Thời kỳ tái thiết của Quốc hội (1867 – 1877)

Một phần của tài liệu Công cuộc tái thiết nước mỹ (1863 - 1877) và tác động đến lịch sử nước mỹ (Trang 38)

7. Bố cục của khóa luận

1.2.2.2. Thời kỳ tái thiết của Quốc hội (1867 – 1877)

Sau những bê bối trong nhiệm kỳ của Tổng thống Johnson, Quốc hội Mỹ là người nắm quyền tiếp tục công cuộc tái thiết đất nước.

Các đại biểu Quốc hội cho rằng Tổng thống Johnson đã quá khoan nhượng với nhóm cựu ly khai.

Trong ngày đầu tiên của phiên họp, Quốc hội đã thành lập Ủy ban liên kết về Tái thiết để quản lý tất cả những biện pháp có liên quan đến việc hồi phục với miền Nam.

Tháng 3 năm 1865, Hiệp hội nô lệ tự do được thành lập. Hiệp hội đã giúp đỡ những người tị nạn, cả da trắng và da đen.

Năm 1867, Đạo luật do Quốc hội thông qua nhằm xóa bỏ chính phủ ở các tiểu bang miền Nam được thành lập theo kế hoạch Tái thiết của Tổng thống Andrew Johnson.

Đạo luật chia mười bang miền Nam nhưng không cho gia nhập lại Liên bang (chỉ trừ Tennessee) thành năm khu quân sự, mỗi khu do một chỉ huy quân sự cai quản, quân đội Liên bang tuần tiễu nhằm giúp thực thi đạo luật. Nhiệm vụ của các vị tướng này là giám sát tiến trình lập hiến pháp mới, trong đó người da đen được tham gia.

Đạo luật cũng phác họa tiến trình trong đó một tiểu bang được phép gia nhập vào Liên bang khi: mỗi bang phải tổ chức được ra một hội nghị, soạn thảo ra một hiến pháp mới, cho phép người da màu bầu cử, bầu ra một thống đốc và cơ quan lập pháp của bang, phê chuẩn bổ sung Hiến pháp lần thứ 14. Nhiều tháng tiếp theo sau đó, Quốc hội đã thông qua nhiều bộ luật Tái thiết bổ sung để củng cố bộ luật tái thiết đầu tiên và gạt sang một bên các thủ đoạn trì hoãn của miền Nam.

Với Đạo luật này Tổng thống Johnson phủ quyết Đạo luật tái thiết, nhưng Quốc hội do Đảng viên của Đảng Cộng hòa Cấp tiến kiểm soát, gạt bỏ quyền phủ quyết của ông.

Johnson đã làm tất cả có thể để vô hiệu hóa Bộ luật Tái thiết năm 1867. Ông tiếp tục sử dụng quyền ân xá của mình cho phép những người nổi loạn trước kia được quay lại quản lý những vùng đất mà chính quyền liên bang đã giành được.

Việc Tổng thống phủ quyết dự luật dẫn đến sự đối đầu chính trị giữa Tổng thống và Quốc hội. Tổng thống có thái độ như vậy là do ông vốn được sự ủng hộ của nhân dân miền Bắc lẫn miền Nam và của đảng viên cả hai đảng Cộng hòa và Dân chủ. Bộ luật đưa ra buộc ông phải chọn đồng minh.

Để ngăn cản những hành vi của Tổng thống Johnson, Quốc hội thông qua Bộ luật nhiệm kỳ chính thức vào tháng 3 năm 1867, trong đó cấm Tổng

thống đuổi việc các viên chức đã được bổ nhiệm bằng văn bản và được Thượng viện chấp thuận nếu chưa có sự phê chuẩn chính thức.

Tuy nhiên, trước những lời cáo buộc của Quốc hội, Tổng thống Johnson cuối cùng cũng được tuyên bố trắng án 1868.

Năm 1872, Quốc hội thông qua Đạo luật ân xá. Đạo luật này được xem như là một trong những yếu tố chính để tiến tới hòa giải dân tộc hai miền. Đạo luật ân xá đã khoan hồng hơn 150.000 cựu chiến binh miền Nam, phục hồi đầy đủ quyền công dân, được quyền đi bầu và giữ được những chức vụ trong chính quyền tiểu bang và Liên bang.

Thỏa hiệp năm 1877 được thông qua sau cuộc bầu cử Tổng thống lần thứ 19 của nước Mỹ. Để Rutherford B. Hayes làm Tổng thống, Đảng Cộng hòa phải đáp ứng những yêu cầu sau của Đảng Dân chủ:

Phải rút hết quân đội Liện bang ra khỏi các tiểu bang miền Nam bao gồm Louisiana, South Carolina, Florida. Trên thực tế vào lúc này Tổng Thống Grant đã cho rút quân đội ra khỏi Florida; phải bổ nhiệm ít nhất một đảng viên Dân chủ miền Nam (Southern Democrat) vào nội các của Hayes đó là Davis M. Key của bang Tenessee trở thành Tổng giám đốc Bưu Điện; tái thiết các hệ thống đường sắt; Lập pháp phải có chương trình kỹ nghệ hóa miền Nam.

Như vậy, dưới mỗi thời Tổng thống khác nhau đều đưa ra những chính sách tái thiết đối với miền Nam. Những chính sách này dựa trên những quan điểm khác nhau của mỗi người về chế độ nô lệ, về sự quay trở lại Liên bang của các bang ly khai. Trong khi Tổng thống Lincoln đưa ra những chính sách mềm mỏng được Quốc hội chấp nhận thì Tổng thống Johnson là người miền Nam và có xu hướng thân phe Liên minh.

Chính điều này đã tạo ra một sự tranh chấp quyền lực trong chính phủ Liên bang giữa Quốc hội và Tổng thống.

Một phần của tài liệu Công cuộc tái thiết nước mỹ (1863 - 1877) và tác động đến lịch sử nước mỹ (Trang 38)