Tình hình doanh thu của công ty (2007-2009)

Một phần của tài liệu Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh xuất khẩu gạo tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu vĩnh long (Trang 50)

7. Kết luận ( cần ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung của đề tài và

4.1.2Tình hình doanh thu của công ty (2007-2009)

Bảng 4: TÌNH HÌNH DOANH THU THEO THÀNH PHẦN CỦA CÔNG TY (2007-2009)

Đơn vị tính: triệu đồng

CHỈ TIÊU NĂM CHÊNH LỆCH CHÊNH LỆCH

2007 2008 2009 2008/2007 2009/2008

Giá trị Tỷ lệ (%) Giá trị Tỷ lệ (%)

1. Doanh thu thuần từ hoạt động

kinh doanh 111.506 1.793.001 3.095.220 1.681.494 1.508,0 1.302.219 72,63 - Doanh thu thuần từ bán hàng hoá

và cung cấp dịch vụ 111.506 1.793.001 3.095.220 1.681.494 1.508,0 1.302.219 72,63 2. Doanh thu từ hoạt động tài

chính 139 7.912 87.573 7.773 5.589,8 79.661 1.006,86

3. Doanh thu khác 412 1.527 1.522 1.115 270,7 -5 -0,36

Tổng doanh thu 112.058 1.802.440 3.184.316 1.690.383 1.508,5 1.381.875 76,67

Hình 4: Biểu đồ tình hình doanh thu của Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Vỉnh Long (2007-2009)

Qua bảng 4 số liệu phân tích chung tình hình doanh thu của Công ty ta thấy tổng thể doanh thu giữa các năm có nhiều biến động, mức biến động không ổn định. Năm 2008 tổng doanh thu tăng một lượng 1.690.382 triệu đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng 1.508,5% so với năm 2007 nguyên nhân là khối lượng gạo tăng do công ty chuyển đổi hình thức sở hữu từ công ty nhà nước sang công ty cổ phần, nhiều ngân hàng ngoài quốc doanh cho công ty vay vốn hoạt động kinh doanh, ký kết hợp đồng mua bán với nhiều đối tác trong và ngoài nước.

- Doanh thu thuần từ bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2008 tăng 1.508% làm tăng doanh thu một lượng 1.681.494 triệu đồng do tăng sản lượng xuất khẩu và giá xuất khẩu.

- Doanh thu từ hoạt động tài chính của năm 2008 cũng tăng 7.772 triệu đồng tương ứng tăng 5.589,8% so với năm 2007. Do sản phẩm công ty sản xuất ra chủ yếu là xuất khẩu nên trong doanh thu từ hoạt động tài chính có khoản thu từ chênh lệch tỷ giá hối đoái, mà năm 2008 doanh thu tăng nên làm doanh thu từ hoạt động tài chính cũng tăng theo.

- Doanh thu từ hoạt động khác năm 2008 tăng 1.115 triệu đồng tương ứng tăng 270,7% so với năm 2007.

Nguyên nhân tăng doanh thu bán hàng là vào năm 2008 do tình hình xuất khẩu gạo của Công ty khả quan nhiều so với năm 2007, công ty đã tạo được niềm tin, giữ vững uy tín với những khác hàng truyền thống, đồng thời tiếp tực mở rộng thị trường tìm kiếm thêm nhiều khách hàng mới. Không những thế công ty đã không ngừng cải tiến máy móc trong các xí nghiệp từ đó đã nâng cao chất lượng của sản phẩm phù hợp với yêu cầu của khách hàng khó tính như EU, Nhật Bản, Mỹ … từ đó đã đẩy mạnh doanh thu bán sản phẩm.

Năm 2009: Tốc độ tăng của tổng doanh thu tăng nhanh một cách đáng kể, tăng 1.381.875 triệu đồng mức doanh thu cao nhất từ trước đến nay so với năm 2008 tăng 76,67%. Nguyên nhân do Công ty ngày càng có nhiều uy tín đối với khách hàng, sản phẩm đạt chất lượng cao nên khối sản phẩm bán ra ngày càng nhiều, đồng thời với việc khai thác một số thị trường mới bắt đầu có tác dụng.

- Doanh thu từ bán hàng tăng 1.302.219 triệu đồng tương ứng tăng 72,63% so với năm 2008 do Công ty tăng sản lượng tiêu thụ nên tăng cao doanh thu tiêu thụ.

- Doanh thu từ hoạt động tài chính tăng 79.661 triệu đồng so với năm 2008 tăng 1.006,865% mức tăng doanh thu tài chính xuất phát từ khoản chênh lệch tỷ giá hối đoái mang lại.

- Doanh thu từ hoạt động khác giảm 5 triệu đồng tương ứng giảm 0,36% so với năm 2008. Mặc dù doanh thu này giảm nhưng nó chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng doanh thu nên khi đem so sánh với tổng doanh thu thuần thì con số này không đáng kể.

- Vậy do doanh thu từ hoạt động bán hàng và doanh thu từ hoạt động tài chính, hoạt động khác tăng mạnh nên đã làm cho tổng doanh thu năm 2008, 2009 tăng mạnh, đặc biệt là sự tăng nhanh của doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ.

- Qua bảng phân tích số liệu ở trên cho ta thấy doanh thu từ bán hàng và cung cấp dịch vụ chiếm một vị trí quan trọng trong tổng doanh thu của công ty. Từ đây công ty có thể đặt kế hoạch kinh doanh sau cho phù hợp.

Năm 2009 là năm có nhiều khó khăn do xuất phát từ cuộc khủng hoảng tài chính trên toàn thế giới, dẫn đến suy giảm kinh tế, đã tác động đến thị trường làm cho giá cả của nhiều mặt hàng giảm mạnh ảnh hưởng đến tình hình phát triển kinh tế của Việt Nam, nhất là đối với các mặt hàng xuất khẩu.

Trong năm 2009 sản lượng lúa gạo trên thế giới tăng do các nước đều tăng diện tích gieo trồng, cộng với áp lực lúa gạo còn tồn kho năm 2008 ở một số nước như Thái Lan, Việt Nam…chuyển sang và một số nước Châu Á đã nhập khẩu nhiều trong năm 2008 như: Philippines, Bangladesh, Malaysia giảm nhập. Do đó, nhu cầu nhập khẩu gạo trên thị trường kém sôi động, giá không cao như năm 2008 và diễn ra cạnh tranh quyết liệt. Bên cạnh đó, việc thắt chặt tín dụng, cũng như việc không an toàn trong thanh toán của nhiều ngân hàng lớn trên thế giới cũng là một trở ngại rất lớn đối với hoạt động thương mại lúa gạo toàn cầu.

Năm 2009 là năm thứ hai sau cổ phần hóa, phát huy những thành tựu đạt được trong năm 2008, Hội đồng Quản trị và Ban Giám đốc tập trung điều hành

cùng với nỗ lực phấn đấu của toàn thể cán bộ nhân viên công ty để đạt các mục tiêu:

- Hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu kinh doanh đã đặt ra.

- Tối đa hóa lợi nhuận để tăng cổ tức cho cổ đông, tăng vốn điều lệ, đóng góp cho ngân sách.

- Xây dựng và phát triển thương hiệu, nâng cao uy tín của công ty đối với các nhà cung ứng, đối với khách hàng trong và ngoài nước.

- Trở thành một trong những công ty kinh doanh mặt hàng gạo hàng đầu của khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Đảm bảo thu nhập và phúc lợi cho người lao động.

Một phần của tài liệu Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh xuất khẩu gạo tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu vĩnh long (Trang 50)