Nhận định nguyên nhân 55

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý chứng khoán sau niêm yết tại sở Giao dịch Chứng khoán Tp.Hồ Chí Minh (Trang 72)

Nguyên nhân khách quan

- Là một thị trường mới mở mặc dù Chính phủđã có nhiều cố gắng đưa các chính sách vĩ mô có lợi cho thị trường nhưng do hệ thống văn bản pháp lý của Chính Phủ,

Bộ, Ngành chưa thực sự đồng bộ, còn chồng chéo và chưa sát với tình hình thực tế nên các chủ thể tham gia thị trường còn gặp nhiều khó khăn để thực thi.

- Chưa có chế tài nghiêm khắc đối với các công ty tư vấn, kiểm toán định giá nên việc chịu trách nhiệm về các thông tin họ tư vấn cho doanh nghiệp CBTT ra thị trường còn chưa cao nên chưa thể hiện được vai trò hỗ trợ với nhà quản lý.

- Mặc dù tại Việt nam hiện nay tồn tại hai SGDCK nhưng đã có đề án sáp nhập và tương lai sẽ không có sự cạnh tranh nên phần nào không kích thích được sự phát triển.

- Khủng hoảng kinh tế trong thời gian qua khiến cho thị trường chứng khoán gặp nhiều khó khăn và công tác quản lý thị trường, quản lý chứng khoán sau niêm yết cũng có nhiều thách thức .

- SGDCK TPHCM đã nỗ lực rất nhiều trong việc vừa thực hiện công tác giám sát thị trường, vừa đảm bảo chất lượng hàng hóa và doanh thu niêm yết. Tuy nhiên, việc chồng chéo giữa công tác quản lý điều hành thị trường và công tác phát triển hàng hóa, tự thu nên cũng gây ra những bất cập cho công tác quản lý chứng khoán niên yết.

Nguyên nhân ch quan

- Mặc dù có đội ngũ quản lý đầy nhiệt huyết song, do nhân sự còn quá trẻ, kinh nghiệm chưa nhiều nên chưa phát huy được hết vai trò quản lý của mình.

- Đội ngũ nhân viên chưa thực sự chủ động trong công việc, chưa chủ động cải tiến, sáng kiến kỹ thuật trong công tác, sự phối hợp giữa các phòng ban chưa cao, giải quyết công việc còn cứng nhắc.

- Bộ máy quản lý chưa tinh gọn khiến cho công tác quản lý chứng khoán sau niêm yết, đăc biệt là quá trình xử lý thông tin để đưa ra thị trường chưa thực sự nhanh chóng và kịp thời.

TÓM TẮT CHƯƠNG 2

Tại chương này, tác giả tập trung nghiên cứu thực trạng công tác quản lý chứng khoán sau niêm yết tại SGDCK TPHCM. Bằng quan sát thực tế, tham khảo và thảo luận ý kiến chuyên gia trong ngành, tác giả đưa ra những nhân tố môi trường ảnh hưởng đến công tác quản lý niêm yết tại SGDCK TPHCM. Từ đó, tìm ra những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức đối với SGDCK TPHCM trong công tác quản lý chứng khoán sau niêm yết. Những nhân tố này cũng được tác giả đưa vào bảng câu hỏi khảo sát thăm dò ý kiến các CTNY đểđánh giá những yếu tố tác động nhiều hay ít, quan trọng hay không quan trọng đến các CTNY cũng như SGDCK TPHCM.

Thực trạng công tác quản lý chứng khoán niêm yết từ năm 2010 đến nay cũng được đánh giá và phân tích tại chương này. Các số liệu về số lượng CTNY, thực trạng giám sát duy trì điều kiện niêm yết, quản trị công ty, vi phạm quy định, xử lý vi phạm, phát hành thêm, hủy niêm yết bắt buộc, tự nguyện… được đưa vào phân tích và đánh giá những nguyên nhân của nó.

Trong chương 2, ngoài việc tác giảđã trình bày xen kẽ kết quả khảo sát trong thực trạng về môi trường ảnh hưởng, công tác quản lý chứng khoán sau niêm yết tác giả còn trình bày và phân tích riêng phần khảo sát tham dò ý kiến CTNY về các giải pháp bằng các câu hỏi định lượng.

Cuối cùng, tác giảđã đánh giá chung về công tác quản lý chứng khoán sau niêm yết tại SGDCK TPHCM tìm ra những nguyên nhân của sự tồn tại và đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả cho công tác này tại chương 3.

CHƯƠNG 3

MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHỨNG KHOÁN SAU NIÊM YẾT TẠI SGDCK TPHCM

3.1 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA SGDCK TPHCM VÀ Ý KIẾN CHUYÊN GIA VỀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

3.1.1 Định hướng phát triển của SGDCK TPHCM

Trên quan điểm phát triển HOSE phải phù hợp với điều kiện thực tế và định hướng phát triển TTCK của Chính phủ 2 nhưng không tách rời các tiêu chuẩn và thông lệ quốc tế, chiến lược này xoay quanh các vấn đề lớn và cốt lõi của HOSE trong việc tổ chức điều hành TTCK như: hàng hóa- dịch vụ, cơ sở hạ tầng công nghệ, nhu cầu các thành viên tham gia thị trường, năng lực cạnh tranh và hội nhập quốc tế trong giai đoạn từ 2011- 2020.

Trong định hướng phát triển giai đoạn 2011 – 2020 có nêu cụ thể lộ trình phát triển của Hose chi tiết như sau:

      

2 Chiến lược phát triển SGDCK TPHCM được xây dựng trên nền tảng Chiến lược phát triển TTCK Việt Nam giai đoạn 2010-2020 của UBCKNN và Chương trình phát triển thị trường tài chính trên địa bàn TPHCM đến năm 2015- tầm nhìn 2020 của UBND TPHCM

Giai đon 2011 – 2015

u

Giai đon 2016 - 2020

Như vậy, có thể nói mục tiêu lâu dài của SGDCK TPHCM là:

- Phát triển số lượng hàng hóa trên thị trường, đảm bảo chất lượng hàng hóa. - Quản lý, giảm sát chặt chẽ việc tuân thủ các quy định về chứng khoán và thị

trường chứng khoán của các công ty niêm yết - Hội nhập với thị trường khu vực và quốc tế. Mục tiêu chính Số lượng công ty niêm yết đạt khoảng 400- 500 công ty và giá trị vốn hóa thị trường cổ phiếu đạt 60- 70%GDP Nâng cao chất lượng sản phẩm cung cấp, tiếp tục phát triển phân khúc thị trường hiện tại Hoàn thiện cơ cấu tổ chức, thiết lập hệ thống quản trị công ty theo chuẩn mực quốc tế Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngang bằng các SGDCK ASEAN Hoàn thiện cở sở hạ tầng CNTT hiện đại, tự động hóa hệ thống GD, GS, CBTT. Mục tiêu chính Số lượng công ty niêm yết đạt khoảng 600-700 công ty và giá trị vốn hóa thị trường đạt khoảng 80-90% GDP.   Đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ cung cấp, phát triển các phân khúc thị trường mới.   Đạt các chuẩn mực quốc tế trong giao dịch, niêm yết, giám sát, công bố thông tin và các hoạt động khác.

3.1.2. Ý kiến CTNY và chuyên gia về giải pháp thực hiện

Để các câu hỏi khảo sát về giải pháp hoàn thiện công tác quản lý chứng khoán sau niêm yết tại SGDCK TPHCM có độ tin cậy phù hợp, tác giả đã tiến hành phân tích độ tin cậy của tháng đo. Theo lý thuyết , hệ số tin cậy Cronbach alpha dùng để kiểm định độ phù hợp của thang đo:các biến quan sát có hệ số tương quan biến-tổng (item-total correlation) nhỏ hơn 0.3 sẽ bị loại và tiêu chuẩn chọn thang đo khi nó có độ tin cậy alpha từ 0.6 trở lên.

Bảng 3.1: Phân tích độ tin cậy của thang đo -tương quan giữa biến và tổng

Các biến quan sát Trung bình thang đo nếu loại biến Phương sai thang đo nếu loại biến Tương quan biến - tổng Hệ số Cronbach alpha nếu loại

biến Q31 46.73 41.1688 0.415 0.8451 Q32 47.74 38.3762 0.4487 0.8474 Q33 47.01 39.3029 0.5545 0.8352 Q34 46.52 43.2016 0.3685 0.8471 Q35 46.69 39.9938 0.6031 0.8328 Q36 46.83 39.9001 0.6078 0.8324 Q37 46.54 40.958 0.6033 0.8344 Q38 46.83 39.294 0.5724 0.8339 Q39 47.08 38.0743 0.5554 0.8355 Q40 47.19 39.8322 0.501 0.8392 Q41 46.65 40.2702 0.544 0.8363 Q42 46.84 39.3883 0.5572 0.835 Số mẫu = 100 Số biến = 12 Hệ số Cronbach alpha = .8494

Theo bảng trên, ta thấy tất cả các biến quan sát có hệ số tương quan biến-tổng đều lớn hơn 0.3 và độ tin cậy alpha là 0.8494 (> 0.6): thang đo phù hợp.

Ý kiến từ CTNY và chuyên gia cho thấy cần có những cải tiến hơn nữa nhằm hoàn thiện công tác quản lý chứng khoán niêm yết tại SGDCK TPHCM như sau:

N Mean Q31. Xây dựng hệ thống văn bản pháp quy rõ ràng, đồng bộ và chặt chẽ hơn 100 4.42 Q32. Nâng cao chế tài xử phạt đối với các trường hợp vi phạm quy định

nghĩa vụđối với TCNY 100 3.41

Q33. Tăng cường quy định, chế tài xử phạt và các hoạt động nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp của các công ty kiểm toán, công ty chứng khoán, các tổ chức tư vấn, định giá

100 4.14 Q34. Tăng cường tuyên truyền, phổ biến kiến thức về chứng khoán và

TTCK cho các TCNY 100 4.63

Q35. Phân định rạch ròi giữa chức năng quản lý nhà nước và chức năng điều

hành thị trường giữa các cơ quan quản lý và điều hành thị trường 100 4.46 Q36. Tăng cường quy định và các hoạt động giúp nâng cao ý thức trách

nhiệm của TCNY đối với cổđông và cộng đồng 100 4.32 Q37. Nâng cấp phần mềm CBTT, áp dụng phương thức CBTT điện tử, tự

động. 100 4.61

Q38. Sử dụng chữ ký điện tử và lưu trữ tài liệu dưới hình thức dữ liệu điện

tử 100 4.32

Q39. Theo dõi, đánh giá việc thực hiện nghĩa vụ CTNY hàng năm bằng thẻ

điểm cho Công ty niêm yết 100 4.07

Q40. Nâng cao hiệu quả hoạt động của hiệp hội các CTNY 100 3.96 Q41. Nâng cao trình độ chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp của chuyên

viên quản lý niêm yết 100 4.50

Q42. Phân công người phụ trách công ty niêm yết theo phân ngành 100 4.31

Valid N (listwise) 100

Đa số trên 80% đều cảm thấy hài lòng với các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý của Sở GDCK HCM với mức điểm trung bình từ 4.3 trở lên. Tuy nhiên, các CTNY chưa thực sựđánh giá cao giải pháp tại Q32 và Q40.

Thứ nhất, đa số các CTNY tham gia trả lời bảng khảo sát là những công ty có thời gian niêm yết trung bình từ 5-10 năm và có nhận thức khá tích cực trong việc thực hiện nghĩa vụ của một tổ chức niêm yết

Thứ hai, phần lớn những khó khăn của CTNY gặp phải khi thực hiện nghĩa vụ niêm yết là chưa năm rõ quy định hoặc văn bản pháp quy, văn bản hướng dẫn chưa rõ ràng và họ mong được cập nhật thường xuyên những quy định, những quy trình nghiệp vụ từ phía Hose qua email hoặc văn bản hướng dẫn.

Thứ ba, hầu hết các ý kiến cho rằng việc áp dụng công nghệ trong công tác quản lý chứng khoán niêm yết là rất cần thiết, quyết định việc nâng cao hiệu quả công tác này.

Cuối cùng, cuộc khảo sát đã thu thập được những ý kiến khách quan đánh giá mức độ quan trọng của các giải pháp tác giả đưa ra nhằm hoàn thiện công tác quản lý chứng khoán niêm yết tại SGDCK TPHCM.

3.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHỨNG KHOÁN SAU NIÊM YẾT TẠI SGDCK TPHCM KHOÁN SAU NIÊM YẾT TẠI SGDCK TPHCM

Để thực hiện các mục tiêu đề ra của ngành và của SGDCK TPHCM, xuất phát từ thực tế công việc, kết quả nghiên cứu khảo sát, tác giảđể xuất một số giải pháp như sau:

3.2.1 Hoàn thiện cơ sở vật chất hạ tầng, tăng cường đầu tư và khai thác tối đa công nghệ thông tin phục vụ tốt nhất cho công tác giám sát CTNY và CBTT.

Từ đánh giá mặt yếu “cơ sở hạ tầng công nghệ, các phương tiện làm việc đã cũ và lạc hậu”; cần tăng cường đầu tư để hoàn thiện cơ sở vật chất hạ tầng, đầu tư công nghệ hiện đại đểđáp ứng nhu cầu quản lý.

Mc tiêu

- Quản lý và giám sát hoạt động của CTNY bằng công nghệ thông tin - Rút ngắn thời gian nhận và CBTT của CTNY ra thị trường

- Đảm bảo độ chính xác, kip thời của các số liệu cung cấp ra thị trường

Bin pháp thc hin

Thứ nhất, nhanh chóng hoàn thành việc xây dựng trung tâm dữ liệu phần mềm theo tiêu chuẩn quốc tế, hệ thống phòng cháy và chữa cháy với độ an toàn cao.

Thứ hai, xây dựng phần mềm quản lý niêm yết hỗ trợ các công việc thủ công hiện tại, tựđộng hóa trong việc thống kê dữ liệu, tính toán số liệu hỗ trợ hoạt động phân tích đánh giá, cảnh báo hoạt động và tình hình kinh doanh của CTNY.

Thứ ba, hoàn thiện phần mềm CBTT hỗ trợ CTNY giảm thiểu thời gian, nhân lực và chi phí trong công tác báo cáo và CBTT cho SGDCK

Thứ tư, trang bị đầy đủ phương tiện công nghệ nhưđường truyền tốc độ cao, công cụ làm việc của các chuyên viên…

Thứ năm,sử dụng hệ thống chữ ký số, lưu trữ dữ liệu bằng hệ thống điện tử nhằm giảm bớt dữ liệu trên giấy, giảm bớt rủi ro thất lạc dữ liệu hay mất dữ liệu, rút ngắn thời gian CBTT.

3.2.2 Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và hệ thống quản lý chứngkhoán sau niêm yết theo hướng chuyên môn hóa. theo hướng chuyên môn hóa.

Từ thực tế “tính chuyên nghiệp và chuẩn mực trong hoạt động chưa cao”, tác giảđề xuất cần chuyên môn hóa trong hoạt động.

Mc tiêu

- Có hệ thống quản lý niêm yết chuyên nghiệp, hiệu quả. - Quản trịđược rủi ro trong công tác quản lý niêm yết.

Bin pháp thc hin

Thứ nhất, phân định lại rõ ràng chức năng và nhiệm vụ của từng phòng ban trong công tác quản lý niêm yết.

Thứ hai, thành lậpmột bộ phận chuyên biệt (phòng pháp chế) chịu trách nhiệm trong công tác góp ý văn bản pháp luật có liên quan, soạn thảo, xây dựng các quy trình, thủ tục liên quan đến hoạt động niêm yết, CBTT hướng đến các chuẩn mực quốc tế

Thứ ba, phân công tác quản lý chứng khoán nêm yết theo chuyên ngành. Việc quản lý CTNY theo chuyên ngành sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho nhân viên quản lý niêm yết giám sát chuyên sâu hơn đối với từng đặc thù chuyên ngành. Tuy niên, để có được một đội ngũ chuyên viên quản lý toàn diện, sẽ luân chuyển quản lý chuyên ngành theo kỳ hàng năm hoặc 2 năm một lần.

3.2.3. Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, chú trọng chức năng đào tạo và sử dụng trong quản lý nguồn nhân lực của SGDCK TPHCM. và sử dụng trong quản lý nguồn nhân lực của SGDCK TPHCM.

Từ đánh giá thực trạng nguồn nhân lực của SGDCK TPHCM có những mặt mạnh rất cơ bản, song cũng còn mặt hạn chế cần phải hoàn thiện, tác giả có những đề xuất nhằm phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao hơn.

Mc tiêu

- Có đội ngũ chuyên viên quản lý niêm yết chuyên nghiệp, có trình độ cao và có khả năng hội nhập.

- Nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao về hoạt động quản lý niêm yết cũng như những hoạt động ngày một phức tạp của các CTNY

Bin pháp thc hin

Thứ nhất, xây dựng đội ngũ công nghệ thông tin lớn mạnh.

Thứ hai, đào tạo và tái đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ về quản lý và có khả năng tiếp cận, vận hành công nghệ mới, thường xuyên tổ chức các khóa tập huấn, tổ chức các buổi hội thảo về chuyên môn nghề nghiệp, cử các cán bộ chủ chốt học tập tại nước ngoài nhằm mục đích học hỏi các kinh nghiệm quốc tế, chọn lọc và áp dụng cho thị trường Việt Nam.

Thứ ba, tuyên truyền, giáo dục về đạo đức nghề nghiệp cho các cán bộ nhân viên, xây dựng bộ tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp cho SGDCK TPHCM.

Thứ tư, khuyến khích các nhân viên cải thiện kỹ năng giao tiếp, bồi dưỡng khả năng làm việc nhóm và chủđộng trong công việc.

Thứ năm, xây dựng kế hoạch tuyển dụng nhân sự trẻ, có trình độ cao cho trung tâm dự trữ phần mềm Quang Trung.

3.2.4 Tích cực chú trọng công tác hoạch định và điều khiển – phối hợp trong công tác Quản lý chứng khoán sau niêm yết. công tác Quản lý chứng khoán sau niêm yết.

Từ thực tế những hạn chế trong việc phối hợp thực hiện trong công tác quản lý chứng khoán sau niêm yết giữa các phòng ban, bộ phận trong SGDCK TPHCM và việc thiếu chủ động trong công tác hoạch định kế hoạch chiến lược cho hoạt động

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý chứng khoán sau niêm yết tại sở Giao dịch Chứng khoán Tp.Hồ Chí Minh (Trang 72)