toán; là người trực tiếp quản lý việc đầu tư xây dựng hệ thống thanh toán thống nhất giữa các ngân hàng; tổ chức, quản lý, kiểm tra giám sát hoạt động của hệ thống thanh toán liên ngân hàng.
Nhà nước cần có chính sách khuyến khích các ngân hàng thương mại đầu
tư phát triển trang bị máy móc phục vụ việc phát hành và thanh toán thẻ
Cần xây dựng hệ thống thanh toán hiện đại dựa trên nền tảng công nghệ thông tin. Chúng ta phải tận dụng cơ hội và thế mạnh của nước đi sau, thừa hưởng những thành tựu của khoa học công nghệ, vì vậy cần tranh thủ huy động tối đa các nguồn lực để đầu tư xây dựng hệ thống thanh toán hiện đại gồm trung tâm xử lý quốc gia và các trung tâm xử lý khu vực. Các ngân hàng thương mại tích cực đầu tư cơ sở vật chất, trang bị máy móc thiết bị hiện đại, lắp đặt hệ thống máy ATM trên toàn quốc, kết nối qua Trung tâm chuyển mạch tài chính quốc gia, đảm bảo thẻ của các NHTM đều sử dụng được ở tất cả các máy ATM, khắc phục các trường hợp chăm sóc khách hàng chưa tốt như: máy ATM hết tiền, gặp trục trặc về kỹ thuật, giải quyết các khiếu nại, khiếu kiện của khách hàng chưa nhanh chóng, kịp thời.
Đẩy mạnh công tác phòng chống tội phạm về thẻ
Như ta biết, vấn đề an ninh của thẻ thanh toán hiện nay đang là vấn đề rất bức xúc đối với Việt Nam. Nhà nước cần xây dựng các văn bản pháp luật, văn bản dưới luật về kinh tế có liên quan đến việc phát hành và thanh toán thẻ, bổ sung các luật hiện hành. Bộ luật hình sự cần có khung hình phạt cụ thể cho những tội phạm liên quan đến lĩnh vực thẻ như sản xuất, tiêu thụ thẻ giả, ăn cắp mã số thẻ…..Điều này sẽ làm cho vấn đề an ninh trong thanh toán thẻ được thắt chặt hơn.
3.3.2 Kiến nghị đối với Hiệp hội thẻ ngân hàng Việt Nam
Hiệp hội thẻ ngân hàng Việt Nam ra đời với mục tiêu là nơi để trao đổi kinh nghiệm, là nơi tạo sự hợp tác tương trợ giữa các ngân hàng thành viên, hạn chế cạnh tranh không lành mạnh với mục tiêu là thúc đẩy sự phát triển chung của thị trường thẻ Việt Nam. Để nâng cao hơn nữa vai trò của mình trong bối cảnh thị trường tiền tệ và hoạt động ngân hàng có nhiều biến động phức tạp, Hiệp hội thẻ ngân hàng cần đảm bảo sự liên kết chặt chẽ hơn giữa các ngân hàng thành viên; xác định, nâng cao ý thức trách nhiệm cộng đồng cho các ngân hàng thành viên và thông báo kịp thời cho các ngân hàng thành viên khi có những dấu hiệu làm ảnh hưởng đến lợi ích cộng đồng; tạo sự đồng thuận cao, cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng, không vì lợi ích cục bộ của mỗi ngân hàng thành viên mà làm phương hại đến uy tín của ngành Ngân hàng nói chung.
Hội thẻ cũng cần tăng cường vai trò hỗ trợ trong việc đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho các ngân hàng thành viên. Hội thẻ nên tăng cường tổ chức các khóa đào tạo, lớp bồi dưỡng nghiệp vụ, tổ chức các buổi hội thảo để giúp các ngân hàng cùng nhau trao đổi kinh nghiệm về các vấn đề kỹ thuật, công nghệ trong hoạt động phát hành và thanh toán thẻ. Trong các buổi hội thảo chuyên đề có thể mời các chuyên gia nước ngoài có kinh nghiệm về thẻ tại các nước tiên tiến như Mỹ, Nhật, Thái Lan, Singapore… để các ngân hàng thành viên có thể học hỏi các kinh nghiệm từ những nước này.
Hội thẻ cũng nên nắm bắt kịp thời những khó khăn, thuận lợi của các ngân hàng thành viên trong việc phát hành và thanh toán thẻ để cùng nhau đưa ra những giải pháp khắc phục những khó khăn đó.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Trong chương 3 luận văn đã đề xuất những định hướng và các giải pháp cơ bản nhằm phát triển hoạt động kinh doanh thẻ của ACB , trong đó bao gồm các giải pháp từ phía ACB và các kiến nghị đối với Nhà nước và Hiệp hội thẻ các ngân hàng Việt Nam. Các giải pháp nêu trong chương 3 là hết sức cần thiết và nó sẽ phát huy được hiệu quả nếu được thực hiện đồng bộ và nhất quán. Các kiến nghị đối với Nhà nước và Hiệp hội thẻ có vai trò quan trọng trong việc phát triển thị trường thẻ Việt Nam nói chung và thẻ của ACB nói riêng.
KẾT LUẬN CHUNG
Thẻ là một phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt văn minh, hiện đại và được ưa chuộng trên thế giới, nhất là ở các nước phát triển. Nền kinh tế Việt Nam đang từng bước hòa nhập vào nền kinh tế thế giới, việc phát triển thanh toán không dùng tiền mặt nói chung hay việc sử dụng thẻ ngân hàng nói riêng thật sự quan trọng, góp phần xây dựng hệ thống thanh toán văn minh, hiện đại.
Trải qua khoảng 16 năm tham gia vào hoạt động phát hành và thanh toán thẻ, ACB đã từng bước khẳng định được vị trí của mình trên thị trường thẻ Việt Nam. ACB đã có nhiều bước tiến vượt bậc từ chỗ chỉ thực hiện thanh toán trong mạng lưới đại lý thanh toán thẻ nhỏ lẻ, phát hành thẻ cho một số ít khách hàng, đến nay ngân hàng đã mở rộng mạng lưới đại lý thanh toán thẻ trên phạm vi toàn quốc. Doanh số thanh toán thẻ đều có sự tăng trưởng qua các năm. Số lượng khách hàng sử dụng thẻ do ngân hàng phát hành gia tăng đáng kể. ACB đã cung cấp cho thị trường nhiều sản phẩm thẻ mới, phục vụ cho nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng.
Nhưng thị trường thẻ ở Việt Nam vẫn là một thị trường đầy tiềm năng cần được khai thác. Những kết quả mà ACB đạt được trong những năm qua không phải là nhỏ nhưng ACB vẫn chưa thể bằng lòng với những gì mình đã đạt được. ACB cần không ngừng nỗ lực vượt qua những khó khăn, tận dụng cơ hội để giữ vững uy tín của mình trên thị trường thẻ Việt Nam, tạo lập được niềm tin vững chắc nơi khách hàng.
Với kiến thức còn nhiều hạn chế của mình, em mạnh dạn đưa ra một số giải pháp và kiến nghị đối với với hệ thống ngân hàng nói chung, ngân hàng ACB nói riêng cũng như Hiệp hội thẻ các ngân hàng Việt Nam. Em mong muốn những giải pháp được đưa ra trong luận văn này sẽ đóng góp phần nào đó cho sự phát triển dịch vụ thẻ ACB nói riêng và thị trường thẻ Việt Nam nói chung.
1. Lê Văn Tề (1999), Thẻ thanh toán quốc tế và việc ứng dụng thẻ vào Việt Nam, NXB trẻ
2. Nguyễn Đăng Dờn, Nghiệp vụ ngân hàng thương mại, Trường Đại học Kinh tế TP.HCM
3. Trần Huy Hoàng, Quản trị ngân hàng thương mại, Trường Đại học Kinh tế TP.HCM
4. Báo cáo tài chính của ngân hàng TMCP Á Châu
5. Báo cáo tổng kết hàng năm của Trung tâm thẻ Ngân hàng TMCP Á Châu 6. Báo cáo hiệp hội thẻ Ngân hàng Việt Nam
7. Tạp chí: Thời báo ngân hàng, Tạp chí ngân hàng, Thị trường tài chính tiền tệ, Tạp chí khoa học và đào tạo ngân hàng
8. Website của Ngân hàng TMCP Á Châu: www.acb.com.vn
BẢNG KHẢO SÁT KHÁCH HÀNG SỬ DỤNG SẢN PHẨM DỊCH VỤ THẺ CỦA NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU
Xin chào anh/chị, xin cảm ơn anh/chị đọc và trả lời bảng câu hỏi này. Tôi là học viên cao học trường Đại học Kinh Tế TP.HCM, những thông tin anh chị sắp cung cấp sẽ là những thông tin rất hữu ích cho nghiên cứu của tôi để từ đó có thể đề ra những biện pháp để có thể phục vụ khách hàng tốt hơn. Những thông tin này chỉ dùng cho mục đích nghiên cứu và tuyệt đối được giữ bí mật. Anh/chị vui lòng trả lời những câu hỏi dưới đây
Anh/chị vui lòng đánh dấu X vào các ô trống bên cạnh các đáp án mà anh/chị lựa chọn
THÔNG TIN NGƯỜI ĐƯỢC PHỎNG VẤN
1. Giới tính: Nam Nữ 2. Tuổi 18-25 26-35
36-45 trên 45 3. Mức thu nhập trung bình một tháng (đồng)
dưới 5 triệu từ 5 đến 10 triệu trên 10 triệu
CÁC CÂU HỎI I. THẺ ATM
Câu 1. Anh/chị biết tới các sản phẩm, dịch vụ tiện ích của thẻ ATM ACB qua kênh thông tin nào?
1. Internet 2. Truyền hình 3. Báo chí
4. Băng rôn, áp phích 5. Email 6. Bạn bè, người thân
7. Tại ngân hàng khi đến làm các giao dịch khác
Câu 2. Yếu tố nào tác động đến anh/chị khi quyết định lựa chọn thẻ ATM của ACB
1. Phí 2. Chế độ bảo mật 3. Dịch vụ tiện ích
4. Dịch vụ chăm sóc khách hàng 5. Chương trình KM và các ưu đãi
đủ (hướng dẫn sử dụng, giới thiệu dịch vụ, tiện ích…) từ phía ngân hàng không?
1. Có, rất đầy đủ và rõ ràng
2. Có, nhưng chưa được đầy đủ
3. Không được chỉ dẫn
Câu 4. Anh/chị vui lòng đánh giá mức độ thường xuyên khi sử dụng các dịch vụ tiện ích thẻ ATM của ACB
Mức độ đánh giá Tiêu chí Rất thường
xuyên Thường xuyên thoảng Thỉnh Hiếm khi bao giờ Không
1. Rút tiền
2. Chuyển khoản tại
ATM
3. Chi tiêu tại các cửa hàng, siêu thị, trung
tâm mua sắm…
4.Thanh toán qua
Internet
5.Thanh toán hóa đơn: điện, nước, điện
thoại…tại ATM
6. Dịch vụ SMS thông
báo biến động số dư
Câu 5. Anh/chị có hài lòng với các dịch vụ thường xuyên/ rất thường xuyên sử dụng không?
1. Rất hài lòng 2. Tương đối hài lòng 3. Không hài lòng Anh/chị có thể cho biết lý do không hài lòng
………
Câu 6. Anh/chị đánh giá một số tiêu chí về sản phẩm thẻ ATM của ACB
Mức độ đánh giá Tiêu chí Rất đồng
ý Đồng ý thường Bình Không đồng ý Rất không đồng ý 1. Nhiều dịch vụ gia
tăng, chương trình ưu
đãi
khắp
4. Chất lượng dịch vụ
ổn định
5.Thương hiệu uy tín
của ACB
Câu 7. Hình thức khuyến mãi nào dành cho chủ thẻ ATM mà anh/chị ưa thích nhất?
1. Chiết khấu tiền khi mua hàng
2. Tích điểm khi thanh toán để đổi quà
3. Miễn, giảm phí phát hành, phí thường niên…
4. Quà tặng khi phát hành thẻ
5. Bốc thăm may mắn
6. Ý kiến khác………
Câu 8. Anh/chị mong muốn ACB mở rộng thêm dịch vụ tiện ích nào cho thẻ ATM?
……… ………..
Câu 9. Theo anh/chị, vị trí đặt ATM của ACB có thuận tiện hay không?
1. Rất thuận tiện 2. Tương đối thuận tiện
3. Không thuận tiện
Câu 10. Anh/chị có gặp phải sự cố nào khi sử dụng ATM của ACB? (có thể lựa chọn nhiều đáp án)
1. Không gặp phải sự cố nào
2. ATM hết tiền
3. ATM ngừng giao dịch
4. Phải xếp hàng quá lâu để chờ giao dịch
5. ATM không trả tiền nhưng tài khoản vẫn bị trừ tiền
6. Sự cố khác………...
Câu 11. Trong trường hợp anh/chị đã từng gặp các sự cố về thẻ, anh/chị cho biết ngân hàng có hỗ trợ anh/chị nhanh chóng và hiệu quả không?
hiện nay của ACB?
1. Rất đắt 2. Đắt 3. Chấp nhận được
4. Cạnh tranh 5. Rất cạnh tranh
Câu 13. Trong trường hợp anh/chị thấy mức phí không hợp l anh/chị có thể cho biết đó là mức phí gì?
1. Phí phát hành 2. Phí quản lý tài khoản
3. Phí rút tiền 4. Phí nộp tiền vào thẻ
5. Phí khác………
Câu 14: Anh/chị đánh giá thế nào về chất lượng dịch vụ thẻ ATM của ACB?
1.Rất tốt 2. Tốt 3. Bình Thường
4. Kém 5. Rất kém
Câu 15. Anh/chị có sử dụng thẻ ATM của Ngân hàng khác bên cạnh thẻ ATM của ACB không?
1.Có 2. Không
Trong trường hợp có sử dụng dịch vụ thẻ ATM của Ngân hàng khác, anh/chị vui lòng cho biết tên ngân hàng:
………..
Câu 16.Theo anh/chị đâu là điểm nổi trội giữa thẻ ATM của Ngân hàng anh/chị đang dùng so với dịch vụ thẻ của ACB?
1.Tiện ích 2. Phí cạnh tranh 3. Dịch vụ chăm sóc KH
4. Khác………...
II. THẺ TÍN DỤNG
Câu 1. Theo anh/chị quy trình thủ tục phát hành thẻ tín dụng của ACB có phù hợp không?
1.Có
2. Không, thủ tục rất phức tạp và chưa phù hợp
3. Ý kiến khác………
Câu 2. Khi nhận thẻ mới phát hành, anh/chị có nhận được những chỉ dẫn đầy đủ (hướng dẫn sử dụng, giới thiệu dịch vụ, tiện ích…) từ phía ngân hàng không?
1. Có, rất đầy đủ và rõ ràng
2. Có, nhưng chưa được đầy đủ
Câu 3. Anh/chị biết tới các sản phẩm, dịch vụ tiện ích của thẻ tín dụng ACB qua kênh thông tin nào?
1. Internet 2. Truyền hình 3. Báo chí
4. Băng rôn, áp phích 5. Email 6. Bạn bè, người thân