Về ngoại giao

Một phần của tài liệu Công cuộc tái thiết nước mỹ (1863 - 1877) và tác động đến lịch sử nước mỹ (Trang 61)

7. Bố cục của khóa luận

2.2.2. Về ngoại giao

Chính sách ngoại giao của Mỹ sau Nội chiến có nhiều chuyển biến, phù hợp với tình hình thế giới lúc bấy giờ, khi các nước phương Tây đang chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa.

Trước hết, Mỹ tiếp tục thực hiện tham vọng mở rộng lãnh thổ của mình, không chỉ tiến sát bờ Thái Bình Dương, mà còn mở rộng lãnh thổ ra cả đại dương với các vụ mua bán và sáp nhập.

Trước Nội chiến, lãnh thổ nước Mỹ đã được mở rộng 2/3 so với trước và tiến sát tới bên bờ Thái Bình Dương, nhưng tham vọng mở rộng lãnh thổ của Mỹ vẫn không dừng lại ở đấy. Mỹ muốn tiếp tục vươn xa hơn nữa để tìm những đường biên giới mới và tăng cường sức mạnh cạnh tranh với các cường quốc phương Tây.

Người mở đầu cho sự hồi sinh của chủ nghĩa bành trướng sau Nội chiến là Bộ trưởng William Henry Seward với thành công mua lại Alaska (1867) từ Nga. Alaska là một vùng đất dân cư thưa thớt và là nơi trú ngụ của người Inuit và các nhóm dân bản địa khác. Lúc đầu, người dân Mỹ đều thờ ơ

hoặc phẫn nộ trước hành động của Ngoại trưởng William Henry Seward, cho rằng đây là hành động điên rồ “hộp băng Alsaka”.

Với việc mua lại Alaska, lãnh thổ Mỹ không những mở rộng ra đại dương mà còn đem về cho Mỹ nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú. Khoảng 30 năm sau khi mua lại Alaska, người ta phát hiện có vàng trên sông Klondike, hàng ngàn người Mỹ đã đổ xô về phương bắc và rất nhiều người trong số họ đã định cư vĩnh viễn tại Alaska. Khi Alaska trở thành bang thứ 49 của Hoa Kỳ vào năm 1959, nó đã thế chỗ Texas với vị trí là bang có diện tích lớn nhất trong liên bang.

Mặt khác, có được vùng đất Alaska, Mỹ đã tạo ra được vành đai bảo vệ khỏi sự tấn công của các nước phương Tây, đồng thời hạn chế ảnh hưởng của Anh ở Canada, tạo bàn đạp loại dần sự hiện diện của Anh ở Bắc Mỹ.

Cùng với đó, Mỹ tiến hành sáp nhập Hawaii. Với vị trí nằm ở trung tâm Thái Bình Dương, từ thế kỷ XIX Hawaii được xem là trạm trung chuyển nối với Thái Bình Dương của các thương nhân Mỹ [8; 8].

Quần đảo Hawaii vừa là nơi tiếp nhận nhiên liệu cho các tàu buôn vừa là nơi cung cấp các thương phẩm có giá trị như lông thú, gỗ đàn hương cho thương nhân Mỹ. Theo chân những thương nhân Mỹ, những nhà truyền giáo cũng đã đến đây vào năm 1820. Cho đến sau cuộc Nội chiến, người Mỹ đến đây sinh sống và sở hữu những vùng đất rộng lớn phát triển các đồn điền trồng mía và dừa cung cấp cho thị trường của Mỹ.

Ngày 16 tháng 6 năm 1897, chính phủ Mỹ kí với Chính phủ lâm thời Cộng hòa Hawaii Hiệp ước sáp nhập. Trong các ngày 15 tháng 6 và ngày 6 tháng 7 năm 1898, Hạ viện và Thượng viện Mỹ phê chuẩn, chính thức sáp nhập quần đảo Hawaii vào lãnh thổ nước Mỹ. Sự kiện này, góp phần làm lãnh thổ nước Mỹ mở rộng ra các đại dương. Năm 1959, Hawaii chính thức trở thành bang thứ 50 của Hoa Kỳ.

Hawaii sau này trở thành căn cứ chiến lược quân sự của Mỹ ở Thái Bình Dương.

Như vậy, có thể thấy trong suốt thế kỷ XIX, nước Mỹ đã đẩy mạnh quá trình mở rộng lãnh thổ bằng nhiều hình thức khác nhau, nhằm mở rộng thị trường phục vụ cho nhu cầu phát triển kinh tế. Các lợi ích kinh tế đóng vai trò lớn trong việc bành trướng của Hoa Kỳ. Lãnh thổ nước Mỹ đã rộng lớn gấp 2 đến 3 lần sau khi giành độc lập.

Quá trình mở rộng lãnh thổ Mỹ đã tạo tiền đề quan trọng cho sự phát triển một nền kinh tế toàn diện trên cơ sở khai thác những nguồn lực sẵn có ở những vùng đất mới, đưa nền kinh tế Mỹ chuyển từ giai đoạn cạnh tranh sang giai đoạn phát triển cao hơn - giai đoạn chủ nghĩa đế quốc.

Thứ hai, quan hệ với các nước Mỹ Latinh

Từ những năm 70 trở đi, cùng với sự phát triển của nền công nghiệp và tham vọng của giới tư bản tài chính, hoạt động xâm lược của Mỹ được đẩy mạnh. Địa bàn chiến lược của Mỹ lúc này vẫn là vùng Trung Nam Mỹ. Mặc dù, đã giành được nhiều quyền lợi ở Mêhicô và một số nước Trung Mỹ, Mỹ vẫn không từ bỏ tham vọng của mình là áp đặt sự thống trị toàn bộ lên khu vực Mỹ Latinh.

Năm 1889, Mỹ triệu tập “Hội nghị toàn châu Mỹ” đầu tiên ở Washington. Kết quả đưa đến là sự ra đời của Cơ quan thương mại của các nước châu Mỹ, sau đổi thành Liên minh toàn châu Mỹ. Tổ chức này chính là tiền thân của Tổ chức các quốc gia Châu Mỹ (OAS) ngày nay.

Dưới khẩu hiệu “Hợp tác, đoàn kết và giúp đỡ lẫn nhau”, Liên minh đã ràng buộc các nước phụ thuộc vào Mỹ và tuân thủ tuyệt đối đường lối chính trị do Mỹ đưa ra.

Năm 1898, Mỹ tuyên chiến với Tây Ban Nha, chiếm thuộc địa của nước này. Trận chiến Mỹ - Tây Ban Nha đã đánh dấu một bước ngoặt trong

lịch sử của Hoa Kỳ. Đây cũng được xem là cuộc chiến tranh đế quốc đầu tiên trong lịch sử. Sau trận chiến này, Hoa Kỳ nắm hoàn toàn kiểm soát các đảo trong vùng biển Caribê và Thái Bình Dương.

Cho đến trước những năm 1890, Cuba và Puerto Rico là hai thuộc địa còn sót lại tại Tân thế giới của đế quốc Tây Ban Nha. Đây cũng từng là một trong những nước đế quốc thực dân. Mặt khác, Philippines là trung tâm quyền lực của Tây Ban Nha tại Thái Bình Dương.

Cuộc chiến tranh Mỹ - Tây Ban Nha nổ ra với các nguyên nhân chính sau: thái độ phản đối rộng khắp đối với chính sách cai trị độc đoán của Tây Ban Nha tại Cuba; sự ủng hộ với cuộc đấu tranh giành độc lập của những người Cuba và tinh thần đấu tranh mạnh mẽ của nhân dân.

Đến năm 1895, sự phản kháng ngày một mạnh mẽ của những người Cuba đã biến thành một cuộc chiến tranh du kích giành độc lập. Hầu hết người Mỹ lúc bấy giờ đồng cảm với người dân Cuba nhưng Tổng thống Cleveland vẫn cương quyết giữ thái độ trung lập. Tuy nhiên, ba năm sau, vào thời Tổng thống William McKinley, chiến hạm Maine của Mỹ được phái tới Havana (Cuba) nhằm mục đích thể hiện mối quan tâm của nước Mỹ trước các cuộc đàn áp đẫm máu của Tây Ban Nha, đã nổ tung trong bến cảng. Hơn 250 người thiệt mạng. Có thể chiến hạm Maine bị phá hủy do một vụ nổ tai nạn bên trong con tàu nhưng hầu hết người Mỹ cho rằng người Tây Ban Nha phải chịu trách nhiệm về con tàu. Lúc đầu Tổng thống McKinley cố duy trì hòa bình nhưng sau đó vài tháng, tin rằng trì hoãn thêm cũng là vô ích, vị tổng thống này đã tuyên bố can thiệp vũ trang vào Cuba.

Cuộc chiến với Tây Ban Nha diễn ra vô cùng nhanh chóng. Trong 4 tháng diễn ra chiến tranh, quân đội Mỹ chưa thua một trận nào. Một tuần sau khi tuyên bố tình trạng chiến tranh, Thiếu tướng hải quân George Dewey, lúc đó đang chỉ huy hạm đội Asiatic Squadron gồm sáu chiến hạm tại Hồng Kông

đã tiến tới Phillipines. Giáp mặt với toàn bộ đội tàu của Tây Ban Nha tại Vịnh Manila, hạm đội của George đã phá hủy toàn bộ đội tàu này mà không hề thiệt mạng một người nào. Trong khi đó, tại Cuba, quân đội Mỹ đã tiến vào Santiago và tấn công cảng này sau một loạt trận thắng chớp nhoáng. Bốn tàu chiến Tây Ban Nha rời Vịnh Santiago để chặn hạm đội của Mỹ và bị tiêu diệt gọn.

Tây Ban Nha nhanh chóng yêu cầu chấm dứt chiến tranh. Hiệp định hòa bình được ký kết ngày 10/12/1898, theo đó Cuba thuộc quyền kiểm soát tạm thời của Mỹ trước khi quốc đảo này giành độc lập. Ngoài ra, Tây Ban Nha cũng nhượng lại Puerto Rico và Guam thay cho các đền bù thiệt hại do chiến tranh và nhượng lại cho Mỹ quần đảo Phillipines để đổi lấy 20 triệu đô-la.

Cuba được xem là chìa khóa ở vùng biển Angti và eo biển Panama, là cửa ngõ bước vào Trung – Nam Mỹ. Như vậy, giới cầm quyền Mỹ đã đẩy các thế lực châu Âu ra khỏi Trung – Nam Mỹ.

Nước Mỹ vẫn tuyên bố rằng các chính sách của mình khuyến khích các lãnh thổ mới theo hướng tự trị dân chủ, một hệ thống chính trị mà chưa một quốc gia nào trong số các lãnh thổ này từng trải qua. Trên thực tế, nước Mỹ đã đóng vai trò của một nước thực dân. Nó vẫn duy trì quyền kiểm soát về mặt hành chính đối với Puerto Rico và Guam, chỉ trao cho Cuba nền độc lập trên danh nghĩa và đàn áp dã man phong trào độc lập có vũ trang tại Phillipines (Phillipines giành quyền bầu cử cả hai viện lập pháp của mình vào năm 1916. Năm 1939, liên hiệp Phillipines với quyền tự trị lớn được thành lập. Năm 1946, sau Chiến tranh Thế giới Thứ hai, quần đảo này giành được nền độc lập thực sự).

Chính sách thực dân của Mỹ có xu hướng nghiêng về khuyến khích chế độ tự trị dân chủ. Đây được xem là hình thức chủ nghĩa thực dân mới. Trong đó, Mỹ là quốc gia đi đầu.

Thứ ba, quan hệ giữa Mỹ với các nước châu Âu

Quan hệ giữa Mỹ và các nước châu Âu có sự chuyển biến phức tạp ngay từ khi cuộc Nội chiến diễn ra. Chính sách ngoại giao của các nước châu Âu cũng ảnh hưởng đến cục diện của cuộc Nội chiến. “Thành công của Liên bang trong việc ngăn ngừa nước ngoài nhìn nhận liên minh và sự hỗ trợ về quân sự của nước ngoài trở nên vô cùng quan trọng đối với kết cục của cuộc chiến” [21; 273].

Những quốc gia chính tại châu Âu, nhận thấy tầm quan trọng của cuộc Nội chiến Mỹ đối với sự cân bằng về thế lực trong tương lai. Cả hai bên Liên bang và Liên minh đều biết rằng: thái độ và hành vi của các nước châu Âu sẽ đóng một vai trò quan trọng trong việc quyết định kết quả của cuộc chiến này.

Chính sách ngoại giao của Liên minh bao gồm những nỗ lực đảm bảo nguồn viện trợ tài chính của nước ngoài cũng như việc nhìn nhận về ngoại giao và sự can thiệp của nước ngoài vào cuộc Nội chiến. Hoặc ít nhất là họ sẽ trung lập trong cuộc chiến này.

Các nhà lãnh đạo miền Nam, quan tâm đến thái độ của người Pháp, vì chính những người đồng minh Pháp đã từng bảo trợ cho chiến thắng của Mỹ trong cuộc đấu tranh giành độc lập từ tay người Anh, nên Liên minh cũng hy vọng sẽ nhận được sự ủng hộ tương tự của châu Âu trong cuộc chiến trong Liên bang.

Tuy nhiên, chính phủ Pháp lại giữ thái độ nước đôi đối với cuộc Nội chiến Hoa Kỳ. Lúc ban đầu, thì Bộ trưởng Bộ ngoại giao Pháp Edouard Thouvenel công bố rất lấy làm tiếc về sự chia cắt của Liên bang và nói rằng:

“việc tái thiết lập sự hòa hợp tại Mỹ sẽ mang lại lợi ích rất nhiều cho quốc gia của ông ta” [21; 257]. Nhưng thực chất những lời nói này nhằm che giấu âm mưu của người Pháp, muốn giành ảnh hưởng ở khu vực Mehico.

Trong khi đó, vua Napoleon thiên vị Liên minh, vì nếu nước Mỹ thống nhất, chống lại việc châu Âu tiến sâu vào khu vực phía Tây, sẽ ngăn cản những tham vọng của Napoleon cũng như của nước Pháp. Nhưng việc hỗ trợ cho Liên minh thì lại dựa vào những động thái của nước Anh.

Từ đầu cuộc Nội chiến, chính sách của Nga bộc lộ sự đồng tình mạnh mẽ với Liên bang bởi nó mang lại lợi ích cho cả hai quốc gia. Chính phủ Nga từ chối lời đề nghị của Pháp sẽ can thiệp vào cuộc chiến.

Trong khi các nước châu Âu trông chờ vào thái độ của nước Anh với cuộc Nội chiến thì trong nội bộ nước Anh lại có những thái độ khác nhau. Nữ hoàng Anh Victoria, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao John Rusell và công sứ Anh tại Hoa Kỳ ủng hộ Liên bang, còn Thủ tướng Henry Palmerston và Bộ trưởng tài chính lại nghiêng về Liên minh.

Tuy nhiên, trong quá trình đàm phán ngoại giao thất bại, và dựa trên những lợi ích của nước Anh, Liên minh đã không được chính phủ Anh công nhận. Điều này có tác động rất lớn đến cuộc chiến. Khi Tổng thống Lincoln tuyên bố phong tỏa để chống lại Liên minh, chính quyền của Nữ hoàng Victoria đã lờ đi những tuyên bố của Mỹ và phản ứng bằng một lời tuyên bố trung lập và coi Liên minh như một thế lực nổi dậy. Như vậy, chính quyền Anh cho phép thương nhân Anh quốc bán vũ khí và quân trang quân dụng cho cả hai miền Nam và Bắc. Chính phủ Pháp lập tức cũng đi theo đường lối tương tự.

Như vậy, không nhận được sự ủng hộ cũng như viện trợ của các nước châu Âu, phe Liên minh nhanh chóng rơi vào tình trạng thất bại.

Mặt khác, C.Mác lãnh tụ của phong trào Quốc tế cộng sản đã nhận xét về sự ủng hộ của công nhân châu Âu nói chung là công nhân Anh nói riêng đối với phe Liên bang như sau: Tây Âu không bị lôi cuốn một cách thô bạo theo quân thập tự ghê tởm chiến đấu bảo vệ và mở rộng chế độ nô lệ bên kia

Đại Tây Dương, không phải do trí tuệ của giai cấp thống trị, mà là do giai cấp công nhân Anh, anh dung chống lại những hành vi ngu xuẩn và độc ác của bọn thống trị8.

Sự ủng hộ của giai cấp công nhân châu Âu nói chung và công nhân Anh nói riêng đối với phe Liên bang miền Bắc, đó chính là sự khẳng định đối với những chính sách tiến bộ của Lincoln cũng như vai trò của ông trong cuộc chiến.

Giai đoạn sau cuộc Nội chiến, Mỹ chủ yếu tập trung vào vấn đề mở rộng lãnh thổ và ổn định khu vực Mỹ Latinh. Mối quan hệ giữa Mỹ và các nước châu Âu như Anh, Pháp, hay Đức, Áo ở mức độ “không can thiệp” vào các vấn đề ở khu vực châu Âu.

Chủ yếu tập trung ở khu vực Mỹ Latinh, Mỹ đấu tranh với Anh và các nước châu Âu để giành quyền bá chủ ở Mỹ Latinh và nâng cao vị thế của Mỹ trên trường quốc tế.

Với chiến thắng của Mỹ với Tây Ban Nha, Mỹ không những làm cho Đức, Áo từ bỏ mộng bành trướng ở vùng Trung – Nam Mỹ mà các cường quốc tư bản khác như Anh, Pháp, Bồ Đào Nha và Ý cũng không dám tiếp tục mở rộng hoạt động ở đây.

Thứ tư, nước Mỹ với châu Á

Đối với khu vực châu Á, đầu tiên Mỹ đã tìm cách mở cửa Nhật Bản bằng các chiếm hạm. Buộc Nhật phải ký Hiệp ước bất bình đẳng.

Bằng việc mở cửa Nhật Bản, Mỹ đã tiến sâu vào khu vực châu Á. Nhưng Nhật nhanh chóng tiến hành cuộc Duy Tân Minh Trị trở thành một cường quốc mới nổi và duy nhất ở đây.

Sau chiến tranh Tây Ban Nha, Mỹ chiếm được vị trí tại Phillipines và đã vững vàng tại Hawaii vào thời điểm chuyển giao của thế kỷ, nước Mỹ rất

kỳ vọng vào mối quan hệ thương mại bùng nổ với Trung Quốc. Tuy nhiên, Nhật Bản và các nước châu Âu đã tạo lập vị trí vững chắc tại thị trường này với các căn cứ hải quân, các vùng lãnh thổ cho thuê, các đặc quyền thương mại và đặc quyền đầu tư vào các ngành xây dựng đường sắt và khai mỏ.

Trong chính sách đối ngoại của Mỹ, chủ nghĩa lý tưởng tồn tại song song cùng khát vọng cạnh tranh cùng các thế lực châu Âu tại khu vực Viễn Đông. Vì vậy mà Chính phủ Mỹ luôn yêu cầu, như một vấn đề nguyên tắc, sự bình đẳng trong các đặc quyền thương mại cho tất cả các quốc gia. Tháng 9/1899, Ngoại trưởng John Hay tuyên bố ủng hộ chính sách Mở cửa cho tất cả các quốc gia có mặt tại Trung Quốc - tức là, sự bình đẳng trong các cơ hội

Một phần của tài liệu Công cuộc tái thiết nước mỹ (1863 - 1877) và tác động đến lịch sử nước mỹ (Trang 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)