Mục tiêu, nhiệm vụ, chức năng của công ty

Một phần của tài liệu Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh xuất khẩu gạo tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu vĩnh long (Trang 30)

7. Kết luận ( cần ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung của đề tài và

3.2.2 Mục tiêu, nhiệm vụ, chức năng của công ty

- Đạt lợi nhuận cao qua việc cung ứng mặt hàng chủ lực với chất lượng tốt, giá trị cao. Đa dạng hoá mặt hàng, xâm nhập và mở rộng thị trường xuất khẩu.

- Thúc đẩy, nâng cao tăng trưởng kinh tế tại địa phương, xứng đáng là đơn vị kinh tế mũi nhọn.

- Tạo công ăn việc làm, không gây ảnh hưởng xấu đến môi trường, quan hệ tốt với chính quyền địa phương.

- Phát triển hệ thống cung cấp các loại gạo đặc sản cho thị trường tiêu dùng trong nước (hiện chỉ cung cấp cho xuất khẩu) và thâm nhập thị trường Châu Phi.

3.2.2.2. Chức năng

- Tổ chức thu mua gạo nguyên liệu trong nước, chế biến gạo thành phẩm các loại để xuất khẩu trực tiếp ra nước ngoài.

- Công ty dùng các khoản thu nhập trong hoạt động kinh doanh của mình để trang bị máy móc thiết bị, hoá chất, bao bì, vật tư cần thiết để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.

- Tạo công ăn việc làm và thu nhập cho lao động địa phương. - Xuất, nhập khẩu trực tiếp và uỷ thác.

3.2.2.3. Nhiệm vụ và quyền hạn công ty

a. Nhiệm vụ

- Thực hiện nghiêm chỉnh các chế độ báo cáo, nộp đủ các loại thuế và tổ chức hoạt động kinh doanh theo đúng quy định của pháp luật.

- Chịu trách nhiệm trước khách hàng và cơ quan quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm.

- Tự tạo nguồn vốn và khai thác có hiệu quả các nguồn vốn đó. Đảm bảo đầu tư mở rộng sản xuất, đổi mới trang thiết bị, áp dụng công nghệ tiên tiến vào sản xuất.

b. Quyền hạn công ty

- Tạo nguồn vốn cho sản xuất kinh doanh thông qua các hình thức vay vốn ngân hàng, kể cả vốn ngoại tệ. Quan hệ với tất cả các ngành để huy động vốn trong và ngoài nước.

- Chủ động ký kết hợp đồng với các thành phần kinh tế trong và ngoài nước, tổ chức liên doanh liên kết trong khuôn khổ cho phép.

3.2.3. Cơ cấu bộ máy quản lý của công ty 3.2.3.1. Hệ thống quản lý

Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu Vĩnh Long là đơn vị trực thuộc Uỷ ban Nhân dân tỉnh Vĩnh Long ( nắm giữ 54,52% vốn điều lệ), bộ máy quản lý được tổ chức theo hình thức tập trung rất thuận lợi cho việc điều hành, chỉ đạo và báo cáo công việc một cách nhanh chóng, hiệu quả.

3.2.3.2. Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận trong công ty

a. Hội đồng quản trị

Hội đồng quản trị do đại hội đồng cổ đông bầu ra có nhiệm vụ chỉ đạo điều hành ban giám đốc thực hiện mục tiêu chung của toàn công ty.

b. Ban kiểm soát

Ban kiểm soát do đại hội đồng cổ đông bầu ra có nhiệm vụ kiểm soát nội bộ mọi hoạt động của công ty.

c. Ban giám đốc

Ban giám đốc do Hội đồng quản trị bổ nhiệm và được uỷ nhiệm đủ quyền hạn cần thiết để thi hành các quyết định của Hội đồng quản trị. Giám đốc là người đại diện có tư cách pháp nhân của công ty là người điều hành mọi hoạt động của công ty và chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị về việc thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn được giao.

d. Phó giám đốc

- Phó giám đốc thường trực: Giúp việc cho giám đốc, thay mặt giám đốc giải quyết những hoạt động của công ty và chịu trách nhiệm trước Giám đốc về phần việc được phân công khi Giám đốc đi vắng.

- Phó giám đốc kinh doanh: Tham mưu với Giám đốc về chiến lược kinh doanh, trực tiếp ký kết hợp đồng kinh tế với khách hàng khi có giấy uỷ quyền hợp pháp của Giám đốc.

e. Văn phòng đại diện tại thành phố Hồ Chí Minh

Văn phòng là nơi giao dịch, đàm phán soạn thảo hợp đồng kinh tế với các khách hàng ngoài nước, thực hiện việc giao, nhận hàng hoá xuất, nhập khẩu theo quy định của hợp đồng thanh toán quốc tế.

f. Xí nghiệp trực thuộc

Trực tiếp hoạt động sản xuất chế biến tại xí nghiệp

g. Phòng hành chính

Phụ trách công tác tuyển dụng lao động, đào tạo, bố trí quản lý cán bộ, công nhân viên, quản lý hồ sơ, văn thư cho công ty. Ngoài ra phòng hành chính còn thực hiện chính sách lao động tiền lương.

h. Phòng kế hoạch và đầu tư

Giúp giám đốc lập kế hoạch, theo dõi việc thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh, tiêu thụ hàng hoá đúng quy định của pháp luật, đầu tư xây dựng cơ bản nhằm mở rộng phạm vi hoạt động kinh doanh.

i. Phòng tài vụ

Thực hiện công tác kế toán, kiểm tra tài chính, lập báo cáo quyết toán, tổng hợp các chứng từ sổ sách của công ty.

Phòng Kế hoạch đầu tư VP đại diện tại TP Hồ Chí Minh Xí nghiệp Lương thực Cái Cam Xí nghiệp Lương thực Cổ Chiên Phòng Hành Chính Tổ chức Phòng Kế toán Tài vụ HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG

BAN GIÁM ĐỐC

PHÓ GIÁM ĐỐC KINH DOANH BAN KIỂM SOÁT

PHÓ GIÁM ĐỐC THƯỜNG TRỰC

Điều hành trực tiếp Kiểm tra, giám sát Quan hệ phối hợp

Hình 1: CƠ CẤU TỔ CHỨC CÔNG TY CP XNK VĨNH LONG

3.2.3.3. Tổ chức bộ máy kế toán của công ty

Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu Vĩnh Long tổ chức bộ máy kế toán vừa tập trung vừa phân tán do Công ty có quy mô kinh doanh lớn, hoạt động trên địa bàn vừa tập trung, vừa phân tán.

Quan hệ chỉ đạo Quan hệ phối hợp

Hình 2: BỘ MÁY KẾ TOÁN CÔNG TY CP XNK VĨNH LONG

b. Chức năng các phần hành kế toán.

- Kế toán trưởng: Chịu trách nhiệm trước ban giám đốc về tổ chức, quản lý và điều hành mọi hoạt động của phòng, giám sát công tác kế toán thu chi tài vụ, sử dụng vốn, quản lý toàn bộ tài sản và các hoạt động tài chính của công ty.

- Phó phòng kế toán – Kế toán tổng hợp:

+ Ghi chép sổ kế toán, lập báo cáo tài chính toàn công ty.

+ Kiểm tra và thực hiện các chế độ quản lý kinh tế tài chính trong công ty, bảo quản, lưu trữ hồ sơ, tài liệu kế toán theo quy định.

- Phó phòng kế toán – Kế toán hàng hoá.

+ Theo dõi báo cáo tình hình nhập xuất tồn kho hàng hoá, vật liệu, thành phẩm, lưu trữ hồ sơ kế toán, công nợ, thuế giá trị gia tăng.

+ Tổng hợp và báo cáo tình hình doanh thu đã thực hiện trong quá trình kinh doanh. Xác định giá vốn của hàng hoá đã bán ra.

KẾ TOÁN TRƯỞNG Phó phòng Kế toán tổng hợp Phó phòng Kế toán hàng hóa Kế toán bán hàng Kế toán vốn bằng tiền Nhân viên Thủ quỹ

- Kế toán bán hàng: Lập hoá đơn bán hàng, theo dõi công nợ, lưu trữ hồ sơ kế toán, theo dõi tình hình thực hiện và thanh lý các hợp đồng bán hàng, kiểm kê hàng hoá.

- Kế toán vốn bằng tiền: Theo dõi, lưu trữ hồ sơ thu – chi tiền mặt, tiền gửi và tiền vay ngân hàng tại công ty.

- Thủ quỹ:

+ Bảo quản tiền mặt, các chứng từ có giá trị như tiền của công ty + Báo cáo và thu chi theo phiếu thu, phiếu chi được duyệt.

3.3. NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN3.3.1. Thuận lợi 3.3.1. Thuận lợi

- Uy tín của Công ty được nhiều đối tác trong và ngoài nước tin cậy. - Mạng lưới thu mua và sản xuất rộng khắp trong và ngoài tỉnh.

- Nhà xưởng trang thiết bị, máy móc được đầu tư nâng cấp đạt tiêu chuẩn sản xuất xuất khẩu.

- Nhà nước khuyến khích các doanh nghiệp tham gia xuất khẩu.

- Việt Nam là một trong những nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới, cụ thể xuất khẩu gạo của Việt Nam đứng thứ hai trên thế giới chỉ sau Thái Lan.

- Việt Nam gia nhập AFTA, ASEAN, APEC, là thành viên thứ 150 của tổ chức thương mại thế giới WTO, ký nhiều hiệp định thương mại song phương với nhiều nước trên thế giới... tạo ra nhiều cơ hội xuất khẩu cho các doanh nghiệp Việt Nam.

- Sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật đã tạo ra nhiều giống lúa tốt, kháng sâu bệnh, chất lượng cao đạt tiêu chuẩn xuất khẩu.

- Nguồn nhân công dồi dào, giá nhân công rẻ.

- Cơ sở hạ tầng phát triển mạnh, giao thông thuận lợi.

3.3.2. Khó khăn

- Thị trường nội địa chưa vững chắc, hoạt động nghiên cứu thị trường của Công ty còn đơn giản, thụ động trong việc tìm kiếm mở rộng thị trường.

- Vẫn chưa có thương hiệu riêng cho gạo của Công ty cả trong và ngoài nước.

- Cạnh tranh gay gắt về giá cả, chất lượng giữa các doanh nghiệp trong và ngoài nước.

- Sản phẩm không đồng bộ, chất lượng không đảm bảo.

3.4. KHÁI QUÁT KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU VĨNH LONG (2007-2009) PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU VĨNH LONG (2007-2009)

Bảng 1: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY QUA 3 NĂM (2007-2009)

Đơn vị tính: triệu đồng

CHỈ TIÊU NĂM CHÊNH LỆCH CHÊNH LỆCH

2007 2008 2009 2008/2007 2009/2008

Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%)

Doanh thu thuần 112.058 1.802.440 3.184.315 1.690.383 1.508,50 1.381.875 76,67 Tổng chi phí 117.303 1.784.185 3.154.646 1.666.882 1.421,00 1.370.462 76,81 Lợi nhuận sau thuế -5.246 18.255 29.668 23.500 447,99 11.413 62,52

Qua bảng 1 báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty ta nhận thấy rằng tình hình hoạt động kinh doanh của công ty có bước đột phá đáng kể lợi nhuận năm sau tăng cao hơn năm trước. Ta sẽ phân tích tổng thể tình hình tăng giảm của từng chỉ tiêu kết quả hoạt động kinh doanh .

Năm 2008 hoạt động kinh doanh của công ty tăng so với năm 2007 cụ thể như sau: tăng 23.500 triệu đồng tương ứng tăng 447,99% , hoạt động kinh doanh năm 2008 có bước khởi sắc hơn năm năm 2007 làm doanh thu tăng 1.690.383 triệu đồng tương ứng tăng 1.508,5% nguyên nhân là công ty chuyển đổi hình thức sở hữu từ công ty nhà nước sang công ty cổ phần, các ngân hàng ngoài quốc doanh cho công ty vay vốn để hoạt động kinh doanh, mở rộng thị trường tiêu thụ trong và ngoài nước. Phần lớn trong tổng chi phí thì giá vốn hàng bán chiếm tỷ trọng khá cao, kế đó là chi phí tài chính, chi phí quản lý doanh nghiệp và chi phí bán hàng. Tổng chi phí năm 2008 tăng là do tổng doanh thu tăng.

Năm 2008 từ bảng 1 trên ta thấy rằng kết quả hoạt động kinh doanh của công ty tăng đều qua các năm. Năm 2009 tăng 11.413 triệu đồng tương ứng tăng 62,52% tình hình tăng trưởng về lợi nhuận của công ty ngày càng tăng, điều này là do sự nhạy bén, linh hoạt trong việc điều hành của ban lãnh lạo công ty, điều này được thể hiện qua doanh thu năm 2009 tăng 1.381.875 triệu đồng tương ứng tăng 76,67% đây là bước phát triển đáng kể.

Nguyên nhân doanh thu tăng là Công ty thực hiện cổ phần hoá doanh nghiệp vào cuối năm 2007 với nguồn vốn điều lệ của IMEX Cửu Long là 45 tỷ đồng, chủ yếu là tài sản cố định, ông chủ tịch hội đồng quản trị công ty xác định thế mạnh của công ty là kinh doanh mặt hàng lương thực, mạnh dạn tạm ngưng hoạt động kinh doanh các mặt hàng khác, điều chỉnh chiến lược sản xuất kinh doanh phù hợp với năng lực thực tế và diễn biến phức tạp của thị trường trong nước, mở ra hướng cung ứng nội địa tạo bước đột phá trong hoạt động sản xuất kinh doanh, khôi phục lại sự tín nhiệm của khách hàng trong và ngoài nước. Công ty đầu tư thêm 16,6 tỷ đồng mở rộng kho hàng, nâng cấp 2 xí nghiệp chế biến lương thực Cái Cam và Cổ Chiên, trang bị hệ thống xay xát chế biến gạo hiện đại, tổ chức lại mạng lưới thu mua tạo chân hàng ổn định khắp khu vực đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Thực hiện củng cố lại bộ máy nhân sự, bổ sung cán bộ cho các phòng ban, xí nghiệp trực thuộc theo hướng tin gọn nhưng

đảm bảo chất lượng hoạt động, từng bước trẻ hoá đội ngũ cán bộ. Cùng với áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008 và công tác quản lý điều hành, công ty thực hiện chuyển đổi cơ chế đối với các xí nghiệp, triển khai hạch toán báo sổ, áp dụng khoán giá thành sản phẩm, số lượng, lợi nhuận và định mức kinh tế kỹ thuật trong chế biến sản xuất, thực hiện chế độ trả lượng trên cơ sở mức độ phức tạp của công việc gắn với hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.

Nhìn chung, tình hình hoạt động kinh doanh của công ty trong 3 năm đạt kết quả tốt, đây là điều kiện thuận lợi cho công ty phát triển mạnh mẽ hơn nữa trong tương lai. Tuy nhiên để thấy rõ tình hình hoạt động kinh doanh của công ty qua 3 năm ta phân tích từng yếu tố doanh thu, chi phí lợi nhuận và sự ảnh hưởng của các yếu tố này đối với kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Vĩnh Long ở những chương tiếp theo.

Dưới đây là biểu đồ thể hiện kết quả hoạt động kinh doanh của công ty qua 3 năm 2007-2009

CHƯƠNG 4

PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU VĨNH LONG



4.1. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH DOANH THU

Tại Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Vĩnh Long thì doanh thu bao gồm doanh thu từ hoạt động kinh doanh và doanh thu từ hoạt động tài chính. Trong đó, doanh thu từ hoạt động kinh doanh gồm: doanh thu thuần về bán hàng, cung cấp dịch vụ và doanh thu từ hoạt động tài chính. Do đặc điểm của Công ty là sản xuất và kinh doanh nên doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh thu của Công ty.

4.1.1 Tình hình thị trường tiêu thụ của công ty (2007-2009)4.1.1.1 Thị trường trong nước. 4.1.1.1 Thị trường trong nước.

Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Vĩnh Long là một trong những đơn vị có tổng kim ngạch xuất khẩu gạo tương đối lớn. Tuy nhiên tình hình tiêu thụ trong nước cũng chiếm một tỷ trọng rất lớn.

Bảng 2: TÌNH HÌNH TIÊU THỤ NỘI ĐỊA CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU VĨNH LONG ( 2007-2009)

Đơn vị tính: tấn

CHỈ TIÊU NĂM CHÊNH LỆCH CHÊNH LỆCH

2007 2008 2009 2008/2007 2009/2007 Sản lượng Tỷ lệ (%) Sản lượng Tỷ lệ (%) 1/ Gạo 5% 9.000 151.500 142.000 142.500 1.583,3 -9.500 -6,27 2/ Gạo 10% - - - - 3/ Gạo 15% - 22.500 35.500 22.500 - 13.000 57,78 4/ Gạo 25% 3.000 19.500 46.500 16.500 550,0 27.000 138,46 5/ Tấm - 11.000 56.500 11.000 - 45.500 413,64 Tồng sản lượng 12.000 204.500 280.500 192.500 1.604,2 76.000 37,16

Qua bảng 2 ta thấy tổng sản lượng cung ứng nội địa qua các năm có mức tăng trưởng rất lớn như: năm 2008 tăng 192.500 tấn tương ứng tăng 1.604,2% so với năm 2007; năm 2009 tăng 76.000 tấn tương ứng tăng 37,16% so với năm 2008.

Số lượng các mặt hàng gạo đều tăng qua các năm. Riêng năm 2009 mặt hàng gạo 5% có giảm 9.500 tấn, tương đương giảm 6,27% so với năm 2008 do một số khách hàng chuyển sang tiêu thụ loại gạo cấp thấp hơn ( gạo 25% và tấm). Nguyên nhân tăng sản lượng tiêu thụ là do từ đầu năm 2008 công ty chuyển đổi từ doanh nghiệp nhà nước sang công ty cổ phần, việc thay đổi hình thức sở hữu, cung cách điều hành đã tạo nên chuyển biến mới trong cách nghĩ, cách làm của toàn thể cán bộ nhân viên: đổi mới, năng động, sáng tạo. Ban giám đốc điều hành linh động, tích cực, chủ động phát triển nhiều khách hàng mới.

Nguyên nhân của việc biến động trên vào năm 2008, những ngày cuối tháng 4 bỗng trở nên không bình yên với không ít người dân . Không biết từ đâu,

Một phần của tài liệu Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh xuất khẩu gạo tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu vĩnh long (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(92 trang)
w