Đối với quyền công dân

Một phần của tài liệu Công cuộc tái thiết nước mỹ (1863 - 1877) và tác động đến lịch sử nước mỹ (Trang 77)

7. Bố cục của khóa luận

2.2.4.2. Đối với quyền công dân

Với tinh thần của Hiến pháp 1789, nước Mỹ đã có những nỗ lực to lớn trong chiều dài lịch sử đất nước để cải thiện tình hình nhân quyền trong nước, phát huy các quyền tự do, dân chủ của công dân Mỹ, đặc biệt là trong thế giới hiện đại.

Việc xóa bỏ chế độ nô lệ tại Mỹ là một bước ngoặt trong lịch sử nhân quyền tại đây bởi vì trước cuộc Nội chiến, mọi ý tưởng về quyền bình đẳng của người da đen – được hưởng các quyền công dân như người da trắng – đều bị xem là điên rồ. Sau chiến thắng của quân miền Bắc trước quân miền Nam trong Nội chiến Mỹ, chính quyền miền Bắc đã ban hành Tuyên ngôn giải phóng nô lệ. Với bản tuyên ngôn này cùng với những chính sách được thực thi hàng nghìn nô lệ miền Nam được trả tự do mỗi ngày và đến tháng 7 năm 1865 số nô lệ còn lại được giải phóng hoàn toàn, ước tính có khoảng 4 triệu, theo điều tra dân số 1860. Thành công này gắn với tên tuổi của Abraham Lincoln người đã có những nỗ lực đấu tranh cho công cuộc giải phóng nô lệ.

Tổng thống Johnson lên nắm quyền, ông và Nghị viện miền Bắc tiến hành mở rộng quyền dân sự cho người da đen, đồng thời ngăn cấm những thành viên của Liên minh miền Nam giành lại được chính quyền.

Bộ luật Tái thiết năm 1867, cho phép người da đen có vai trò quan trọng trong chính quyền. Họ được bỏ phiếu trong bầu cử được giám sát bởi năm sĩ quan chỉ huy quân sự địa phương, và nhiều người được giữ các chức

vụ trong các cơ quan lập pháp với các nhiệm vụ chính thức khác nhau. Với việc ban hành những đạo luật này, người da đen ở miền Nam đã tiến bước, tham gia bầu cử, thành lập các tổ chức chính trị bày tỏ chính kiến của mình một cách mạnh mẽ về những vấn đề quan trọng với họ. “Ngay sau khi họ được tự do, những người da đen vẫn bị cho là quen phụ thuộc và ngơ ngác như lũ trẻ, đã bắt đầu hành động như những người đàn ông và đàn bà độc lập” [9; 725].

Tuy nhiên, không phải ở bang nào người da đen cũng được coi trọng, dù người da đen đông đảo hơn người da trắng nhưng họ chỉ chiếm thiểu số trong những vị trí lãnh đạo.

Mặc dù nô lệ đã được giải phóng, Chính phủ cũng ban hành chính sách Tái thiết về văn hóa – xã hội, nhưng những vấn đề về quyền bầu cử của công dân vẫn là điều gây tranh cãi “thất vọng to lớn nhất về công cuộc tái thiết đó là sự thất bại về chính trị” [20; 549].

Những người phụ nữ không được hưởng quyền bầu cử, nhiều người dân cũng không có quyền cử tri vì không đạt mức độ tài sản14, trình độ văn hóa như pháp luật quy định. Người da màu không có quyền công dân, lại luôn bị đe dọa bởi nạn phân biệt chủng tộc.

Khi người da trắng ở các bang miền Nam giành lại được chính quyền đã cho áp đặt những hạn chế về quyền bầu cử để gạt người da đen ra khỏi các cuộc bầu cử. Bên cạnh đó, tâm lý nghi kỵ với các chính khách miền Nam vẫn dai dẳng, phải đến 100 năm sau, nước Mỹ mới có một tổng thống xuất thân từ miền Nam là Lyndon Johnson (nắm quyền giai đoạn 1963 – 1969).

Như vậy, những mục tiêu cao quý về sự bình đẳng dân sự và chính trị đã không đạt tới. “Công cuộc tái thiết kết thúc không vì những người da đen nghèo khổ bị áp bức về kinh tế nhưng vì cộng đồng da đen ngoan cường đã bị bỏ rơi và trở thành nạn nhân của bạo lực và gian lận” [4; 147].

Các nhà sử học có khuynh hướng phán xét nghiêm khắc công cuộc Tái thiết như một giai đoạn của xung đột chính trị, tham nhũng và thụt lùi. Công cuộc Tái thiết này đã không đạt được những mục tiêu cao cả đề ra mà còn vào tình trạng phân biệt chủng tộc nguy hiểm. Nô lệ đã được tự do nhưng miền Bắc hoàn toàn không đáp ứng được nhu cầu kinh tế của họ.

Các phong trào đấu tranh của những người công dân và người da màu vẫn tiếp tục phát triển.

Một phần của tài liệu Công cuộc tái thiết nước mỹ (1863 - 1877) và tác động đến lịch sử nước mỹ (Trang 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)