Đối với Hiến pháp Mỹ

Một phần của tài liệu Công cuộc tái thiết nước mỹ (1863 - 1877) và tác động đến lịch sử nước mỹ (Trang 50)

7. Bố cục của khóa luận

2.2.1.1. Đối với Hiến pháp Mỹ

Sau cuộc chiến tranh giành độc lập của 13 bang thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ, những người giành chiến thắng phải đối mặt với những vấn đề mới của thời bình. Do đó cần thiết phải xây dựng một chính phủ quốc gia vững mạnh theo một Hiến pháp mới.

Năm 1787, Alexander Hamilton đã tổ chức Đại hội Lập hiến, quyết định soạn thảo một kế hoạch mới của chính phủ, tức là Hiến pháp của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ.

“Chúng tôi, nhân dân Hợp chúng quốc Hoa Kỳ với mục đích xây dựng một Liên Bang hoàn hảo hơn nữa, thiết lập công lý, đảm bảo an ninh trong nước, tạo dựng phòng thủ chung, thúc đẩy sự thịnh vượng trong toàn khối, giữ vững nền tự do cho bản thân và con cháu chúng ta, quyết định xây dựng Hiến pháp này cho Hợp Chúng quốc Hoa Kỳ” [22; 15].

Hiến pháp không chỉ thành lập nên một liên hiệp các bang mà còn lập ra một chính phủ thực thi quyền lực trực tiếp đối với tất cả công dân; Hiến pháp định ra các quyền cho chính phủ quốc gia. Ngoài ra, nó bảo vệ các quyền dành cho các bang và quyền của mọi cá nhân. Nó thiết lập nên một hệ thống liên bang thông qua việc phân chia quyền lực giữa chính phủ quốc gia và chính quyền bang.

Tuy nhiên, chính quyền mới được thành lập, quyền lực của nó còn rất hạn chế, mối quan hệ giữa các bang và giữa bang với Liên bang lỏng lẻo. Chính vì vậy, chủ nghĩa ly khai và địa phương phát triển mạnh ở các bang. Các bang miền Nam sẵn sàng ly khai để có được những lợi ích nhiều hơn trong khi đó Chính phủ Liên bang thì muốn xóa bỏ chế độ nô lệ.

Sau cuộc Nội chiến, Hiến pháp Mỹ có sự điều chỉnh để phù hợp với tình hình mới. Cuộc tái thiết đất nước Hoa Kỳ kéo dài cho đến năm 1877 (Thỏa ước 1877). Chính điều này đã dẫn tới nhiều đợt thay đổi phức tạp trong chính sách từ Liên bang và tiểu bang.

Hiến pháp của Hoa Kỳ đã được sửa đổi ba điều khoản để phù hợp với tình hình mới, bao gồm:

Điều khoản sửa đổi Hiến pháp lần thứ 13 (Amendement 13): giải phóng nô lệ. Tu chính này được đề xuất vào ngày 31/1/1865 và được thông qua vào ngày 6/12/1865.

“Không một chế độ nô lệ hoặc lao động cưỡng bức nào được tồn tại ở Hoa Kỳ hoặc bất cứ nơi nào thuộc thẩm quyền của Hoa Kỳ, ngoại trừ trường hợp trừng phạt thích đáng đối với tội phạm hình sự mà đương sự phạm phải”

“Nghị viện có quyền ban hành luật lệ thích ứng để buộc thi hành điều này” [21; 37].

Với điều khoản này cho phép ân xá một số đông bọn phiến loạn và sẵn sàng cho các bang ly khai được tái hòa nhập Liên bang một cách dễ dàng, tầng lớp chủ nô vẫn nắm chính quyền.

Như vậy, giải phóng nô lệ chỉ là hình thức, thậm chí tại nhiều tiểu bang, bọn chủ nô còn lập ra những “đạo luật đen” cho phép dùng nhục hình với người da đen và cấm hội họp. Quyền bầu cử của người da đen tại hầu hết các bang đều bị tước đoạt, một số vụ thảm sát người da đen đã xảy ra.

Trong đó có vụ bạo loạn ở New Orleans xảy ra vào ngày 30 tháng 7 năm 1866. Đây là một cuộc xung đột bạo lực người da trắng đã tìm cách tấn công người da đen. Tổng cộng 238 người đã thiệt mạng và 46 người bị thương. Hậu quả của bạo loạn kéo dài vượt xa New Orleans. Người miền Bắc tức giận vì bạo lực đã giúp Đảng Cộng hòa kiểm soát Hạ viện Mỹ viện và Thượng viện Mỹ trong cuộc bầu cử Quốc hội của Đảng Cộng hòa năm 1866.

Sau khi lên nắm quyền, Đảng Cộng hòa đã thông qua các đạo luật tái thiết năm 1867, một loạt các biện pháp kêu gọi quân đội chiếm đóng mười tiểu bang miền Nam trước đây và các biện pháp bảo đảm quyền biểu quyết cho người Mỹ gốc Phi. Trong khi đó quân luật được ngay lập tức thực thi ở New Orleans sau khi bạo loạn và Thị trưởng Monroe và quan chức thành phố khác đã bị buộc phải từ chức, vì đã để xảy ra cuộc thảm sát như vậy.

Những điều xảy ra ở miền Nam, đã khiến cho người miền Bắc bất bình. Những người miền Bắc nhận thấy với những chủ nô miền Nam cần phải có những biện pháp cứng rắn và quyết liệt hơn như: tịch thu tài sản của bọn đầu sỏ, tạm thời truất quyền công dân của chúng hay bắt con cái của những người đó vào làm việc trong các nhà máy, trang trại…

Chính những điều này khiến cho Hiến pháp Hoa Kỳ tiếp tục sửa đổi để chấn chỉnh các hành vi của bọn chủ nô miền Nam. Đó chính là Điều khoản sửa đổi Hiến pháp thứ 14.

Điều khoản một nghiêm cấm các tiểu bang rút ngắn sự bình đẳng trước pháp luật. Điều khoản hai quy định giảm số đại diện của tiểu bang tương ứng với số nam công dân mất quyền bầu cử. Trước chiến tranh, ba phần năm (3/5) nô lệ được tính cho số đại diện tại Quốc hội nhưng giờ đây tất cả nô lệ đã được tự do. Vì không thể cưỡng ép miền Nam cho người da đen được quyền bầu cử, những người thuộc Đảng Cộng hòa đưa ra hai sự lựa chọn cho người miền Nam: hoặc là chấp nhận cho người da đen được tự do bầu cử hoặc là mất quyền đại diện tại Quốc hội.

Điều khoản ba cấm những người đã tuyên thệ trung thành với Hiến pháp nhưng lại đứng về phe Liên minh miền Nam làm việc cho các cơ quan Chính phủ trung ương (Liên bang) và địa phương (tiểu bang).

Như vậy Điều khoản sửa đổi Hiến pháp thứ 14 (chính phủ liên bang có nhiệm vụ bảo vệ công lý cho mọi công dân bất kể sắc tộc) trong đó nêu rõ: tất

cả mọi người sinh ra và được nhập quốc tịch Mỹ, do đó họ là công dân của Hoa Kỳ và họ được hưởng quyền lợi pháp lý tại các nơi họ cư trú.

“Tất cả những người sinh ra trên lãnh thổ Hoa Kỳ hoặc được nhập quốc tịch Hoa Kỳ và thuộc thẩm quyền tài phán ở đó, đều là công dân của Hoa Kỳ và của bang mà họ sinh sống. Không có một bang nào được ban hành hoặc thực thi bất cứ đạo luật nào nhằm hạn chế đặc quyền hoặc quyền bất khả xâm phạm của công dân Hoa Kỳ. Cũng như không có một bang nào có thể tước đoạt sinh mệnh, tự do hoặc tài sản của một cá nhân mà không theo một quy trình do luật định. Các bang cũng không thể phủ nhận quyền được pháp luật bảo vệ một cách bình đẳng của một cá nhân trong phạm vi thẩm quyền tài phán của bang đó” [21; 37].

Tu chính này được đề xuất vào ngày 13/6/1866 và được thông qua vào ngày 9/7/1868. Đây được xem là tu chính án quan trọng nhất được thông qua.

Trong số 11 bang ly khai miền Nam chỉ có bang Tennessee chấp thuận sự sửa đổi của Quốc hội do đó bang này được phép quay trở lại Liên bang. Đồng thời với đó là Quốc hội Mỹ thông qua dự luật về quyền dân sự và lập

Nha Nô lệ được giải phóng mới nhằm ngăn chặn tệ phân biệt chủng tộc do các cơ quan lập pháp miền Nam tiến hành.

Tuy nhiên, tình trạng khủng bố ở miền Nam vẫn tiếp tục căng thẳng, hăm dọa những người da đen sử dụng quyền công dân mới đã được Hiến pháp thừa nhận. Mặt khác, tu chính 14 cũng không được mọi người hài lòng vì nó mặc nhiên cho phép các tiểu bang được hạn chế quyền bầu cử vì lý do chủng tộc. Phong trào “Phụ nữ đòi quyền bầu cử” cũng diễn ra mạnh mẽ vì Điều khoản sửa đổi chỉ nhắc đến “nam công dân”, dù những người phụ nữ cũng đã tham gia tích cực vào các phong trào đòi bãi bỏ chế độ nô lệ.

Trước tình hình đó, tháng 12 năm 1868, Quốc hội Mỹ tiếp tục thông qua Điều khoản Hiến pháp sửa đổi lần thứ 15.

Điều khoản Hiến pháp sửa đổi lần thứ 15 (xóa bỏ kỳ thị chủng tộc trong việc bỏ phiếu bầu cử). Nội dung chính của điều khoản sửa đổi này là cấm “không được viện cớ giống nòi, màu da hay thân phận nô lệ cũ” mà hạn chế quyền bỏ phiếu.

“Quyền bầu cử của các công dân Hoa Kỳ sẽ không bị phủ nhận hoặc hạn chế, dựa vào lý do chủng tộc, màu da hay tình trạng nô lệ trước đây”

“Nghị viện có quyền triển khai thực hiện điều khoản bằng các luật lệ thích ứng” [21; 39].

Tu chính này được đề xuất vào ngày 26/2/1869 và được thông qua vào ngày 3/2/1870.

Các bang ly khai muốn gia nhập quay trở lại Liên bang thì phải chấp nhận những Điều khoản sửa đổi của Hiến pháp lần thứ 14 và 15, sau đó Quốc hội mới xem xét và đưa ra quyết định cuối cùng.

Mặc dù việc sửa đổi Hiến pháp các điều đã được ban hành trước đó, nhưng đến năm 1870 các điều khoản này bắt đầu được thi hành, song những quyền chính trị của người da đen vẫn bị hạn chế rất nhiều.

Tuy chính sách tái thiết đã được bãi bỏ những vẫn duy trì quân đội Liên bang ở miền Nam, cùng với nhiều vụ bê bối diễn ra dưới chính quyền của Ulysses S. Grant.

Cuộc bầu cử năm 1876 diễn ra không suôn sẻ, các bang miền Nam bất mãn với chính phủ miền Bắc nổi dậy đòi lại chính quyền, diễn ra dưới hình thức bạo lực.

Một phần của tài liệu Công cuộc tái thiết nước mỹ (1863 - 1877) và tác động đến lịch sử nước mỹ (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)