Tình hình thị trường tiêu thụ của công ty (2007-2009)

Một phần của tài liệu Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh xuất khẩu gạo tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu vĩnh long (Trang 42)

7. Kết luận ( cần ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung của đề tài và

4.1.1 Tình hình thị trường tiêu thụ của công ty (2007-2009)

4.1.1.1 Thị trường trong nước.

Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Vĩnh Long là một trong những đơn vị có tổng kim ngạch xuất khẩu gạo tương đối lớn. Tuy nhiên tình hình tiêu thụ trong nước cũng chiếm một tỷ trọng rất lớn.

Bảng 2: TÌNH HÌNH TIÊU THỤ NỘI ĐỊA CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU VĨNH LONG ( 2007-2009)

Đơn vị tính: tấn

CHỈ TIÊU NĂM CHÊNH LỆCH CHÊNH LỆCH

2007 2008 2009 2008/2007 2009/2007 Sản lượng Tỷ lệ (%) Sản lượng Tỷ lệ (%) 1/ Gạo 5% 9.000 151.500 142.000 142.500 1.583,3 -9.500 -6,27 2/ Gạo 10% - - - - 3/ Gạo 15% - 22.500 35.500 22.500 - 13.000 57,78 4/ Gạo 25% 3.000 19.500 46.500 16.500 550,0 27.000 138,46 5/ Tấm - 11.000 56.500 11.000 - 45.500 413,64 Tồng sản lượng 12.000 204.500 280.500 192.500 1.604,2 76.000 37,16

Qua bảng 2 ta thấy tổng sản lượng cung ứng nội địa qua các năm có mức tăng trưởng rất lớn như: năm 2008 tăng 192.500 tấn tương ứng tăng 1.604,2% so với năm 2007; năm 2009 tăng 76.000 tấn tương ứng tăng 37,16% so với năm 2008.

Số lượng các mặt hàng gạo đều tăng qua các năm. Riêng năm 2009 mặt hàng gạo 5% có giảm 9.500 tấn, tương đương giảm 6,27% so với năm 2008 do một số khách hàng chuyển sang tiêu thụ loại gạo cấp thấp hơn ( gạo 25% và tấm). Nguyên nhân tăng sản lượng tiêu thụ là do từ đầu năm 2008 công ty chuyển đổi từ doanh nghiệp nhà nước sang công ty cổ phần, việc thay đổi hình thức sở hữu, cung cách điều hành đã tạo nên chuyển biến mới trong cách nghĩ, cách làm của toàn thể cán bộ nhân viên: đổi mới, năng động, sáng tạo. Ban giám đốc điều hành linh động, tích cực, chủ động phát triển nhiều khách hàng mới.

Nguyên nhân của việc biến động trên vào năm 2008, những ngày cuối tháng 4 bỗng trở nên không bình yên với không ít người dân . Không biết từ đâu, cơn sốt giá gạo đùng đùng vào thành phố khiến không ít người giật mình ngạc nhiên rồi cũng lao đao vào vòng xoáy chạy đua đi mua gạo. Cao điểm của cơn sốt gạo là ngày 26/4, lần đầu tiên, quầy gạo của một loạt các siêu thị lớn trong thành phố trống trơn trong thời điểm mua sắm nhộn nhịp nhất trong tuần. Trong khi đó hầu hết các tỉnh ĐBSCL đều trúng mùa với năng suất cao, bình quân gần 6 tấn/ha. Nên nguồn nguyên liệu đầu vào của công ty phong phú, giá thành ổn định, khi thị trường nội địa có nhu cầu tiêu thụ cao công ty đã tăng cường sản lượng bán ra.

4.1.1.2 Thị trường xuất khẩu.

Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Vĩnh Long xuất khẩu loại gạo trắng hạt dài theo tiêu chuẩn chất lượng Việt Nam. Trước đây gạo thơm có được trồng ở huyện Trà Ôn nhưng những năm gần đây không có trồng nữa do điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng. Gạo thơm là loại gạo đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường trong và ngoài nước. Do đó mặc dù giá trị kinh tế của loại gạo này rất cao nhưng hiện tại nguồn cung cấp bị hạn chế.

Bảng 3: TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU VĨNH LONG (2007-2009)

Đơn vị tính: tấn, 1.000USD

CHỈ TIÊU NĂM CHÊNH LỆCH CHÊNH LỆCH

2007 2008 2009 2008/2007 2009/2008 Số lượng Giá trị Số lượng Giá trị Số lượng Giá trị Số lượng Giá trị Số lượng Giá trị 1. Tổng kim ngạch xuất khẩu trực tiếp 3.000 898 36.074 16.500 125.333 42.081 33.074 15.602 89.259 25.581 Châu Mỹ - - 24 13 6.725 2.319 24 13 6.701 2.306 Châu Âu 1.000 302 22.000 10.257 23.650 9.212 21.000 9.955 1.650 -1.045 Châu Úc - - - - Châu Á - - 14.050 6.230 4.475 1.959 14.050 6.230 -9.575 -4.271 Châu Phi 2.000 596 - - 90.483 28.591 -2.000 -596 90.483 28.591

2. Xuất khẩu Uỷ

thác 18.500 5.213 16.500 6.958 72.000 29.329 -2.000 1.745 55.500 22.371

Tổng kim ngạch

xuất khẩu 21.500 6.111 52.574 23.458 197.333 71.410 31.074 17.347 144.759 47.952

Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Vĩnh Long đang từng bước phát triển đạt được nhiều kết quả.

Tổng kim ngạch xuất khẩu trực tiếp của năm 2008 so với năm 2007 như sau:

- Thị trường Châu Mỹ số lượng gạo tiêu thụ tăng 24 tấn tương ứng tăng số tiền 13.000 USD

- Thị trường Châu Âu số lượng gạo xuất khẩu tăng 21.000 tấn làm tăng tương ứng số tiền 9.955.000 USD

- Thị trường Châu Á số lượng gạo tiêu thụ tăng 14.050 tấn tương ứng tăng số tiền 6.230.000 USD

- Thị trường Châu Phi lượng gạo xuất khẩu giảm 2.000 tấn tương ứng giảm số tiền 596.000 USD.

Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới kéo dài đã ảnh hưởng lớn đến các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam. Công ty thường xuyên xuất khẩu cho các thị trường có khách hàng quen thuộc như Châu Âu, Châu Phi, Iraq, Singapore. Bên cạnh đó các thị trường khác tuy không thường xuyên nhưng cũng đóng góp rất lớn trong việc gia tăng kim ngạch xuất khẩu của công ty.

Công ty ký thêm được nhiều hợp đồng mới từ các thị trường tiềm năng như Hongkong, Nhật Bản, Hàn Quốc, Philippin dẫn đến lượng gạo xuất khẩu của công ty năm 2008 tăng so với năm 2007

Tổng kim ngạch xuất khẩu uỷ thác:

Năm 2008 so với năm 2007 giảm 2.000 tấn chiếm 10,81% với số tiền giảm 1.745.000 USD

Tổng kim ngạch xuất khẩu trực tiếp của năm 2009 so với năm 2008 như sau:

- Thị trường Châu Mỹ số lượng gạo tiêu thụ tăng 6.701 tấn tương ứng tăng số tiền 2.306.000 USD

- Thị trường Châu Âu số lượng gạo xuất khẩu tăng 1.650 tấn nhưng giá trị xuất khẩu lại giảm tương ứng số tiền 1.045.000 USD.

- Thị trường Châu Á số lượng gạo tiêu thụ giảm 9.575 tấn tương ứng số tiền giảm 4.271.000 USD

- Thị trường Châu Phi số lượng gạo xuất khẩu tăng 90.483 tấn tương ứng số tiền tăng 28.591.000 USD

Trong những năm sắp tới, công ty đặt mục tiêu thâm nhập, củng cố và đẩy mạnh xuất khẩu sang các thị trường có dân số đông, khả năng thu mua cao, mang lại doanh thu cho công ty. Đó là các thị trường EU, Nhật Bản, Mỹ…. Tuy nhiên ở các thị trường này đòi hỏi nhập khẩu gạo chất lượng tốt. Nhiều năm nay, Thái Lan đã nổi tiếng trên thế giới về khả năng xuất khẩu gạo chất lượng cao. Việt Nam tuy đứng thứ hai về xuất khẩu gạo trên thế giới nhưng chủ yếu là xuất khẩu cấp thấp và trung bình khá, còn gạo chất lượng tốt còn nhiều hạn chế, nhất là về giống ( chưa có giống tốt, đồng bộ). Do đó công ty có nhiều bước đi thích hợp để đạt được mục tiêu này.

Thời điểm trước cổ phần hóa (năm 2007), do thua lỗ dẫn đến hạn chế về tín dụng, nguồn cung bị hạn chế, khách hàng truyền thống quay đi nên số lượng và kim ngạch rất thấp. Khi chuyển sang cổ phần, như đã nêu ở phần trên, đã mang lại sinh khí mới cho toàn công ty, các ngân hàng mạnh dạn tài trợ tín dụng. Công ty đã khôi phục lại mối quan hệ với các khách hàng truyền thống, nhất là xuất sang châu Âu và châu Á. Năm 2008, số lượng xuất khẩu tăng vọt tuy thị trường châu Phi có bỏ ngỏ để rồi sang năm 2009 phục hồi và bùng nổ tại thị trường này.

Tổng kim ngạch xuất khẩu uỷ thác:

Năm 2009 so với năm 2028 tăng 55.500 tấn tương ứng tăng số tiền 22.371.000 USD

Về xuất khẩu ủy thác: Cũng tương tự như phân tích trên, trước khi cổ phần hóa, công ty thua lỗ, bị hạn chế về vốn, tín dụng nên không thực hiện tốt các chỉ tiêu xuất khẩu ủy thác được phân bổ, năm 2008 bị giảm chỉ tiêu ủy thác đi 2.000 tấn. Sang năm 2009, với bước phát triển của công ty, cùng với những nỗ lực của Ban giám đốc đã tạo được uy tín với các đối tác, chỉ tiêu xuất khẩu ủy thác có bước nhảy vọt.

Theo xu hướng hiện nay, các công ty doanh nghiệp xuất khẩu gạo thường giao dịch, ký kết hợp đồng xuất khẩu càng nhiều càng tốt nhằm gia tăng sản lượng, tăng lợi nhuận. Tuy nhiên có được nhiều hợp đồng mà không thực hiện được ( do không thu mua đủ hàng để giao) thì có thể không cải thiện được tình hình lợi nhuận mà có khi bị thua lỗ do bồi thường. Do đó thời gian qua, công ty

đặt mục tiêu giải quyết khâu đầu vào trước ( tạo chân hàng) rồi mới thực hiện đàm phán hợp đồng, gia tăng sản lượng xuất khẩu, đảm bảo việc tăng sản lượng xuất khẩu phù hợp với năng lực của công ty. Từ đó mang lại hiệu quả rất khả quan

Thị trường xuất khẩu gạo đầu năm 2008 có nhiều diễn biến phức tạp. Ban lãnh đạo Công ty đã thực hiện chiến lược đa dạng hóa phương thức kinh doanh: bên cạnh xuất khẩu trực tiếp, công ty đồng thời cung ứng xuất khẩu cho Tổng Công ty Lương thực Miền Nam và các đơn vị trong và ngoài tỉnh có nhu cầu. Đây là một bước đột phá thành công, giải quyết hàng tồn kho, tăng doanh thu, tạo uy tín cho Công ty trên thị trường cung ứng tại các tỉnh ĐBSCL và góp phần đem lại hiệu quả trong kinh doanh cho Công ty, trong năm 2008 – dự kiến năm 2009, chiến lược này vẫn tiếp tục phát huy hiệu quả.

Các ngân hàng cung ứng nguồn vốn vay kịp thời và tương đối đầy đủ theo yêu cầu hoạt động, nên Công ty đã chủ động mua gạo dự trữ từ đầu vụ Đông - Xuân với số lượng khá lớn, và liên tục thu mua cung ứng xuất khẩu khi thị trường có nhu cầu và cân đối có hiệu quả, thậm chí đôi lúc hòa vốn cũng giao dịch để bám sát giá cả thị trường trong và ngoài nước đồng thời giữ quan hệ thương mại thường xuyên với khách hàng truyền thống trong, ngoài nước.

Tóm lại, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam trong năm 2008 luôn tăng khá mạnh. Nếu như đầu tháng giêng năm 2008, gạo 5% tấm giá chỉ 355 USD/tấn thì tới ngày 4/2/2008, mức giá xuất khẩu của loại gạo này đã lên tới 400 USD/tấn, tăng 95-100 USD/tấn so với cùng kỳ năm 2007, mức giá cao kỷ lục mới của gạo xuất khẩu. Việc ký kết, đấu thầu xuất khẩu gạo của các doanh nghiệp Việt Nam cũng khá thuận lợi khi các doanh nghiệp trúng thầu xuất khẩu 300.000 tấn gạo sang Philippines, nâng tổng số lượng gạo đã ký hợp đồng xuất khẩu ra nước ngoài trong năm 2008 lên 700.000 tấn. Chính những điều kiện thuận lợi về giá xuất khẩu và nhu cầu lớn về sản lượng nên Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Vĩnh Long đã xuất khẩu trực tiếp và uỷ thác tăng trong năm 2008. Theo dự báo của Tổ chức Nông lương thế giới (FAO), sản lượng năm 2009 sẽ tăng nhưng thị trường tiêu thụ gạo sẽ giảm. Do đó xuất khẩu gạo năm 2009 sẽ có nhiều thay đổi, khó khăn hơn năm 2008. Nguyên nhân là do kinh tế suy thoái từ khủng hoảng tài chính toàn cầu và tín dụng sẽ bị thắt chặt, ảnh hưởng đến thương mại trong đó có

mặt hàng gạo. Bên cạnh đó lượng gạo tạm trữ, tồn kho lớn cũng góp thêm gánh nặng cho việc tiêu thụ năm 2009. Nên sản lượng công ty tiêu thụ năm 2009 tăng so với năm 2008 nhưng tỷ lệ tăng không cao.

Một phần của tài liệu Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh xuất khẩu gạo tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu vĩnh long (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(91 trang)
w