7. Kết luận ( cần ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung của đề tài và
3.1 ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH TỈNH VĨNH LONG
Vĩnh Long không có bờ biển nhưng có nhiều sông và kênh rạch. Sông tiền và sông Hậu chảy ra Biển Đông qua vùng đất Vĩnh Long nổi lên nhiều cù lao hình thành những vùng trồng cây ăn trái đặc sản trù phú và những cánh đồng lúa phì nhiêu tạo điều kiện cho Vĩnh Long có nhiều tiềm năng về phát triển nông nghiệp. Hơn nữa Vĩnh Long có nhiều đoạn quốc lộ đi qua. Tỉnh luỵ Vĩnh Long chỉ cách thành phồ Hồ Chi Minh 136 km, cách thành phố Cần Thơ 33 km…
Như vậy, từ rất sớm Vĩnh Long đã trở thành một trong những trung tâm phát triển kinh tế và giao lưu trao đổi hàng hoá ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Vĩnh Long không phải một thương cảng ở lục tỉnh, cũng chưa phải một trung tâm thương mại lớn của miền châu thổ sông Cửu Long, nhưng sự phát triển kinh tế nông nghiệp ở địa bàn có vị trí thuận lợi này, đã xác định cho Vĩnh Long thế mạnh trong phát triển kinh tế hàng hoá.
Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Vĩnh Long nằm ngay trung tâm thành phố Vĩnh Long nên rất thuận tiện cho việc giao dịch, quan hệ với khách hàng. Xí nghiệp lương thực Cái Cam và xí nghiệp lương thực Cổ Chiên nằm cặp sông lớn rất thuận lợi cho việc thu mua, tiêu thụ gạo xuất khẩu. Vĩnh Long – một trung tâm phát triển kinh tế và giao lưu hàng hoá ở đồng bằng sông Cửu Long. Trên bản đồ vùng đồng bằng châu thổ sông Cửu Long, tỉnh Vĩnh Long nằm giữa sông Tiền và sông Hậu; phía Bắc giáp tỉnh Tiền Giang; phía Tây giáp tỉnh Đồng Tháp và thành phố Cần Thơ; phía Đông giáp tỉnh Bến Tre và Trà Vinh; phía Nam giáp tỉnh Sóc Trăng, những tỉnh giáp Vĩnh Long là những tỉnh có nguồn nguyên liệu gạo phong phú.
3.1.2. Đặc điểm kinh tế, chính trị - xã hội
Kinh tế, chính trị - xã hội trong nước nói chung và tỉnh Vĩnh Long nói riêng đều chịu ảnh hưởng do tác động của suy thoái kinh tế toàn cầu, chiến tranh cục bộ, xung đột vũ trang, xung đột sắc tộc, tôn giáo, hoạt động khủng bố và chống khủng bố ngày càng gay gắt, dịch bệnh xảy ra thường xuyên làm cho tình hình kinh tế gặp nhiều khó khăn. Với xu hướng hội nhập và toàn cầu hoá, khu vực hoá kinh tế các nước. Tỉnh đã cụ thể hoá chương trình dự án phát triển ở vùng đồng bằng sông Cửu Long và triển khai thực hiện tích cực – hiệu quả các giải pháp của Chính phủ nhằm ngăn chặn suy giảm kinh tế cùng với sự ổn định về chính trị - xã
hội là nền tảng vững chắc, là nhân tố quyết định cho sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh nhà.
3.2. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN, CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC
3.2.1. Lịch sử hình thành và phát triển
Tiền thân của Công ty Cổ phần Xuất Nhập Khẩu Vĩnh Long là Công ty Ngoại thương tỉnh Cửu Long được thành lập theo Quyết định số 439/UBT ngày 10/11/1976 của Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân tỉnh Cửu Long, là đơn vị kinh doanh xuất khẩu tổng hợp: xuất khẩu gạo, nông sản, hàng thủ công mỹ nghệ, hàng thuỷ sản đông lạnh và hàng may mặc, nhập khẩu vật tư, thiết bị máy móc và hàng tiêu dùng thiết yếu.
Công ty Ngoại thương tỉnh Cửu Long được đăng ký thành lập lại và đổi tên thành Công ty Xuất Nhập Khẩu Vĩnh Long theo Quyết định số 540/QĐ-UBT ngày 20/11/1992 của Uỷ ban Nhân dân tỉnh Vĩnh Long.
Ngày 18/05/2005 Công ty Xuất Nhập Khẩu Vĩnh Long được tiến hành cổ phần hoá theo Quyết định 1081/QĐ-UBT của Uỷ ban Nhân dân tỉnh Vĩnh Long.
Hơn 30 năm thành lập và hoạt động, Công ty Xuất nhập khẩu Vĩnh Long là đơn vị luôn chấp hành tốt các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, thực hiện đầy đủ và kịp thời nghĩa vụ thuế đối với Nhà nước, đóng góp rất lớn vào số thu của ngân sách địa phương, nhưng vai trò nổi bật nhất là góp phần quan trọng trong việc thực hiện chủ trương chuyển đổi cơ cấu kinh tế của nhà nước. Công ty được xếp loại Doanh nghiệp loại Một và được Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Ba.
Ngày 29/12/2006 Uỷ ban Nhân dân tỉnh Vĩnh Long ra Quyết định số 2608/QĐ-UBND về việc duyệt phương án và chuyển Công ty Xuất Nhập Khẩu Vĩnh Long thành Công ty Cổ phần Xuất Nhập Khẩu Vĩnh Long.
Ngày 01/12/2007 Công ty Cổ phần Xuất Nhập Khẩu Vĩnh Long chính thức đi vào hoạt động theo Giấy đăng ký kinh doanh số 54.0.3.0000.61 được phòng Đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch đầu tư Vĩnh Long cấp.
Tên công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU VĨNH LONG. Tên tiếng Anh: VINH LONG IMPORT-EXPORT JOINT STOCK COMPANY.
Tên giao dịch: IMEXCUULONG.
Trụ sở chính: Số 3-5 đường 30/4, phường 1, thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long.
Mã số thuế: 1500171478
Điện thoại: 070 3 823 618 – Fax: 070 3 823 822 Email: imexcuulong@imexcuulong.com.vn
Webside: www.imexcuulong.com.vn
Logo:
Năng lực hoạt động của Công ty:
Mặt hàng gạo: Công ty hiện có 02 xí nghiệp chế biến lương thực với hệ thống máy móc trang thiết bị tương đối hoàn chỉnh với năng lực sản xuất chế biến từ 40.000 - 50.000 tấn gạo các loại/ năm.
Qua quá trình hoạt động lâu năm trong ngành lương thực, Công ty đã xây dựng được hệ thống các nhà cung ứng gạo xuất khẩu rộng khắp các tỉnh ĐBSCL với trên 60 đơn vị, đã tạo được mối quan hệ tốt đẹp trên cơ sở hợp tác gắn bó lâu dài.
Từ các nguồn cung ứng này, hiện nay Công ty có khả năng thực hiện xuất khẩu và cung ứng xuất khẩu từ 450.000 - 500.000 tấn gạo các loại/ năm.
Ngoài ra, Công ty còn kinh doanh các mặt hàng khác như: phân bón, nông sản, nguyên liệu thức ăn gia súc, gia cầm, thủy sản....và kinh doanh dịch vụ vận tải đường sông
Công ty hiện là thành viên của các tổ chức:
Phòng Thương mại & Công nghiệp Việc Nam (VCCI).
Hiệp hội Lương thực Việt Nam.
Hiệp hội Phân bón Việt Nam
3.2.2. Mục tiêu, nhiệm vụ, chức năng của công ty3.2.2.1. Mục tiêu 3.2.2.1. Mục tiêu
- Đạt lợi nhuận cao qua việc cung ứng mặt hàng chủ lực với chất lượng tốt, giá trị cao. Đa dạng hoá mặt hàng, xâm nhập và mở rộng thị trường xuất khẩu.
- Thúc đẩy, nâng cao tăng trưởng kinh tế tại địa phương, xứng đáng là đơn vị kinh tế mũi nhọn.
- Tạo công ăn việc làm, không gây ảnh hưởng xấu đến môi trường, quan hệ tốt với chính quyền địa phương.
- Phát triển hệ thống cung cấp các loại gạo đặc sản cho thị trường tiêu dùng trong nước (hiện chỉ cung cấp cho xuất khẩu) và thâm nhập thị trường Châu Phi.
3.2.2.2. Chức năng
- Tổ chức thu mua gạo nguyên liệu trong nước, chế biến gạo thành phẩm các loại để xuất khẩu trực tiếp ra nước ngoài.
- Công ty dùng các khoản thu nhập trong hoạt động kinh doanh của mình để trang bị máy móc thiết bị, hoá chất, bao bì, vật tư cần thiết để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
- Tạo công ăn việc làm và thu nhập cho lao động địa phương. - Xuất, nhập khẩu trực tiếp và uỷ thác.
3.2.2.3. Nhiệm vụ và quyền hạn công ty
a. Nhiệm vụ
- Thực hiện nghiêm chỉnh các chế độ báo cáo, nộp đủ các loại thuế và tổ chức hoạt động kinh doanh theo đúng quy định của pháp luật.
- Chịu trách nhiệm trước khách hàng và cơ quan quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm.
- Tự tạo nguồn vốn và khai thác có hiệu quả các nguồn vốn đó. Đảm bảo đầu tư mở rộng sản xuất, đổi mới trang thiết bị, áp dụng công nghệ tiên tiến vào sản xuất.
b. Quyền hạn công ty
- Tạo nguồn vốn cho sản xuất kinh doanh thông qua các hình thức vay vốn ngân hàng, kể cả vốn ngoại tệ. Quan hệ với tất cả các ngành để huy động vốn trong và ngoài nước.
- Chủ động ký kết hợp đồng với các thành phần kinh tế trong và ngoài nước, tổ chức liên doanh liên kết trong khuôn khổ cho phép.
3.2.3. Cơ cấu bộ máy quản lý của công ty 3.2.3.1. Hệ thống quản lý
Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu Vĩnh Long là đơn vị trực thuộc Uỷ ban Nhân dân tỉnh Vĩnh Long ( nắm giữ 54,52% vốn điều lệ), bộ máy quản lý được tổ chức theo hình thức tập trung rất thuận lợi cho việc điều hành, chỉ đạo và báo cáo công việc một cách nhanh chóng, hiệu quả.
3.2.3.2. Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận trong công ty
a. Hội đồng quản trị
Hội đồng quản trị do đại hội đồng cổ đông bầu ra có nhiệm vụ chỉ đạo điều hành ban giám đốc thực hiện mục tiêu chung của toàn công ty.
b. Ban kiểm soát
Ban kiểm soát do đại hội đồng cổ đông bầu ra có nhiệm vụ kiểm soát nội bộ mọi hoạt động của công ty.
c. Ban giám đốc
Ban giám đốc do Hội đồng quản trị bổ nhiệm và được uỷ nhiệm đủ quyền hạn cần thiết để thi hành các quyết định của Hội đồng quản trị. Giám đốc là người đại diện có tư cách pháp nhân của công ty là người điều hành mọi hoạt động của công ty và chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị về việc thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn được giao.
d. Phó giám đốc
- Phó giám đốc thường trực: Giúp việc cho giám đốc, thay mặt giám đốc giải quyết những hoạt động của công ty và chịu trách nhiệm trước Giám đốc về phần việc được phân công khi Giám đốc đi vắng.
- Phó giám đốc kinh doanh: Tham mưu với Giám đốc về chiến lược kinh doanh, trực tiếp ký kết hợp đồng kinh tế với khách hàng khi có giấy uỷ quyền hợp pháp của Giám đốc.
e. Văn phòng đại diện tại thành phố Hồ Chí Minh
Văn phòng là nơi giao dịch, đàm phán soạn thảo hợp đồng kinh tế với các khách hàng ngoài nước, thực hiện việc giao, nhận hàng hoá xuất, nhập khẩu theo quy định của hợp đồng thanh toán quốc tế.
f. Xí nghiệp trực thuộc
Trực tiếp hoạt động sản xuất chế biến tại xí nghiệp
g. Phòng hành chính
Phụ trách công tác tuyển dụng lao động, đào tạo, bố trí quản lý cán bộ, công nhân viên, quản lý hồ sơ, văn thư cho công ty. Ngoài ra phòng hành chính còn thực hiện chính sách lao động tiền lương.
h. Phòng kế hoạch và đầu tư
Giúp giám đốc lập kế hoạch, theo dõi việc thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh, tiêu thụ hàng hoá đúng quy định của pháp luật, đầu tư xây dựng cơ bản nhằm mở rộng phạm vi hoạt động kinh doanh.
i. Phòng tài vụ
Thực hiện công tác kế toán, kiểm tra tài chính, lập báo cáo quyết toán, tổng hợp các chứng từ sổ sách của công ty.
Phòng Kế hoạch đầu tư VP đại diện tại TP Hồ Chí Minh Xí nghiệp Lương thực Cái Cam Xí nghiệp Lương thực Cổ Chiên Phòng Hành Chính Tổ chức Phòng Kế toán Tài vụ HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG
BAN GIÁM ĐỐC
PHÓ GIÁM ĐỐC KINH DOANH BAN KIỂM SOÁT
PHÓ GIÁM ĐỐC THƯỜNG TRỰC
Điều hành trực tiếp Kiểm tra, giám sát Quan hệ phối hợp
Hình 1: CƠ CẤU TỔ CHỨC CÔNG TY CP XNK VĨNH LONG
3.2.3.3. Tổ chức bộ máy kế toán của công ty
Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu Vĩnh Long tổ chức bộ máy kế toán vừa tập trung vừa phân tán do Công ty có quy mô kinh doanh lớn, hoạt động trên địa bàn vừa tập trung, vừa phân tán.
Quan hệ chỉ đạo Quan hệ phối hợp
Hình 2: BỘ MÁY KẾ TOÁN CÔNG TY CP XNK VĨNH LONG
b. Chức năng các phần hành kế toán.
- Kế toán trưởng: Chịu trách nhiệm trước ban giám đốc về tổ chức, quản lý và điều hành mọi hoạt động của phòng, giám sát công tác kế toán thu chi tài vụ, sử dụng vốn, quản lý toàn bộ tài sản và các hoạt động tài chính của công ty.
- Phó phòng kế toán – Kế toán tổng hợp:
+ Ghi chép sổ kế toán, lập báo cáo tài chính toàn công ty.
+ Kiểm tra và thực hiện các chế độ quản lý kinh tế tài chính trong công ty, bảo quản, lưu trữ hồ sơ, tài liệu kế toán theo quy định.
- Phó phòng kế toán – Kế toán hàng hoá.
+ Theo dõi báo cáo tình hình nhập xuất tồn kho hàng hoá, vật liệu, thành phẩm, lưu trữ hồ sơ kế toán, công nợ, thuế giá trị gia tăng.
+ Tổng hợp và báo cáo tình hình doanh thu đã thực hiện trong quá trình kinh doanh. Xác định giá vốn của hàng hoá đã bán ra.
KẾ TOÁN TRƯỞNG Phó phòng Kế toán tổng hợp Phó phòng Kế toán hàng hóa Kế toán bán hàng Kế toán vốn bằng tiền Nhân viên Thủ quỹ
- Kế toán bán hàng: Lập hoá đơn bán hàng, theo dõi công nợ, lưu trữ hồ sơ kế toán, theo dõi tình hình thực hiện và thanh lý các hợp đồng bán hàng, kiểm kê hàng hoá.
- Kế toán vốn bằng tiền: Theo dõi, lưu trữ hồ sơ thu – chi tiền mặt, tiền gửi và tiền vay ngân hàng tại công ty.
- Thủ quỹ:
+ Bảo quản tiền mặt, các chứng từ có giá trị như tiền của công ty + Báo cáo và thu chi theo phiếu thu, phiếu chi được duyệt.
3.3. NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN3.3.1. Thuận lợi 3.3.1. Thuận lợi
- Uy tín của Công ty được nhiều đối tác trong và ngoài nước tin cậy. - Mạng lưới thu mua và sản xuất rộng khắp trong và ngoài tỉnh.
- Nhà xưởng trang thiết bị, máy móc được đầu tư nâng cấp đạt tiêu chuẩn sản xuất xuất khẩu.
- Nhà nước khuyến khích các doanh nghiệp tham gia xuất khẩu.
- Việt Nam là một trong những nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới, cụ thể xuất khẩu gạo của Việt Nam đứng thứ hai trên thế giới chỉ sau Thái Lan.
- Việt Nam gia nhập AFTA, ASEAN, APEC, là thành viên thứ 150 của tổ chức thương mại thế giới WTO, ký nhiều hiệp định thương mại song phương với nhiều nước trên thế giới... tạo ra nhiều cơ hội xuất khẩu cho các doanh nghiệp Việt Nam.
- Sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật đã tạo ra nhiều giống lúa tốt, kháng sâu bệnh, chất lượng cao đạt tiêu chuẩn xuất khẩu.
- Nguồn nhân công dồi dào, giá nhân công rẻ.
- Cơ sở hạ tầng phát triển mạnh, giao thông thuận lợi.
3.3.2. Khó khăn
- Thị trường nội địa chưa vững chắc, hoạt động nghiên cứu thị trường của Công ty còn đơn giản, thụ động trong việc tìm kiếm mở rộng thị trường.
- Vẫn chưa có thương hiệu riêng cho gạo của Công ty cả trong và ngoài nước.
- Cạnh tranh gay gắt về giá cả, chất lượng giữa các doanh nghiệp trong và ngoài nước.
- Sản phẩm không đồng bộ, chất lượng không đảm bảo.
3.4. KHÁI QUÁT KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU VĨNH LONG (2007-2009) PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU VĨNH LONG (2007-2009)
Bảng 1: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY QUA 3 NĂM (2007-2009)
Đơn vị tính: triệu đồng
CHỈ TIÊU NĂM CHÊNH LỆCH CHÊNH LỆCH
2007 2008 2009 2008/2007 2009/2008
Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%)
Doanh thu thuần 112.058 1.802.440 3.184.315 1.690.383 1.508,50 1.381.875 76,67 Tổng chi phí 117.303 1.784.185 3.154.646 1.666.882 1.421,00 1.370.462 76,81 Lợi nhuận sau thuế -5.246 18.255 29.668 23.500 447,99 11.413 62,52
Qua bảng 1 báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty ta nhận thấy rằng tình hình hoạt động kinh doanh của công ty có bước đột phá đáng kể lợi nhuận năm sau tăng cao hơn năm trước. Ta sẽ phân tích tổng thể tình hình tăng giảm của từng chỉ tiêu kết quả hoạt động kinh doanh .
Năm 2008 hoạt động kinh doanh của công ty tăng so với năm 2007 cụ thể