Đề tài sử dụng phương pháp so sánh tuyệt đối và tương đối để phân tích tình hình doanh thu, chi phí, lợi nhuận, và một số chỉ tiêu đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của công ty.
2.2.2.1. Phương pháp so sánh a) Khái niệm
So sánh là một phương pháp được sử dụng rất rộng rãi trong phân tích kết quả kinh doanh. Sử dụng phương pháp so sánh trong phân tích đối chiếu
20
các chỉ tiêu, các hiện tượng kinh tế đã được lượng hoá có cùng một nội dung, một tính chất tương tự để xác định xu hướng và mức độ biến động của các chỉ tiêu đó. Nó cho phép chúng ta tổng hợp những nét chung, tách ra những nét riêng của hiện tượng kinh tế đưa ra so sánh, trên cơ sở đó đánh giá được mặt phát triển hay kém phát triển, hiệu quả hay kém hiệu quả để tìm ra giải pháp nhằm quản lý tối ưu trong mỗi trường hợp cụ thể.
b) Lựa chọn tiêu chuẩn so sánh
Tiêu chuẩn so sánh các chỉ tiêu đạt được lựa chọn để làm căn cứ so sánh, được gọi là kỳ gốc so sánh. Tuỳ theo mức độ nghiên cứu mà chọn kỳ gốc cho thích hợp. Các kỳ gốc so sánh có thể là:
- Tài liệu của năm trước (kỳ trước hay kỳ kế hoạch) nhằm đánh giá xu hướng phát triển của các chỉ tiêu.
- Các mục tiêu đã dự kiến (kế hoạch, dự toán, định mức) nhằm phản ánh tình hình thực hiện so với kế hoạch, dự toán và định mức.
- Các chỉ tiêu trung bình của ngành, của khu vực kinh doanh, nhu cầu hoặc đơn đặt hàng của khách hàng.... nhằm khẳng định vị trí của doanh nghiệp và khả năng đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
Các chỉ tiêu của kỳ được chọn để so sánh với kỳ gốc được gọi là chỉ tiêu kỳ thực hiện và là kết quả kinh doanh đã đạt được.
c) Điều kiện so sánh
Để thực hiện phương pháp này có ý nghĩa thì điều kiện kiên quyết là các chỉ tiêu được sử dụng so sánh phải đồng nhất. Trong thực tế cần quan tâm đến thời gian và không gian của các chỉ tiêu và điều kiện có thể so sánh được giữa các chỉ tiêu kinh tế.
Về thời gian: các chỉ tiêu được tính trong cùng một khoảng thời gian hạch toán phải thống nhất trên 3 phương diện sau:
- Phải phản ánh cùng nội dung kinh tế.
- Các chỉ tiêu phải sử dụng cùng một phương pháp tính toán. - Phải cùng một đơn vị đo lường.
Về không gian: yêu cầu các chỉ tiêu phân tích phải được quy đổi về cùng qui mô và điều kiện tương tự nhau.
d) Các phương pháp so sánh
- Phương pháp số tuyệt đối: là hiệu số giữa hai chỉ tiêu: Chỉ tiêu kỳ phân tích và chỉ tiêu cơ bản. Ví dụ: so sánh kết quả thực hiện và kế hoạch hoặc kết quả thực hiện kỳ này và kỳ trước.
- Phương pháp số tương đối: là tỉ lệ phần trăm (%) của chỉ tiêu kỳ phân tích so với chỉ tiêu kỳ gốc để nói lên tốc độ tăng trưởng.
21
2.2.2.2. Phương pháp phân tích các chỉ số tài chính a) Nhóm tỷ số hiệu quả hoạt động kinh doanh
Số vòng quay vốn chung là hệ số tổng quát về số vòng quay tổng tài sản tức so sánh mối quan hệ giữa tổng tài sản và doanh thu hoạt động.
Vòng quay tổng tài sản
Hệ số của số vòng quay tổng tài sản nói lên doanh thu được tạo ra từ tổng tài sản hay nói cách khác: Một đồng tài sản nói chung mang lại bao nhiêu đồng doanh thu. Hệ số càng cao hiệu quả sử dụng tài sản càng cao.
Vòng quay hàng tồn kho
Vòng quay hàng tồn kho là chỉ tiêu diễn tả tốc độ lưu chuyển hàng hóa nói lên chất lượng và chủng loại hàng hóa kinh doanh phù hợp trên thị trường.
Số vòng quay hàng tồn kho càng cao ( số ngày cho một vòng ngày càng ngắn) càng tốt.
Kỳ thu tiền bình quân
Kỳ thu tiền bình quân thể hiện phương thức thanh toán trong việc tiêu thụ hàng hóa của công ty.
Doanh thu bình quân 1 ngày Các khoản phải thu bình quân =
Kỳ thu tiền bình quân (Ngày)
Tổng tài sản Doanh thu thuần =
Vòng quay tổng tài sản (vòng)
Trị giá hàng hóa tồn kho bình quân Trị giá hàng bán ra theo giá vốn =
Vòng quay hàng tồn kho (vòng)
=
Trị giá hàng tồn kho (Trị giá đầu kỳ + Trị giá cuối kỳ)
Trị giá hàng hóa tồn kho bình quân
2
360 Doanh thu thuần =
Doanh thu bình quân 1 ngày
2
Các khoản phải thu ( Đầu kỳ + Cuối kỳ) =
Các khoản phải thu bình quân
22
b) Nhóm tỷ số sinh lời
* Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS)
Chỉ tiêu này được xác định bằng công thức
Chỉ tiêu này phản ánh cứ một đồng doanh thu trong kỳ phân tích thì có bao nhiêu đồng về lợi nhuận. Chỉ tiêu này càng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp càng cao.
* Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE)
Chỉ tiêu này được xác định bằng công thức
Chỉ tiêu này cho biết khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu, nó phản ánh cứ một đồng vốn chủ sở hữu dùng vào sản xuất kinh doanh trong kỳ thì tạo ra được bao nhiêu đồng về lợi nhuận.
* Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản (ROA)
Chỉ tiêu này được xác định bằng công thức
Chỉ tiêu này phản ánh cứ một đồng tài sản dùng vào sản xuất kinh doanh trong kỳ thì tạo ra được bao nhiêu đồng về lợi nhuận. Chỉ tiêu này càng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh càng lớn.
Lợi nhuận trên tổng tài sản Lợi nhuận ròng Tổng tài sản
= (%)
Tỷ số lợi nhuận trên doanh thu Lợi nhuận ròng Doanh thu thuần
= (%)
Tỷ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu Lợi nhuận ròng Vốn chủ sở hữu
23
CHƯƠNG 3
GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN XÂY DỰNG VÀ DỊCH VỤ TILA