TÁC ĐỘNG CÔNG CUỘC TÁI THIẾT ĐẾN CUỘC NỘ

Một phần của tài liệu Công cuộc tái thiết nước mỹ (1863 - 1877) và tác động đến lịch sử nước mỹ (Trang 47)

7. Bố cục của khóa luận

2.1. TÁC ĐỘNG CÔNG CUỘC TÁI THIẾT ĐẾN CUỘC NỘ

(1861 – 1865)

Ngay khi cuộc Nội chiến vẫn đang tiếp diễn, chính quyền Liên bang đã đưa ra kế hoạch tái thiết đất nước nhanh chóng và kịp thời. Việc thực thi một cách từ từ những kế hoạch tái thiết này đã đem lại những hiệu quả nhất định và tác động lại cuộc Nội chiến. Cuộc Nội chiến và kế hoạch tái thiết có mối quan hệ tác động qua lại với nhau.

Trước hết kế hoạch tái thiết của chính quyền Liên bang được công bố, thúc đẩy cuộc Nội chiến đi đến kết thúc nhanh hơn, làm thay đổi tương quan lực lượng giữa hai bên.

Trước khi ban hành các chính sách Tái thiết, tương quan lực lượng của hai miền Nam – Bắc ở thế cân bằng trong tình trạng giằng cơ. Nhưng bước vào giai đoạn thứ hai, những chính sách cách mạng được ban hành, cuộc chiến được đẩy lên cao với ưu thế thuộc về Liên bang.

Đầu tiên là với Bản Tuyên bố giải phóng nô lệ của Tổng thống Lincoln đã nhận được sự ủng hộ của những người nô lệ da đen. Chính điều này đã làm tăng thêm sức mạnh của quân đội Liên bang với sự tham gia của những người lính gốc Phi.

Ban đầu sự tham gia của những người lính gốc Phi trong quân đội, khiến những người da trắng nghi ngờ và cảm thấy khó chịu. Có một sĩ quan quân đội Liên bang nói rằng: tôi cũng phản đối chế độ nô lệ cũng như những người nô lệ da đen nhưng tôi không sẵn sàng đứng với người da đen và chiến

đấu cùng họ. Những người da trắng nghi ngờ rằng những người nô lệ khó có thể trở thành những người lính tốt tham gia chiến đấu vì Liên bang.

Nhưng với Bản Tuyên bố giải phóng nô lệ đã thay đổi lối suy nghĩ của nhiều người. Và người da trắng chấp nhận người da đen tham gia chiến đấu cùng họ để chia sẻ gánh nặng chiến tranh, con số thương vong vì cuộc Nội chiến là quá nhiều. Sự trung thành và dũng cảm của những người lính da đen làm thay đổi suy nghĩ của người miền Bắc.

Những người lính da đen đóng góp đáng kể vào nỗ lực tham chiến của quân Liên bang và như vậy họ cũng đóng góp rất nhiều vào sự nghiệp giải phóng đồng bào mình khỏi chế độ nô lệ.

Giải phóng nô lệ và tiếp nhận người da đen vào trong quân ngũ là cặp bài trùng. Nô lệ da đen được các tướng Liên bang thu phục vào trong quân đội. Đến mùa xuân năm 1865, con số người Mỹ gốc Phi chiến đấu cho Liên bang lên tới gần 200.000 người.

Số người da đen ra nhập quân đội Liên bang khiến cho quân số tăng lên gấp bội. Với những ưu thế của mình, miền Bắc đã vượt trội hơn. Người miền Nam khi đó lại không dám cho nô lệ tham gia quân đội vì sợ đi ngược lại chính sách nô lệ của mình. “Những người nô lệ có một thứ quyền lực mạnh trong tay. Chỉ cần đơn giản là họ không làm việc, họ đã khiến cho phe miền Nam trong Liên bang đối mặt với nạn đói. Bằng cách gia nhập các trại của Liên bang, họ có thể chỉ cho những người miền Bắc vốn còn do dự thấy được khả năng dễ dàng sử dụng họ, nhưng cũng cùng với cử chỉ đó họ cướp đi của kẻ thù quyền sử dụng họ trên chính những cánh đồng này” [9; 698].

Bên cạnh những người lính da đen gia nhập còn có dân di cư từ châu Âu xin gia nhập quân đội miền Bắc. Khoảng 23, 4% quân miền Bắc có gốc Đức.

Như vậy, có thể thấy Tuyên bố giải phóng nô lệ được ban bố, tức là cuộc chiến đấu có mục đích rõ ràng. Tiếng gọi của sự tự do đã được nung nấu

từ lâu, với Bản tuyên bố này những người nô lệ đã vùng lên đấu tranh. Họ dùng nhiều cách để phá hoại cuộc chiến tranh của miền Nam như cướp lấy tàu thủy của Liên minh; họ cũng là những nhà tình báo cung cấp những thông tin bí mật về quân sự cho miền Bắc. Đặc biệt, với việc nô lệ ở các đồn điền nổi loạn, nó đã khiến cho bọn chủ đồn điền miền Nam phải đem rất nhiều quân đội đến trấn áp.

Những điều trên, chứng tỏ vai trò to lớn của người da đen trong cuộc Nội chiến Mỹ. Lincoln đã từng nói rằng: “Nếu rút 13, 14 hoặc 15 vạn binh lính, thủy thủ và công nhân da màu phục dịch trong quân đội chúng ta hiện nay trao cho quân thù, thì chúng ta sao đánh được nữa”5.

Sự kiện tái thiết thứ hai có tác động đến cuộc Nội chiến là Đạo luật định cư (Homestead) được ban hành đã kích thích tinh thần đấu tranh của những người nô lệ. Họ vừa được giải phóng, gia nhập quân đội, muốn nhanh chóng kết thúc cuộc Nội chiến, để có thể mua đất theo chương trình của chính phủ tham gia sản xuất.

Đạo luật này được xem là một thắng lợi cho các bang miền Bắc trong cuộc nội chiến kéo dài nhiều thập kỷ để có thể kiểm soát các chính sách phát triển nông nghiệp quốc gia.

Luật định cư 1862, còn mang nhiều tranh cãi khác nhau nhưng được xem là một giải pháp về vấn đề ruộng đất trong Cách mạng, một sự phân chia đất đai trong lịch sử nước Mỹ.

Khi cuộc Nội chiến chấm dứt, dân da trắng miền Nam chấp nhận thực tế thất bại về quân sự, sẵn sàng thực thi công lý đối với những người nô lệ được giải phóng, và bày tỏ ý muốn được tái nhập vào đời sống của cả nước.

Chính sách tiến bộ của Lincoln như một thỏi nam châm, không ngừng thu hút được những người nô lệ da đen mà còn lôi cuốn được đông đảo các tầng lớp trong xã hội tham gia vào cuộc chiến này.

Một phần của tài liệu Công cuộc tái thiết nước mỹ (1863 - 1877) và tác động đến lịch sử nước mỹ (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)