GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC

Một phần của tài liệu đánh giá quy trình kiểm toán khoản mục tài sản cố định và chi phí khấu hao tại công ty tnhh kiểm toán mỹ chi nhánh miền tây (Trang 84)

MỤC TÀI SẢN CỐ ĐỊNH VÀ CHI PHÍ KHẤU HAO

- AA nên tìm hiểu thêm thông tin về khách hàng bằng cách dành một buổi tham quan trước lúc kiểm toán để nắm tình hình chung về hoạt động hiện tại của khách hàng. Đồng thời AA cũng nên thu thập những thông tin khác có

liên quan đến khách hàng bằng các phương tiện khác.

- Trong quá trình tìm hiểu về HTKSNB, AA nên sử dụng lưu đồ hay bảng tường thuật kèm với bảng câu hỏi để có thể đánh giá chính xác hơn về

HTKSNB. Và việc này cần lưu lại trong hồ sơ kiểm toán cẩn thận để giúp cho quá trình kiểm toán cho những năm tiếp theo được thuận lợi hơn.

- Về việc xác lập mức trọng yếu, AA nên thiết lập quy định cụ thể việc

xác định dựa trên chỉ tiêu nào và các tỷ lệ phần trăm tương ứng sao cho hợp lý nhất để đạt kết quả chính xác hơn.

- Để nắm rõ hơn tình hình hoạt động cũng như những biến động bất

thường của các khoản mục, AA cần quy định việc thực hiện phân tích sơ bộ

BCTC của công ty khách hàng.

- AA nên đưa ra chương trình kiểm toán cụ thể hơn, chi tiết hơn đối với từng loại TSCĐ và đặc biệt là đối với từng loại hình doanh nghiệp.

- AA nên xây dựng quy trình chọn mẫu bằng phương pháp thống kê khi kiểm toán khoản mục TSCĐ và CPKH để khắc phục khó khăn trong việc chọn 100% mẫu.

- Khi thực hiện các thử nghiệm cơ bản, KTV nên kết hợp nhiều hơn nữa

và đi sâu vào các thủ tục phân tích để có thể xác định được các thử nghiệm chi tiết cần thực hiện bổ sung một cách chính xác hơn.

- Tất cả các bằng chứng kiểm toán kể cả những bảng số liệu do KTV tự

tính AA nên quy định thể hiện trên giấy làm việc và lưu vào hồ sơ kiểm toán cẩn thận.

- AA nên phân công KTV thực hiện công tác kiểm kê trực tiếp tất cả TSCĐ khi thực hiện kiểm toán phần hành này tại công ty khách hàng.

- AA nên thực hiện thử nghiệm bổ sung như kiểm tra các vấn đề phát sinh sau ngày khóa sổ để chắc chắn có thể hoàn thành việc kiểm toán.

- Với đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm, làm việc hết mình, AA nên có chế độ đãi ngộ cao để duy trì lực lượng nhân viên vững mạnh, đồng thời có những chính sách thu hút nhân tài nhằm mở rộng nguồn nhân lực.

- Xét đoán nghề nghiệp là yếu tố rất quan trọng trong kiểm toán BCTC,

đặc biệt là đối với khoản mục TSCĐ và CPKH. Vì vậy mỗi KTV và mỗi trợ lý kiểm toán phải tự nâng cao kiến thức, tích lũy kinh nghiệm, thực hiện kiểm toán với tinh thần làm việc, trách nhiệm cao và phải luôn có thái độ hoài nghi nghề nghiệp.

- AA nên duy trì mối quan hệ tốt trước và sau khi kiểm toán với các công ty KH từ đó tạo được uy tín của công ty, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho nhóm kiểm toán làm việc với KH dễ dàng hơn.

CHƯƠNG 6

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1 KẾT LUẬN

Kiểm toán khoản mục TSCĐ và CPKH đóng vai trò quan trọng trong kiểm toán BCTC. Đây là khoản mục có giá trị lớn, chiếm tỷ trọng đáng kể so với Tổng tài sản, hơn nữa dễ xảy ra gian lận và sai sót nhất là phần trích khấu hao. Và tôi đã chọn đề tài Đánh giá quy trình kim toán khon mc Tài sn cố định và Chi phí khu hao ti Công ty TNHH Kim toán M làm đề tài nghiên cứu trong suốt quá trình thực tập tại Công ty. Trong quá trình thực tập, tôi đã được nghiên cứu các hồ sơ cũ, tìm hiểu hồ sơ khách hàng là Công ty cổ

phần ABC, trao đổi thảo luận cùng các anh chị trong AA. Tất cả những điều này đã giúp tôi gắn kết kiến thức từ lý thuyết đến thực tế, giúp tôi hiểu rõ hơn

về công việc và trách nhiệm của một KTV và có cái nhìn sâu sắc hơn về ngành kiểm toán, một trong những ngành đang phát triển hiện nay.

Quy trình kiểm toán khoản mục TSCĐ và CPKH ở AA được xây dựng dựa trên nền tảng là chuẩn mực kiểm toán mẫu do VACPA ban hành; các chuẩn mực kế toán, kiểm toán; các thông tư; quyết định và văn bản hướng dẫn của Bộ tài chính. Từng bước thực hiện công việc trong quy trình được quy

định khá chặt chẽ đáp ứng được những yêu cầu cơ bản về kiểm toán. Nhìn chung, quy trình này tuân thủ nghiêm túc các chuẩn mực chuyên môn và đạo

đức nghề nghiệp, đảm bảo chất lượng kiểm toán khi thực hiện kiểm toán thực tếở công ty khách hàng. Tuy nhiên, trong bất kỳ cuộc kiểm toán nào đều chứa

đựng rủi ro. Và quy trình trên đây cũng thế, vẫn còn chứa đựng một số hạn chế như một số công việc chưa có hồ sơ quy định cụ thể, vẫn mang tính chất chủ

quan dựa vào kinh nghiệm và xét đoán của KTV là phần nhiều, cuộc kiểm toán bị giới hạn về thời gian và nguồn lực nên KTV chỉ thu thập bằng chứng ở

mức tổng thể và tương đối hợp lý.

Ban lãnh đạo của Công ty TNHH Kiểm toán Mỹ đã phát huy rất tốt những ưu thế mà công ty hiện có. Song song đó AA không bác bỏ những hạn chế còn mắc phải mà ngược lại AA luôn tìm hiểu, nghiên cứu, rút kinh nghiệm thực tế để khắc phục và hoàn thiện hơn nữa quy trình kiểm toán khoản mục

TSCĐ và CPKH nói riêng và quy trình kiểm toán BCTC nói chung. Ban Giám

đốc của AA luôn cố gắng để cung cấp cho khách hàng dịch vụ tốt nhất với thời gian và giá cả hợp lý nhưng vẫn đảm bảo chất lượng kiểm toán. Hy vọng AA sẽ luôn đạt được những mục tiêu, phương hướng đã đề ra và không ngừng phát triển trong tương lai.

6.2 KIẾN NGHỊ

6.2.1 Kiến nghị đến các cơ quan Nhà nước

- Cần quan tâm trong việc hoàn thiện Luật kiểm toán Việt Nam cụ thể là ban hành luật quy định các công ty được kiểm toán cần phải có tinh thần hợp tác cũng như cung cấp đầy đủ số liệu cho KTV để công ty kiểm toán có thể

hoàn thành tốt công việc kiểm toán.

- Tiếp tục soạn thảo, chỉnh sửa (nếu cần) và công bố các chuẩn mực kế

toán, chuẩn mực kiểm toán Việt Nam trên phạm vi cả nước đến các cấp, các ngành,… Và hoàn thiện hơn nữa hệ thống kế toán áp dụng cho từng lĩnh vực trong nền kinh tế hiện nay.

- Ban hành những văn bản hướng dẫn cụ thể hơn các Luật, chuẩn mực,

quy định có liên quan để KTV cũng như các tổ chức có quan tâm có thể tham khảo giúp hiểu rõ hơn về quá trình và kết quả của một cuộc kiểm toán.

- Quy định tốt hơn về chất lượng dịch vụ kiểm toán để các công ty kiểm toán không ngừng hoàn thiện mình, cung cấp dịch vụ ngày càng tốt hơn, hiệu quả hơn đến khách hàng nói riêng và nền kinh tế nói chung.

- Nâng cao chất lượng các kỳ thi kiểm toán viên cấp Nhà nước, đồng thời

nâng cao chất lượng đào tạo tại các trường, các cơ sở đào tạo KTV tương lai.

- Mở rộng giao lưu hợp tác quốc tế tạo điều kiện thuận lợi cho các công ty kiểm toán trong nước cũng như đội ngũ KTV có thể học hỏi thêm kiến thức, kinh nghiệm về lĩnh vực kiểm toán quốc tế.

6.2.2 Kiến nghị đến Hội kiểm toán viên hành nghề

- Bồi dưỡng, nâng cao kiến thức, trình độ của KTV qua những lớp nâng cao nghiệp vụ do các hiệp hội, tổ chức nghề nghiệp về kế toán, kiểm toán tổ

chức. Tăng cường công tác kiểm soát chất lượng kiểm toán bằng cách đánh giá năng lực KTV định kỳ hàng năm.

- Bổ sung nguồn nhân lực khi cần thiết nhất là trong mùa kiểm toán nhằm giảm bớt áp lực công việc cho KTV và cần có sự luân chuyển KTV khi thực hiện kiểm toán ở công ty KH lâu năm một cách hợp lý để vừa giữ được mối quan hệ thân thiết lại tránh việc quá quen thuộc của KTV với khách hàng dẫn tới không đảm bảo được tính độc lập, khách quan trong quá trình làm việc.

- Bên cạnh các chính sách hoàn thiện mọi mặt của công ty thì Ban lãnh

đạo nên có những chiến lược quảng bá về công ty để thu hút nhiều khách hàng

hơn nữa, nên đầu tư mạnh những dự án mở rộng quy mô về các khu vực có nhiều nhu cầu dịch vụ kiểm toán.

- Tìm hiểu và hợp tác làm việc với kiểm toán nội bộ của công ty được kiểm toán (nếu có) để giảm bớt khối lượng công việc và đạt kết quả tốt hơn.

- Mở rộng giao lưu quốc tế với các tổ chức nghề nghiệp để Hội kiểm toán Việt Nam có điều kiện học hỏi kinh nghiệm cũng như trình độ chuyên môn.

- Nên thiết kế chương trình kiểm toán riêng cho từng đơn vị khách hàng chẳng hạn như cho doanh nghiệp sản xuất công nghiệp, sản xuất nông nghiệp, doanh nghiệp kinh doanh thương mại, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ, doanh nghiệp xây dựng,… để công việc kiểm toán đạt được hiệu quả cao nhất.

6.2.3 Kiến nghị đến các công ty được kiểm toán

- Cần củng cố và hoàn thiện hơn nữa hệ thống kiểm soát nội bộ và hệ

thống kế toán trong doanh nghiệp của mình để công việc kiểm toán tiến hành dễ dàng hơn.

- Nên tạo điều kiện thuận lợi và cung cấp đầy đủ tài liệu, sẵn sàng giải

đáp thắc mắc cho KTV trong quá trình làm việc, sắp xếp trước không gian cho

đoàn kiểm toán vừa làm việc mà có thể vừa quan sát được những hoạt động của công ty,... để KTV hoàn thành tốt cuộc kiểm toán.

- Việc trình bày sổ sách kế toán phải cụ thể, rõ ràng, các hồ sơ và chứng từ được phân loại và lưu trữ cẩn thận. Công việc này giúp KTV theo dõi chứng từ và sổ sách của đơn vị được nhanh chóng và chính xác hơn.

- Nên tìm và ký kết hợp đồng kiểm toán với công ty kiểm toán trước thời gian kết thúc niên độ để KTV được tham gia chứng kiến kiểm kê TSCĐ, hàng

tồn kho,... tại ngày kết thúc năm tài chính giúp thu thập bằng chứng đáng tin

cậy về sự hiện hữu của những tài sản được kiểm kê.

- Khi đoàn kiểm toán đến công ty thì Ban giám đốc nên cử người phụ

trách dẫn đoàn đi tham quan và giới thiệu về các bộ phận trong công ty để giúp đoàn kiểm toán có cái nhìn tổng quan trước khi thực hiện các công việc.

- Nếu công ty khách hàng có bộ phận kiểm toán nội bộ thì công ty nên giới thiệu và tạo điều kiện để giúp đỡ, hỗ trợ KTV trong quá trình kiểm toán tại công ty.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Vũ Hữu Đức, Võ Anh Dũng, 2011. Kiểm toán. Trường Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh, Khoa Kế toán – Kiểm toán, Bộ môn Kiểm toán.

NXB Lao động xã hội.

2. Bộ Tài chính, Hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam.

3. Bộ Tài chính, Hệ thống chuẩn mực kiểm toán Việt Nam.

4. Bộ Tài chính, Quyết định 15/TT-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ Tài chính về việc ban hành chế độ kế toán doanh nghiệp.

5. http://niceaccounting.com/HTTK/2/214.html

6 http://www.webketoan.vn/forum/threads/215814-Kiem-toan-tai-san-co- dinh

PHỤ LỤC Phụ lục 01: Bảng câu hỏi tìm hiểu HTKSNB

Trả lời Yếu kém S T T Câu hỏi Không áp dụng Có Không Quan trọng Thứ yếu Ghi chú 1 Người chuẩn y việc mua sắm, thanh lý TSCĐ có khác với

người ghi sổ không ?

2 Các chứng từ mua, bán, thanh lý TSCĐ có được người có thẩm quyền phê duyệt hay không?

3 Các chứng từ, biên bản mua sắm hay thanh lý TSCĐ có được lưu trữ lại không? 4 Công ty có biện pháp bảo vệ chống trộm cắp, hỏa hoạn cho TSCĐ không? 5 Việc ghi sổ tăng, giảm TSCĐ có được ghi ngay khi nghiệp vụ phát sinh không? 6 Khi nhận TSCĐ hoặc khi chuyển TSCĐ cho đơn vị khác có lập biên bản giao nhận TSCĐ không? 7 Có chính sách phân biệt giữa các khoản chi sẽ ghi tăng nguyên giá TSCĐ

Trả lời Yếu kém S T T Câu hỏi Không áp dụng Có Không Quan trọng Thứ yếu Ghi chú

hay tính vào chi phí của niên độ không?

8 Công ty có quy định chính sách kế toán về phương pháp tính khấu hao và tỷ lệ khấu hao TSCĐ không? 9 Có thiết kế hệ thống sổ sách kế toán và thẻ theo dõi TSCĐ tại công ty không? 10 Có kiểm kê định kỳ TSCĐ và đối chiếu với sổ kế toán hay không? 11

Khi nhượng bán hay

thanh lý TSCĐ, có

thành lập Hội đồng thanh lý bao gồm các thành viên theo quy

định hay không? 12 Có lập báo cáo định kỳ về TSCĐ không sử dụng nữa không? 13 Công ty có thường xuyên đối chiếu sổ chi tiết với sổ cái khoản mục TSCĐ và CPKH hay không? 14 Các chênh lệch giữa giá dự toán và giá thực tế có được xét duyệt và phê chuẩn

Trả lời Yếu kém S T T Câu hỏi Không áp dụng Có Không Quan trọng Thứ yếu Ghi chú hay không? 15 Công ty có thiết lập kế hoạch và dự toán ngân sách cho viêc mua sắm TSCĐ hay không? 16 Có lập báo cáo về các khoản chi phí sửa chữa, bảo trì TSCĐ hay không? 17

Công ty có theo dõi

ghi chép đối với TSCĐ đã khấu hao hết nhưng vẫn sử dụng không? 18 Công ty có tổ chức giám sát thi công, lắp

đặt TSCĐ không? 19 Công ty có tiến hành thanh lý TSCĐ hư hỏng kịp thời không?

Phụ lục 02: Chương trình kiểm toán STT Thủ tục Người thực hiện Tham chiếu I.Thủ tục chung

1 Kiểm tra các nguyên tắc kế toán áp dụng nhất quán với năm trước và phù hợp với quy định của chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành

2 Lập bảng số liệu tổng hợp có so sánh với số dư

cuối năm trước. Đối chiếu các số dư trên bảng số

liệu tổng hợp với bảng cân đối số phát sinh và giấy tờ làm việc của kiểm toán năm trước (nếu có). II. Kiểm tra phân tích

1 So sánh, phân tích tình hình tăng, giảm của số dư tài sản cố định hữu hình, tài sản cố định vô hình, xây dựng cơ bản dở dang, bất động sản đầu

tư năm nay so với năm trước, đánh giá tính hợp lý của các biến động lớn.

2 Kiểm tra tính hợp lý của việc xác định thời gian sử

dụng hữu ích của tài sản, so sánh với Thông tư số

203/TT-BTC ngày 20/10/2009 và chuẩn mực kiểm toán liên quan.

3 So sánh tỷ lệ khấu hao trung bình cho các nhóm tài sản với niên độ trước và yêu cầu giải trình nếu có sự thay đổi

III. Kiểm tra chi tiết

Tài sản cố định hữu hình, tài sản cố định vô hình, bất động sản đầu tư:

1

Thu thập bảng tổng hợp biến động từng loại

TSCĐ theo nguyên giá, giá trị hao ṃn lũy kế:

1.1 Kiểm tra tính chính xác số học của bảng tổng hợp

1.2 Đảm bảo số dư trên bảng tổng hợp khớp với số

STT Thủ tục Người thực hiện

Tham chiếu 1.3 Chọn mẫu các tài sản tăng trong năm để tiến hành

kiểm tra các chứng từ gốc liên quan; đối chiếu với kế hoạch, thủ tục mua sắm tài sản cố định và sự

phê duyệt của ban giám đốc

1.4 Đối chiếu chí phí lãi vay được vốn hóa trong kỳ

với phần hành kiểm toán E100-Vay và nợ ngắn hạn và dài hạn.

1.5 Soát xét các chi phí sửa chữa, bảo dưỡng, nâng cấp

phát sinh trong năm đảm bảo việc vốn hóa nếu đủ điều kiện.

1.6 Kiểm tra tính chính xác việc hạch toán các nghiệp

Một phần của tài liệu đánh giá quy trình kiểm toán khoản mục tài sản cố định và chi phí khấu hao tại công ty tnhh kiểm toán mỹ chi nhánh miền tây (Trang 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)