QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CHỨNGKHOÁN 14

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý chứng khoán sau niêm yết tại sở Giao dịch Chứng khoán Tp.Hồ Chí Minh (Trang 31)

TTCK là một lĩnh vực hoạt động trong nền kinh tế một quốc gia. Vì vậy:

“Qun lý Nhà nước đối vi TTCK ca mt quc gia là s qun lý vĩ mô ca Nhà nước đối vi các hot động xây dng, vn hành và phát trin ca TTCK”.

Quá trình hình thành và mức độ phát triển phức tạp, đa dạng của TTCK và điều kiện cụ thể của mỗi nước dẫn đến sự đa dạng trong cơ chế và mức độ quản lý thị trường. Trong khi hầu hết các TTCK ở các nước phát triển được hình thành từ khu vực tư nhân nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế, do các cá nhân đứng ra tổ chức, vận hành và tự quản thì ngược lại, ở các nước đang phát triển TTCK thường do Chính phủ đứng ra thành lập với những mục đích cụ thể như hỗ trợ huy động vốn, tư nhân hoá hay thực hiện các mục tiêu kinh tế khác của Nhà nước. Do vậy Chính phủđóng vai trò chính trong việc tổ chức và quản lý thị trường.

Chc năng, nhim v qun lý nhà nước đối vi TTCK

Hoạt động quản lý nhà nước đối với TTCK được cụ thể hóa ở một số nhiệm vụ sau: - Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về TTCK; xây dựng chiến lược, chính sách, kế hoạch hoạt động và phát triển TTCK với từng bước đi cụ thế và thích hợp với điều kiện văn hoá, kinh tế, chính trị, xã hội, dân trí và các điều kiện khác.

- Cấp, gia hạn, đình chỉ, thu hồi các loại giấy phép liên quan đến việc phát hành, niêm yết, kinh doanh và dịch cụ chứng khoán và thu lện phí cấp giấy phép theo quy định của pháp luật.

- Tổ chức và quản lý TTGDCK có tổ chức và các tổ chức trung gian, tổ chức phụ trợ hoạt động trên TTCK.

- Xây dựng hệ thống tổ chức bộ máy của TTCK như: cơ quan quản lý Nhà nước, SGDCK, TTGDCK, TTLKCK, CtyCK, CtyQLQ…

- Xây dựng sự phối hợp giữa các tổ chức, các cá nhân là thành viên tham gia TTCK để tạo được sự thống nhất trong mọi hoạt động của TTCK.

-Điều chỉnh, xử lý các hành vi sai phạm trên TTCK như mua bán gian lận, đầu cơ,…Mặt khác, tạo các điều kiện thuận lợi, khuyến khích những hoạt động tiêu cực trên thị trường.

- Thực hiện công tác kiểm tra định kỳ, bất thường nhằm phát hiện các hành vi vi phạm pháp luật, thực hiện tổng kết thống kê nhằm tổng hợp hoạt động của thị trường.

1.2.2Quản lý niêm yết tại SGDCK

Dù theo mô hình nào thì hoạt động quản lý niêm yết tại một SGDCK bao gồm hai công tác chính là:

- Thm định niêm yết: là việc xét duyệt hồ sơ (gồm thẩm định niêm yết lần đầu, niêm yết bổ sung, thay đổi niêm yết và niêm yết lại) để các chứng khoán có đủđiều kiện sẽđược niêm yết trên SGDCK.

- Hot động qun lý chng khoán sau niêm yết.

Đối với nhiều quốc gia, SGDCK là nơi niêm yết của tất cả các loại chứng khoán từ cổ phiếu, trái phiếu, đến cả chứng khoán phái sinh (chứng quyền, trái quyền, quyền chọn mua, bán…) trong khi một số nước lại có những sàn giao dịch riêng cho từng loại chứng khoán. Công tác quản niêm yết hiện nay được thực hiện theo hai mô hình chính:

Thứ nhất, Luật chứng khoán quy định tiêu chuẩn niêm yết và UBCK (hoặc Ủy ban giám sát Tài chính hay một tổ chức có trách nhiệm và quyền hạn tương tự UBCK) giữ thẩm quyền cấp phép niêm yết, SGDCK thực hiện quản lý chứng khoán sau niêm yết trên sàn giao dịch do mình vận hành như Trung Quốc…

Thứ hai, SGDCK quy định tiêu chuẩn niêm yết và thực hiện việc thẩm định cấp phép niêm yết, UBCK chỉ thực hiện vai trò giám sát và quản lý nhà nước đối với hoạt động của thị trường chứng khoán như Hoàn Quốc, Thái Lan, Singapore…

1.2.3Nội dung hoạt động của công tác quản lý chứng khoán sau niêm yết tại SGDCK SGDCK

Sau khi được chấp thuận niêm yết qua công tác thẩm định niêm yết, các chứng khoán niêm yết được quản lý tại SGDCK được gọi là công tác quản lý chứng khoán sau niêm yết hay quản lý chứng khoán niêm yết.

Quản lý chứng khoán sau niêm yết là SGDCK quản lý hoạt động của các CTNY dựa trên nguyên tắc đảm bảo hoạt động của các CTNY phù hợp với các quy định về chứng khoán và thị trường chứng khoán, đồng thời đảm bảo các CTNY phải duy trì được các tiêu chuẩn cơ bản về mặt quản trị công ty, duy trì tiêu chuẩn niêm yết và thực hiện nghĩa vụ CBTT.

Công tác quản lý chứng khoán niêm yết tại SGDCK bao gồm các hoạt động chính sau:

1.2.3.1 Giám sát tình hình qun tr công ty

Mc tiêu giám sát

SGDCK các nước thường kiểm soát các CTNY về vấn đề QTCT theo hướng áp dụng các thông lệ, chuẩn mực quốc tế về QTCT tốt, đảm bảo việc điều hành công ty một cách hiệu quả, ổn định, tối thiểu hóa các mâu thuẫn về mặt lợi ích giữa các cổ đông, giữa cổ đông với HĐQT, Ban Giám Đốc và thành viên chủ chốt của công ty nhằm mục tiêu thiết lập một môi trường đầu tư thuận lợi và minh bạch.

Ni dung giám sát

- Cơ cấu, quyền lợi và trách nhiệm của HĐQT công ty: là việc giám sát sự tham gia của các cổ đông bên ngoài công ty trong HĐQT (thành viên HĐQT độc lập) theo một tỷ lệ nhất định. Các khoản vay, cho vay giữa HĐQT và Công ty phải được ĐHCĐ phê duyệt, công khai các khoản nợ, …

- Quyền lợi cổ đông: SGDCK bảo vệ quyền lợi cho các cổ đông thiểu số dựa các quy định pháp luật như quyền tham dự cuộc họp Đại hội đồng cổ đông, quyền biểu quyết, quyền nhận cổ tức, quyền bầu đồn phiếu, gom nhóm cổ đông để bầu cử và ứng cử. CTNY phải thực hinệ CBTT đối với các giaio dịch mua bán, giao dịch các bên liên quản trong nội bộ công ty.

- Bộ phận phụ trách thông tin: Nhằm tạo thuận lợi cho các CTNY trong việc CBTT và đảm bảo thông tin được công bố là chính xác, kịp thời, SGDCK các nước thường yêu cầu các CTNY phải thành lập bộ phận chuyên trách về CBTT và bộ phận này phải có ít nhất một thành viên nằm trong HĐQT của công ty.

- Các vấn đề liên quan đến việc kiểm soát: Nhằm kiểm soát các mâu thuẫn về mặt lợi ích và phát hiện kịp thời các sai phạm của HĐQT giúp các CTNY hoạt động hiệu quả hơn, SGDCK các nước yêu cầu các CTNY phải có một Ban kiểm soát. Thành viên BKS bao gồm các cổđông bên trong hoặc ngoài công ty nhưng phải có trình độ hiểu biết nhất định về các lĩnh vực tài chính, quản trị…Các thành viên BKS cũng phải CBTT khi giao dịch cổ phiếu.

- Các vấn đề liên quan đến ĐHCĐ: Việc tổ chức ĐHCĐ thường niên hay bất thường đều phải CBTT theo quy định. SGDCK kiểm soát các CTNY về vấn đề liên quan đến việc tham gia ứng cử, bầu cử và CBTT tại ĐHCĐ dựa trên các quy định của pháp luật như:

+ Tất cả các cổ đông phổ thông đều có quyền tham dự và biểu quyết các vấn đề thuộc thẩm quyền của ĐHCĐ

+ Các cổđông lớn, hoặc nhóm cổ đông nắm giữ một tỷ lệ nhất định có quyền tham gia đề cử, ứng cử hoặc yêu cầu triệu tập ĐHCĐ.

+ Các vấn đề liên quan đến tính minh bạch của tình hình hoạt động của CTNY…

1.2.3.2 Giám sát vic duy trì các điu kin niêm yết ca các t chc niêm yết

Mc tiêu giám sát

Luôn đảm bảo chất lượng của các chứng khoán đã được niêm yết.SGDCK chịu trách nhiệm trước công chúng đầu tư về việc này.

Ni dung giám sát

- Tính thanh khoản của chứng khoán được niêm yết: SGDCK kiểm soát tính thanh khoản của cổ phiếu thông qua khối lượng giao dịch, tín hiệu cảnh báo, kiểm soát và tạm ngừng giao dịch.

- Tính liên tục của hoạt động kinh doanh: SGDCK giám sát hoạt động này thông qua các BCTC kiểm toán, ý kiến kiểm toán viên trên BCTC kiểm toán, chỉ số lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu, tài sản ròng bị âm, các khoản nợ phải trả lớn hơn tài sản, tổ chức niêm yết bị thu hồi giấy phép kinh doanh, phá sản hay giải thể…

- Số lượng công chúng và cổ đông nước ngoài: CTNY phải luôn duy trì tỷ lệ tối thiểu vốn cổ phần cho các cổđông bên ngoài công ty năm giữ mà không phải là cổ đông lớn. Đối với các thị trường mới nổi, việc giám sát tỷ lệ sở hữu cổ đông nước ngoài và hạn chế một tỷ lệ hợp lý sẽ ngăn chặn và hạn chế tình trạng thao túng trên thị trường.

- Câu trúc tài chính: Cấu trúc tài chính thể hiện mức độ rủi ro về tài chính của công ty. SGDCK sẽ thực hiện việc giám sát dựa trên một cấu trúc tài chính phù hợp với môi trường kinh tế, ngành nghề, mùa vụ và khu vực.

1.2.3.3 Giám sát vic thc hin quy định v CBTT

Mc tiêu giám sát

CBTT là việc thông báo ra thị trường tình hình hoạt động của CTNY. Chếđộ CBTT thường phải được thực hiện theo các chuẩn mực, tiêu chuẩn chung dựa trên nguyên tắc đảm bảo tính công bằng, kịp thời, nhất quán, đầy đủ, chính xác và trung thực…  Ni dung giám sát

- Về Công bố thông tin, báo cáo dành cho việc quản lý các chứng khoán niêm yết: CTNY có nghĩa vụ CBTT định kỳ (quý, bán niên, năm); thông tin bất thường (24giờ, 72 giờ) và theo yêu cầu khi xảy ra các sự kiện gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến giá chứng khoán, các vấn đề tác động không đáng kể đến giá chứng khoán

nhưng lại ảnh hưởng rất lớn đến việc ra quyết định đầu tư hay các thông tin về phát hành thêm, trả cổ tức, mua, bán cổ phiếu quỹ…

- Các nghĩa vụ về báo cáo trong quy định niêm yết:

Các cuộc họp của HĐQT, ĐHĐCĐ, thay đổi cơ cấu cổ phần, chính sách cổ tức, phát hành cổ phiếu mới… SGDCK có nghĩa vụ kiểm tra các thông tin về tính nhất quán, độ tin cậy, tính chính xác và đảm bảo về điều kiện thời gian rồi CBTT ra thị trường thông qua trang web của SGDCK. Các thông tin không chính xác hay có lỗi được trả lại CTNY yêu cầu chỉnh sửa hoặc giải trình.

1.2.3.4 Phát hin và kiến ngh x lý các trường hp vi phm

Tùy theo mức độ vi phạm về duy trì điều kiện niêm yết mà SGDCK sẽ đưa chứng khoán đó vào các điện theo dõi đặc biệt hoặc hủy niêm yết. Thông thường, các vi phạm về niêm yết chứng khoán cụ thể gồm: Không chấp hành các quy định về thời gian, nội dung CBTT, CBTT sai lệch, CBTT không đầy đủ về các nội dung phát sinh, thay đổi chế độ kế toán không báo cáo, CTNY không duy trì đầy đủ các quy định về điều kiện niêm yết…Các hình thức xử lý vi phạm được thực hiện từ thấp đến cao: từ nhắc nhở, cảnh báo, kiểm soát, tạm ngừng giao dịch, hủy niêm yết. SGDCK cũng có thểđề nghị UBCK xử phạt hành chính đối với các trường hợp vi phạm về CBTT.

1.2.3.5 Nghiên cu xây dng, ban hành các quy chế, quy định liên quan đến niêm yết niêm yết

Công tác quản lý niêm yết tại mỗi SGDCK các nước đều chịu sựđiều chỉnh của hệ thống pháp luât về chứng khoán và thị trường chứng khoán. Tuy nhiên, với chức năng của mình, SGD được phép ban hành các quy định liên quan đến hoạt động của CTNY nhằm đảm bảo một thị trường niêm yết công bằng minh bạch, tạo niềm tin cho công chúng đầu tư. Các SGDCK cũng thực hiện việc rà soát, đề xuất sửa đổi, bổ sung các quy chế, quy định này phù hợp với tình hình thị trường; tham gia góp ý các văn bản pháp luật liên quan đến chứng khoán và thị trường chứng khoán.

1.2.4 Các nhân tố môi trường ảnh hưởng đến công tác quản lý chứng khoán niêm yết niêm yết

1.2.4.1 Môi trường bên ngoài

Đối với hoạt động của một tổ chức, ảnh hưởng của môi bên ngoài bao gồm môi trường kinh tế, chính trị - pháp lý, văn hóa xã hội, điều kiện tự nhiên, trình độ khoa hoc kỹ thật công nghệ…Tuy nhiên, ảnh hưởng trực tiếp đến công tác quản lý chứng khoán sau niêm yết bao sẽ gồm các yếu tố như: Khung pháp lý, CTNY, các tổ chức tư vấn, định giá, trình độ khoa học công nghệ.

Khung pháp lý (môi trường pháp lut)

Hoạt động quản lý chứng khoán niêm yết trên chịu sự tác động và điều chỉnh của các quy định pháp luật nói chung và về chứng khoán và thị trường chứng khoán nói riêng. Ngoài ra, mỗi doanh nghiệp niêm yết đặc thù lại chịu sự chi phối của các quy định riêng của ngành, của đơn vị chủ quản.

Hệ thống văn bản pháp luật đóng vai trò quan trọng trong công tác quản lý chứng khoán niêm yết. Quy định pháp lý đưa ra những quy định được phép hoặc không được phép, hoặc đưa ra các ràng buộc đòi hỏi các CTNY phải tuân theo. Môi trường pháp lý sẽ tạo ra những cơ hội hay nguy cơ đối với công tác quản lý chứng khoán niêm yết.

Công ty niêm yết

- Thời gian niêm yết, hiệu quả hoạt động, quy mô, cơ cấu cổđông của CTNY

Tùy thuộc vào quy mô doanh nghiệp, hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của CTNY mà việc quản lý chứng khoán niêm yết đơn giản hay phức tạp, phát sinh nhiều nghiệp vụ, vụ việc hay chỉ ổn định ở những nghiệp vụ quản lý niêm yết đơn giản.

- Nhận thức của các CTNY trong việc thực hiện nghĩa vụ của một CTNY

Nhận thức của các CTNY trong việc tuân thủ các quy định pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán là yếu tố rất quan trọng trong công tác quản lý

chứng khoán niêm yết tại SGDCK TPHCM. Việc quản lý chứng khoán niêm yết có đạt hiệu quả cao hay không phụ thuộc nhiều vào nhận thức phải thực hiện nghĩa vụ của các CTNY.

Các t chc tư vn, định giá

Hoạt động niêm yết của CTNY không thể thiếu các tổ chức tư vấn, định giá.Họ là các công ty chứng khoán, các bộ phận tư vân doanh nghiệp, công ty kiểm toán, ngân hàng chỉđịnh thanh toán và các công ty định giá.Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và đạo đức nghề nghiệp của các tổ chức này góp phần không nhỏ trong công tác quản lý chứng khoán niêm yết của SGDCK hiệu quả.

Trình độ k thut công ngh

Đây là yếu tố ảnh hưởng mạnh đến mỗi doanh nghiệp cũng như công tác quản lý. Các yếu tố công nghệ thường biểu hiện qua phương pháp quản lý mới, kỹ thuật mới, thiết bị hiện đại, tiện nghi, các bí quyết, phát minh, phần mềm ứng dụng…Khi công nghệ phát triển, xã hội có điều kiện ứng dụng các thành tựu công nghệ để tạo ra sản phẩm, dịch vụ có chất lượng cao hơn nhằm phát triển và nâng cao năng lực cạnh tranh. Tuy vậy, nó cũng sẽ mang lại nguy cơ tụt hậu, giảm năng lực cạnh tranh nếu không đổi mới công nghệ kịp thời.

1.2.4.2 Môi trường bên trong

Môi trường bên trong mỗi tổ chức chính là là nguồn nhân lực của tổ chức, tình hình tài chính, văn hóa doanh nghiệp, cơ sở vật chất trang thiết bị… Tuy nhiên, các nhân tố môi trường như nguồn nhân lực, trình độ chuyên môn, trình độ quản lý tổ chức bộ máy, các quy định về tiêu chuẩn giám sát quản lý, cơ sở hạ tầng kỹ thuật hay khả năng nghiên cứu phát triển sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến công tác quản lý chứng khoán sau niêm yết.

Ngun nhân lc

Hiện nay, khi nền kinh tế ngày càng phát triển, lượng hàng hóa trên SGCK tăng đáng kể so với trước đây, các nghiệp vụ quản lý chứng khoán niêm yết phát sinh

ngày một nhiều, nguồn nhân lực hoạt động trong công tác này cần phải đủ đáp ứng để đảm bảo không bỏ sót nghiệp vụ, kịp thời xử lý các vụ việc, đảm bảo về thời gian xử lý…

Trình độ chuyên môn, trình độ qun lý, t chc b máy

Thị trường chứng khoán càng phát triển, các nghiệp vụ phát sinh càng phức tạp đòi hỏi trình độ quản lý, chuyên môn nghiệp vụ của các chuyên viên càng cao đáp ứng

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý chứng khoán sau niêm yết tại sở Giao dịch Chứng khoán Tp.Hồ Chí Minh (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)