7. Bố cục của khóa luận
1.2.1. Các quan điểm về công cuộc tái thiết nước Mỹ
Thời kỳ Tái thiết hay còn gọi là kỷ nguyên tái thiết được hiểu theo hai nghĩa: nghĩa thứ nhất bao gồm toàn bộ lịch sử của đất nước 1865 – 1877; nghĩa thứ hai tập trung vào việc chuyển đổi của miền Nam 1863 – 1877 theo sự chỉ đạo của Quốc hội với việc tái thiết nhà nước và xã hội.
Sau cuộc Nội chiến, người dân Mỹ phải đối mặt với một nhiệm vụ to lớn nhằm phục hồi lại về vật chất, chính trị và tinh thần. Giai đoạn tái thiết đất nước sau Nội chiến được xem là khoảng thời gian đầy biến động và tranh cãi. Những vấn đề nảy sinh trong thời kỳ này đã chi phối tới đời sống chính trị trên toàn nước Mỹ.
Đứng trên lập trường khác nhau của giai cấp nhằm bảo vệ quyền lợi của mình, người dân Mỹ sau Nội chiến được phân theo năm nhóm chính bao gồm: người theo Đảng Cộng hòa cấp tiến, người miền Bắc có quan điểm ôn hòa, người miền Nam có quan điểm bảo thủ, người miền Nam ủng hộ liên bang và nô lệ miền Nam được giải phóng.
Trước hết quan điểm của Đảng Cộng hòa cấp tiến về vấn đề tái thiết. Đảng Cộng hòa đại diện cho quyền lợi của tư bản công – thương nghiệp miền Bắc và miền Tây. Do đó, quan điểm của Đảng Cộng hòa cấp tiến đưa ra là:
“Miền Nam phải nhận thức được tội lỗi của họ, và người miền Nam phải hiểu rằng giờ đây họ đã thất bại, họ không thể quyết định số phận của mình được nữa. Số phận của họ nằm trong tay những người chiến thắng miền Bắc” [20; 527].
Những người thuộc Đảng Cộng hòa cấp tiến nhận thấy rằng để tránh được tình trạng ly khai hay chống đối có thể xảy ra tiếp thì những người lãnh
đạo của miền Nam lên cầm quyền phải là những không có mối quan hệ với phe ly khai.
Họ phải chấp nhận thực tế là các nô lệ trước kia giờ đã được tự do và trở thành những người công dân hợp pháp của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ, được đối xử một cách bình đẳng như những người da trắng khác trên đất Mỹ, ít nhất là trong vấn đề bầu cử. Phải tìm cách giúp cho những người là nô lệ trước kia có thể hòa nhập cuộc sống, vượt qua khó khăn, chống đói nghèo và tiếp tục tình trạng bóc lột như trước kia.
Với chính sách mong muốn giúp cho những người nô lệ trước kia có được cuộc sống bình thường, giúp cho Đảng Cộng hòa nhận được nhiều sự ủng hộ hơn nữa. Sự ủng hộ này có ý nghĩa quan trọng trong việc lên nắm quyền của Đảng Cộng hòa, kiểm soát liên tục chính quyền quốc gia, thi hành nhiều chính sách cho một nền kinh tế phát triển thịnh vượng.
Quan điểm của Đảng bảo thủ miền Bắc:
Đảng bảo thủ miền Bắc là những người theo Đảng Dân chủ trước đây, họ cũng phản đối ly khai và ủng hộ chiến tranh để thống nhất. Nhưng khác với quan điểm của Đảng Cộng hòa cấp tiến, họ mong muốn để cho người miền Nam – người da trắng miền Nam – quyết định số phận của chính họ, chứ không phải miền Bắc và cũng không phải là những người nô lệ mới được giải phóng. Không nên để chính quyền miền Bắc can thiệp quá nhiều vào chính quyền miền Nam, “chúng ta hãy cho phép miền Nam quay trở lại Liên bang theo những điều khoản của chính họ” [20; 527].
Mặt khác, Đảng bảo thủ miền Bắc lại cho rằng “hầu như tất cả những người Mỹ da trắng đều tin rằng người da đen không đủ khả năng sử dụng hiệu quả quyền công dân”. Cần phải khôi phục hòa bình cho đất nước và hoàn thành nhiệm vụ đó càng nhanh càng tốt.
Quan điểm của Đảng bảo thủ miền Nam:
Đây là nhóm người chấp nhận sự thất bại thuộc về họ trong cuộc Nội chiến với Liên bang. “Có thể ly khai là một sai lầm, nhưng sự việc đó không bao giờ làm giảm được vẻ bi hùng của cuộc đấu tranh của chúng ta”.
Kết thúc cuộc chiến, những người của miền Nam mong muốn bắt đầu lại mối quan hệ chính trị truyền thống với các bang khác. Họ phải được tự do quyết định số phận của chính mình với những điều kiện tối thiểu.
Mặc dù sau cuộc chiến, chế độ nô lệ bị xóa bỏ nhưng những quan điểm về người nô lệ da đen đã ăn sâu vào nhận thức của người miền Nam, rằng những người da đen không bằng, không thể sánh với người da trắng được. Những người da đen là những người ngu dốt, lười biếng và không có trí tuệ.
“Nô lệ được giải phóng ở miền Nam vẫn phải sống trong cảnh lệ thuộc, bọn họ phải chấp nhận hoàn cảnh thấp kém về kinh tế và chính trị, bởi vì đó là con đường duy nhất họ còn có thể có ích” [20; 528].
Có thể thấy chủ nghĩa phân biệt chủng tộc lan tỏa khắp nước Mỹ giữa thế kỉ XIX, và những vấn đề về chủng tộc tuy được sửa đổi trong Hiến pháp sau này, nhưng cách nhìn về người da đen đến nay vẫn còn tồn tại.
Quan điểm của Đảng hợp nhất miền Nam:
Đây là những người có tư tưởng ủng hộ miền Bắc và chống ly khai. Chính vì có tư tưởng thân với miền Bắc và ủng hộ Liên bang, họ nhận thấy mình cần phải được bảo vệ từ miền Bắc để chống lại sự thù địch của những người nổi loạn mà chưa được hòa giải. Mặt khác, vì ủng hộ Liên bang nên cần phải nhận được địa vị quan trọng trong chính phủ.
Người da đen ở miền Nam có quyền công bằng về chính trị vì họ đã được giải phóng, họ đã được tự do. Sự ủng hộ của họ có lợi cho nvớihững người lãnh đạo như chúng ta.
Những người thuộc Đảng hợp nhất miền Nam mong muốn biến miền Nam từ vùng lạc hậu, bị thống trị bởi tầng lớp địa chủ sau chiến tranh trở thành một vùng phát triển thịnh vượng với những nông trại, nhà máy và thành phố. Miền Nam nhanh chóng khôi phục, hòa nhập với miền Bắc. Điều này khiến cho những người mới được giải phóng sẽ trông cậy.
Tầng lớp nô lệ được giải phóng ở miền Nam:
Sau Nội chiến, tầng lớp nô lệ được giải phóng trở thành những người tự do. Chính vì vậy, họ phải được hưởng những quyền lợi được ghi nhận trong bản Tuyên ngôn Độc lập của nước Mỹ “mọi người sinh ra đều bình đẳng, rằng tạo hóa ban cho họ những quyền tất yếu và bất khả xâm phạm, trong đó có quyền sống, quyền được tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”4. Mỗi người sinh ra có đầy đủ quyền công dân, quyền bình đẳng hợp pháp bao gồm cả quyền bầu cử.
Mặt khác, những người nô lệ đã ủng hộ hết mình cho chiến thắng của Liên bang trong chiến tranh và họ phải được đối xử bình đẳng. Miền Bắc cần phải đảm bảo quyền lợi cho họ, không để cho người miền Nam vô hiệu hóa chiến thắng của Liên bang. Họ ủng hộ việc chính quyền Liên bang nắm quyền.
Đối với những người da đen ở miền Nam, họ cũng tham gia vào quá trình tái thiết với việc gia nhập các liên minh, các đảng phái. Họ đưa ra những khẩn khoản yêu cầu những người da trắng miền Bắc ủng hộ. Họ mong muốn nhận được quyền bầu cử, vì chỉ có như vậy, họ mới có thể bảo vệ quyền lợi của chính mình.
Như vậy, đứng trên lập trường và lợi ích của mình, các Đảng phái, mỗi nhóm người lại thể hiện những quan điểm khác nhau về quá trình Tái thiết nước Mỹ sau Nội chiến. Những quan điểm này chồng chéo lên nhau, có thể
thấy khó có thể hợp nhất các ý kiến này, tìm ra một giải pháp ổn thỏa cho vấn đề chính trị, những người nô lệ được giải phóng sau Nội chiến. Trong tương lai, chính sự đa dạng trong quan điểm này khiến cho những cố gắng hàn gắn hai nửa quốc gia chia cắt hết sức khó khăn, dường như mỗi phe cũng khó đó thể tiến hành được đường lối của mình một cách trọn vẹn.
Mặc dù quan điểm về công cuộc Tái thiết nước Mỹ sau Nội chiến là khác nhau giữa các nhóm. Nhưng tất cả đều nhất trí rằng việc sửa đổi lại các quan điểm về chủng tộc và chính trị là điều cần thiết. Điều quan trọng là làm thế nào để hàn gắn được sự chia rẽ sâu xa trong nhân dân Mỹ, giữa hai miền Bắc – Nam, người da trắng và người da đen, Đảng Dân chủ và Đảng Cộng hòa.