Khái niệm quản lý 8 

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý chứng khoán sau niêm yết tại sở Giao dịch Chứng khoán Tp.Hồ Chí Minh (Trang 25)

Qun lý

Ngày nay, trong ba yếu tố cơ bản quyết định tới sự phát triển của xã hội là sức lao động, tri thức và trình độ quản lý thì quản lý được coi là yếu tố quan trọng hàng đầu. Bản thân khái niệm quản lý có tính đa nghĩa nên có sự khác biệt giữa nghĩa rộng và nghĩa hẹp; hơn nữa, do sự khác biệt về thời đại, xã hội, chếđộ, nghề nghiệp nên quản lý cũng có nhiều giải thích, lý giải khác nhau.

Xét trên phương diện nghĩa của từ, quản lý thường được hiểu là chủ trì hay phụ trách một công việc nào đó. Xuất phát từ những góc độ nghiên cứu khác nhau, rất nhiều học giả trong và ngoài nước đã đưa ra giải thích không giống nhau về quản lý. Các trường phái quản lý học đã đưa ra những định nghĩa về quản lý như sau:

Theo Fayol: "Quản lý là một hoạt động mà mọi tổ chức (gia đình, doanh nghiệp, chính phủ) đều có, nó gồm 5 yếu tố tạo thành là: kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, điều chỉnh và kiểm soát. Quản lý chính là thực hiện kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo điều chỉnh và kiểm soát ấy”.

Theo Hard Koont: "Quản lý là xây dựng và duy trì một môi trường tốt giúp con người hoàn thành một cách hiệu quả mục tiêu đã định".

Như vậy, có thể nói một cách tổng quát: “Quản lý là sự tác động liên tục, có định hướng, có tổ chức của chủ thể quản lý ( người quản lý, tổ chức quản lý) lên khách

thể ( đối tượng bị quản lý) trên các mặt kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội …thông qua hệ thống pháp luật, các chính sách, các nguyên tắc, các quy định và bằng các biện pháp cụ thể nhằm tạo ra mội trường và tạo điều kiện cho sự phát triển của đối tượng bị quản lý”.

Mỗi người mỗi cách hiểu khác nhau về quản lý, tuy nhiên, có thể hiểu đơn giản quản lý là hoạt động của một chủ thể theo dõi, giám sát, kiểm tra và đánh giá một chủ thể khác để thực hiện mục tiêu, kế hoạch, chính sách. Để thực hiện được hoạt động quản lý, chủ thể quản lý cần lập ra các chính sách, quy định, hướng dẫn liên quan đến hoạt động quản lý của mình.

Quy mô của quản lý có thể khác nhau: toàn cầu, khu vực, quốc gia, ngành, đơn vị…Quy mô khác nhau thì tính chất của quản lý cũng khác nhau. Quản lý ở phạm vi quốc gia được coi là quản lý Nhà nước, quản lý ở một đơn vị kinh doanh được coi là quản lý kinh doanh.

Với những phân tích trên, lĩnh vực quản lý bao gồm cả hoạt động kinh doanh, nhà nước và các tổ chức phi lợi nhuận.

Qun lý nhà nước

Cũng như công tác Quản lý nói chung, quản lý nhà nước có thể hiểu một cách cụ thể như sau: “Quản lý nhà nước là sự chỉ huy, điều hành XH của các cơ quan nhà nước (lập pháp, hành pháp và tư pháp) để thực thi quyền lực Nhà nước, thông qua các văn bản quy phạm pháp luật

Hoạt động quản lý nhà nước của một quốc gia bao gồm nhiều lĩnh vực như: Quản lý nhà nước về kinh tế, quản lý nhà nước về giáo dục, quản lý nhà nước về môi trường, quản lý nhà nước về chứng khoán…

Mọi hoạt động quản lý đều phải do bốn yếu tố cơ bản sau cấu thành: - Chủ thể quản lý trả lời câu hỏi: Do ai quản lý?

- Mục đích quản lý, trả lời câu hỏi: Quản lý vì cái gì?

- Môi trường và điều kiện tổ chức, trả lời câu hỏi: Quản lý trong hoàn cảnh nào?

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý chứng khoán sau niêm yết tại sở Giao dịch Chứng khoán Tp.Hồ Chí Minh (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)