Đối với Hình thức chính quyền ở Mỹ

Một phần của tài liệu Công cuộc tái thiết nước mỹ (1863 - 1877) và tác động đến lịch sử nước mỹ (Trang 54)

7. Bố cục của khóa luận

2.2.2.2. Đối với Hình thức chính quyền ở Mỹ

Cuộc Nội chiến và công cuộc Tái thiết giai đoạn sau đã tác động rất lớn đối với hình thức chính quyền ở Mỹ, với sự tồn tại của chế độ hai đảng cho đến tận ngày nay. Mặc dù trong nền chính trị đương đại của Mỹ, có hàng trăm đảng phái chính trị đang tồn tại và hoạt động, nhưng trên thực tế chỉ có hai

đảng là Đảng Dân chủ và Đảng Cộng hòa thay nhau cầm quyền ở hầu hết tất cả các cấp từ liên bang đến chính quyền địa phương.

Các đảng phái chính trị ở Mỹ bắt đầu hình thành từ đầu thập niên 90 của thế kỷ XVIII, khi Hiến pháp Mỹ được thông qua nhưng lại không tìm được sự thống nhất quan điểm giữa các bang lớn và các bang nhỏ. Dưới thời Tổng thống Washington, chính quyền Mỹ bị chia rẽ thành hai nhóm.

Nhóm thứ nhất theo tư tưởng liên bang, chủ trương hình thành một chính phủ quốc gia mạnh, tăng cường quyền lực trung ương đứng đầu là Bộ trưởng Tài chính A. Hamilton, nâng đỡ giới công nghiệp – tài chính miền Đông Bắc. Nhóm này tạo cơ sở cho sự hình thành Đảng Cộng hòa sau này.

Nhóm thứ hai chủ trương phân quyền cho các bang, nâng đỡ giới địa chủ, nông dân và tiểu thủ công ở miền Nam, đứng đầu là Bộ trưởng Ngoại giao T. Jepheson. Đây chính là tiền thân của Đảng Dân chủ sau này. T. Jephesonlập ra Đảng Dân chủ - Cộng hòa vào năm 1793. Tuy nhiên đến năm 1824, do những mâu thuẫn nội bộ nên Đảng Dân chủ - Cộng hòa bị chia thành hai đảng mới là Đảng Dân chủ và Đảng Whigs. Đây được coi là thời điểm đánh dấu sự ra đời chính thức của Đảng Dân chủ ngày nay ở Mỹ.

Thời kỳ từ năm 1828 đến trước cuộc Nội chiến Mỹ (1861-1865), Đảng Dân chủ và Đảng Whigs thay nhau cầm quyền.

Năm 1854, một liên minh giữa Đảng Whigs với những người thuộc Đảng Dân chủ có xu hướng chống chế độ nô lệ đã thành lập Đảng Cộng hòa, đại diện cho quyền lợi của tư bản công – thương nghiệp miền Bắc và miền Tây, Đảng Dân chủ đại diện cho chế độ nô lệ miền Nam.

Những mâu thuẫn của thập niên 1850 đã làm tan rã Đảng Whigs, dẫn đến sự ra đời của Đảng Cộng hòa và chia rẽ Đảng Dân chủ theo hai miền.

Cuộc Nội chiến đã cho thấy rằng những người của Đảng Whigs đã không thể duy trì được đảng của mình và đảng viên Đảng Cộng hòa là những người tồn tại được.

Đảng viên của Đảng Cộng hòa đã thay thế đảng viên Đảng Whigs ở miền Bắc và miền Tây bởi vì Đảng Cộng hòa không chỉ đơn thuần là một lực lượng chống lại chế độ nô lệ, phát triển chủ nghĩa tư bản. Hầu hết lãnh đạo của Đảng Cộng hòa đều xuất thân từ Đảng Whigs và họ kế tục những chương trình phát triển quốc gia do Liên bang hỗ trợ.

Mặt khác cuộc Nội chiến cũng tạo cơ sở cho sự thống nhất của Đảng Dân chủ bởi đây chính là phe phản đối chiến tranh ở miền Bắc. Một số đảng viên của Đảng Dân chủ cho rằng việc tiến hành cuộc chiến tranh toàn diện để duy trì Liên bang là điều phi lý. Dù theo bên chủ trương thống nhất hai miền bằng chiến tranh hay bằng con đường thương lượng thì việc giải phóng nô lệ không đáng phải đánh đổi bằng xương máu của người miền Bắc.

Đảng Dân chủ từ lâu đã có chính sách chống lại việc giải phóng nô lệ, phát triển mạnh ở các bang phía Nam. Đây là điều mà Đảng Cộng hòa mong muốn thực hiện sau tái thiết.

Khi Tổng thống Hayes kết thúc công cuộc tái thiết, ông hy vọng rằng có thể phát triển được Đảng Cộng hòa ở miền Nam với việc sử dụng cựu đảng viên Đảng Whigs làm tiền đề và lấy việc phát triển miền Nam làm vấn đề chính. Nhưng vào thời điểm đó, người da trắng chiếm đa số ở miền Nam, mặt khác những người theo Đảng Cộng hòa ở miền Nam lại đề cao vị thế của người da đen, vốn đã có những tranh chấp với nhau.

Trong suốt khoảng thời gian 75 năm sau Nội chiến, miền Nam hoàn toàn thuộc về phe Dân chủ. Đảng Dân chủ chỉ theo đuổi đường lối quyền lợi của bang và phớt lờ những quyền công dân của người da đen. Những người da đen chịu nhiều tổn hại khi những chính sách tái thiết không được thực hiện.

Sau khi cuộc Nội chiến chấm dứt, chính quyền ở Mỹ nằm trong tay giai cấp tư sản, thông qua hai chính đảng luân phiên cầm quyền là: Đảng Dân chủ và Đảng Cộng hòa.

Chế độ hai đảng là một trong những đặc điểm của nền chính trị nước Mỹ. Mặc dù hai đảng này thay nhau cầm quyền nhưng bản chất là không hề thay đổi – phục vụ quyền lợi, sự thống trị của giai cấp tư sản với những mục tiêu như sau: bảo vệ chế độ sở hữu tư nhân, chế độ Nhà nước Cộng hòa, Hiến pháp Liên bang, thể chế chính trị, và mục tiêu thống trị của nước Mỹ. Chính đặc điểm này đảm bảo cho sự thống trị của hai đảng trong gần suốt lịch sử hơn 200 năm của nước Mỹ.

Lênin đã từng nhận định: “Sự khác biệt giữa đảng Cộng hòa và đảng Dân chủ ngày càng giảm bớt (sau cuộc Nội chiến 1861 – 1865). Cuộc đấu tranh của chúng chủ yếu diễn ra quanh vấn đề mức thuế quan, còn đối với quần chúng nhân dân thì không hề có một ý nghĩa quan trọng nào. Thực tế chúng đã lừa dối nhân dân, đánh lạc hướng nhân dân khỏi những lợi ích thiết thân của họ bằng những cuộc quyết đấu rỗng tuếch và giật gân của hai đảng tư sản6.

Đảng Dân chủ (biểu tượng là con Lừa) thường bảo vệ quyền lợi giới lao động, bao gồm đại địa chủ, phú nông, tư sản miền Nam và một bộ phận tư sản tài chính miền Bắc lại chủ trương tự do mậu dịch. Bên trong Đảng Dân chủ tồn tại nhiều khuynh hướng khác nhau hơn so với những chính đảng quan trọng tại các quốc gia đã công nghiệp hóa khác, một phần là vì chính đảng của người Mỹ thường không có đủ quyền lực để kiểm soát đảng viên của mình cũng như các đảng chính trị tại nhiều các quốc gia khác, phần khác vì hệ thống chính trị tại Hoa Kỳ không theo thể chế đại nghị.

Trong khi đó Đảng Cộng hòa (biểu tượng là con Voi) thường gắn với giới tài chính kinh doanh, công nghiệp. Chủ trương của Đảng này là bảo hộ thuế quan. Đảng này khởi đầu đóng tại phía Đông Bắc và Trung Tây, nhưng

trong những năm cuối thế kỷ XXđã chuyển về miền Tây lục địa và đặc biệt là phần phía Nam.

Đảng Cộng hòa chiếm ưu thế vượt trội ở vùng công nghiệp Đông Bắc cho tới tận thập niên 1930 và mạnh ở các bang không thuộc miền Nam.

Trong 43 người được bầu làm Tổng thống Hoa Kỳ, Đảng Dân chủ đã 21 lần giành thắng lợi trong bầu cử Tổng thống với 81 năm cầm quyền so với con số tương ứng của Đảng Cộng hòa là 22 lần và 88 năm. Năm 2009, Đảng Cộng hòa chiếm đa số tại Hạ viện Hoa Kỳ nhưng lại là khối thiểu số tại Thượng viện Hoa Kỳ. Tổng thống hiện nay của nước Mỹ là Tổng thống Barack Obama – thành viên của Đảng Dân chủ, người da màu đầu tiên trong lịch sử nước Mỹ làm Tổng thống.

Như vậy, có thể nói thể chế chính trị của Mỹ được xây dựng, phát triển và ngày càng hoàn thiện trên cơ sở bảo vệ quyền lợi của giai cấp tư sản. Khi nghiên cứu về chế độ hai đảng ở Mỹ, Ănghen có nhận xét rằng: “chính trị là một công việc mua bán lỗ lãi như mọi việc buôn bán lỗ lãi khác. Vì thế, khi tranh cử, cả hai đảng đều đấu tranh kịch liệt với nhau, không chỉ đánh lừa quần chúng mà nó còn giảm thiểu tối đa mọi khả năng vào chính trường Mỹ của một đảng thứ ba”7.

Thực tế cho thấy rằng, nước Mỹ có hàng trăm đảng phái khác nhau nhưng các đảng nhỏ khác có thể tham dự vào đời sống chính trị chỉ ở một mức độ hạn chế, có thể thắng cử ở một vài cấp chính quyền địa phương nhưng không có khả năng làm thay đổi nền tảng chế độ chính trị tư bản chủ nghĩa ở Mỹ.

Mặt khác, Mỹ là một quốc gia rộng lớn và đa dạng, nên để xây dựng một đảng đủ mạnh để có thể giành được sự ủng hộ của đa số cử tri đòi hỏi

phải có một liên minh gồm nhiều tầng lớp, chủng tộc, tôn giáo… ở nhiều khu vực khác nhau.

Tất cả những điều này làm nên hệ thống chính trị nổi bật ở Mỹ.

Một phần của tài liệu Công cuộc tái thiết nước mỹ (1863 - 1877) và tác động đến lịch sử nước mỹ (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)