Thứ nhất, đối với các SGDCK mới nổi, tiếp tục hoàn thiện khung pháp lý và các thể chế thị trường để tạo đà phát triển mạnh. Khung pháp lý ổn định sẽ là tiền đề cho sự phát triển của TTCK cũng như các SGDCK
Thứ hai, tiếp tục tìm kiếm thị trường mới để thu hút niêm yết chéo, mở rộng toàn cầu.
Đây là kinh nghiệm đối với các SGDCK đã phát triển, bằng cách sáp nhập các SGDCK nhỏ hơn, yếu hơn nhằm hình thành các tập đoàn SGDCK liên lục địa sẽ thu hút được nhiều chứng khoán niêm yết trên thị trường, có cơ hội giao dịch mở rộng, tạo tính thanh khoản hơn cho thị trường
Thứ ba, áp dụng các biện pháp quản lý phòng ngừa.
Bằng công tác tuyên truyền, phổ biến các kiến thức, quy định về thị trường, biện pháp này có tác dụng nâng cao hiểu biết ý thức trách nhiệm của các thành viên tham gia thị trường.
Thứ tư, tăng cường sức mạnh về IT để thống lĩnh khu vực có các SGDCK nhỏ
Xu hướng phát triển này đem lại cơ hội cho các SGDCK đang phát triển cơ hội “đi tắt đón đầu”, có thể bỏ qua giai đoạn phát triển tuần tự hàng trăm năm, tập trung vào những mục tiêu trọng yếu phù hợp với xu hướng phát triển chung của thời đại, tiếp cận công nghệ mới, sản phẩm mới thông qua con đường hợp tác, liên kết.
TÓM TẮT CHƯƠNG 1
Chương 1 bao gồm các cơ sở lý thuyết được sử dụng trong nghiên cứu này. Tác giả đã đề cập đến khái niệm “quản lý” của các tác giả Fayol và Hard Koont đồng thời trình bày ngắn gọn về chức năng của hoạt động này. Bên cạnh đó, tác giả cũng đưa ra ý kiến của riêng mình về khái niệm quản lý theo cách đơn giản nhất. Các khái niệm về quản lý nhà nước về thị trường chứng khoán, quản lý chứng khoán niêm yết cũng như các chủ thể tham gia thị trường như công ty niêm yết, Sở Giao dịch chứng khoán cũng được tác giả tổng hợp, chọn lọc và trình bày khái quát.
Công tác quản lý nói chung và công tác quản lý chứng khoán niêm yết nói riêng luôn vận hành và tác động qua lại với môi trường xung quanh. Các yếu tố môi trường bên ngoài như môi trường pháp lý, CTNY, các tổ chức tư vấn… hay môi trường nội bộ SGDCK như nguồn nhân lực, trình độ chuyên môn, trình độ quản lý, cơ sở hạ tầng…được tác giả gạn lọc thông qua phương pháp thảo luận chuyên gia và quan sát thực tếđểđưa vào đề tài.
Chương này tác giả cũng giới thiệu mô hình và kinh nghiệm quản lý chứng khoán niêm yết tại mốt số thị trường chứng khoán nước ngoài như Mỹ, Úc, Nhật Bản, Trung Quốc từ đó rút ra những kinh nghiệm cho thị trường chứng khoán Việt Nam nói chung và công tác quản lý chứng khoán sau niêm yết (quản lý chứng khoán niêm yết) tại SGDCK TPHCM nói riêng.
Như vậy, chương 1 tác giảđã tổng hợp được cơ sở lý thuyết về những khái niệm cơ bản liên quan đến hoạt động quản lý, quản lý nhà nước, chứng khoán, chứng khoán niêm yết… và những kinh nghiệm quốc tế làm nền tảng cho nhận định thực trạng công tác quản lý chứng khoán tại SGDCK TPHCM và đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý chứng khoán sau niêm yết tại SGDCK TPHCM.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHỨNG KHOÁN SAU NIÊM YẾT TẠI SGDCK TPHCM