GIAI ĐOẠN CHUẨN BỊ KIỂM TOÁN

Một phần của tài liệu đánh giá quy trình kiểm toán khoản mục tài sản cố định và chi phí khấu hao tại công ty tnhh kiểm toán mỹ chi nhánh miền tây (Trang 51)

4.1.1 Khảo sát khách hàng

4.1.1.1 Tiếp nhn khách hàng

- Vì Công ty cổ phần ABC là khách hàng cũ của AA, nên việc tiếp cận tìm hiểu KH tương đối đơn giản và được tiến hành khá dễ dàng. Sau đây là

những thông tin mà KTV thu thập được bằng phương pháp quan sát, phỏng vấn, và chủ yếu là thu thập các tài liệu có liên quan.

4.1.1.2 Khái quát Công ty c phn ABC

- Công ty cổ phần ABC được thành lập theo Quyết định số 947/QĐ-CT- UB ngày 19/04/2001 của Ủy ban nhân dân tỉnh Cần Thơ và được Sở Kế hoạch

đầu tư tỉnh Cần Thơ cấp Giấy chứng nhận đang ký kinh doanh số 5703000008

ngày 11 tháng 05 năm 2001. Sau 4 lần thay đổi công ty được cấp lại Giấy chứng nhận số 1800415559 ngày 15 tháng 12 năm 2009.

+ Tên doanh nghiệp: Công ty cổ phần ABC

+ Tên tiếng Anh: ABC Joint Stock Company

+ Địa chỉ: Số 2, Đường Lê Hồng Phong, Quận Bình Thủy, TP Cần Thơ

+ Mã số chứng khoán: ABC

+ Vốn điều lệ: 387.100.450.000 đồng.

+ Lĩnh vực kinh doanh: Sản xuất là chính và thương mại.  Cơ cấu tổ chức

Công ty cổ phần ABC được tổ chức theo các phòng ban đứng đầu là Đại hội đồng cổ đông. - Phòng kinh doanh - Phòng tổ chức - Phòng quản lý sản xuất - Phòng kế toán - Phòng kế hoạch tổng hợp - Ban điều hành

(Nguồn: Được tổng hợp từ kiểm toán Công ty cổ phần ABC)

Hình 4.1: Sơ đồ tổ chức Công ty cổ phần ABC  Ngành nghề kinh doanh:

- Sản xuất, kinh doanh ngành da

- Mua hóa chất và thiết bị, máy móc ngành da, giày

- Sản xuất và kinh doanh da các loại, vật tư phụ liệu thuộc ngành da, giả

da, vải

- Sản xuất hàng tiêu dùng các loại (bóp, dây nịt, cặp da) - Đầu tư bất động sản

Ban Giám Đốc

Hội đồng quản trị Ban Kiểm Soát Đại Hội đồng cổ đông Phòng Kinh doanh Phòng Tổ chức Phòng Quản lý sản xuất Phòng Kế Toán Phòng Kế hoạch tổng hợp Ban Điều Hành Các phân xưởng sản xuất

Thông tin về chế độ kế toán:

- Kỳ kế toán: bắt đầu từ ngày 01/01 kết thúc vào ngày 31/12 hàng năm.

- Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán: đồng Việt Nam (VND).

- Chế độ kế toán áp dụng: Hệ thống chế độ kế toán DN ban hành theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính

và thông tư 244/2009/TT-BTC ngày 31/12/2009 của Bộ trưởng Bộ Tài chính. - Hình thức ghi sổ: Nhật ký chung

Các chính sách kế toán áp dụng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Nguyên tắc ghi nhận các khoản tiền và các khoản tương đương tiền: Tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, tiền đang chuyển và các khoản đầu tư ngắn hạn có thời gian thu hồi hoặc đáo hạn không quá ba tháng, có khả năng chuyển đổi dễ dàng thành một lượng tiền xác định, không có nhiều rủi ro trong chuyển đổi thành tiền kể từ ngày mua khoản đầu tư đó tại thời điểm báo cáo.

- Nguyên tắc ghi nhận dự phòng nợ phải thu khó đòi: được trích lập cho

từng khoản nợ phải thu khó đòi căn cứ vào tuổi nợ quá hạn từng khoản nợ

hoặc mức tổn thất dự kiến có thể xảy ra đối với từng khoản nợ phải thu.

- Nguyên tắc ghi nhận hàng tồn kho

+ Hàng tồn kho được tính theo giá gốc. Trường hợp giá trị thuần có thể

thực hiện thấp hơn giá gốc thì theo giá trị thuần có thể thực hiện được.

+ Giá gốc hàng tồn kho bao gồm chi phí mua, chi phí chế biến và các chi phí liên quan trực tiếp khác phát sinh để có được HTK ở địa điểm và trạng thái hiện tại.

+ Giá trị thuần có thể thực hiện được là giá bán ước tính của HTK trong kỳ sản xuất, kinh doanh bình thường trừ chi phí ước tính để hoàn thành sản phẩm và chi phí ước tính cần thiết cho việc tiêu thụ chúng.

+ Hàng tồn kho được hạch toán theo phương pháp kê khai thường xuyên và giá xuất kho được xác định theo phương pháp bình quân gia quyền.

+ Dự phòng giảm giá hàng tồn kho được lập vào thời điểm cuối năm là số chênh lệch giữa giá gốc của hàng tồn kho lớn hơn giá trị thuần có thể thực

hiện được.

- Nguyên tắc ghi nhận và khấu hao TSCĐ

+ TSCĐ hữu hình, TSCĐ vô hình được xác định giá trị ban đầu theo giá gốc. Trong quá trình sử dụng, TSCĐ hữu hình, TSCĐ vô hình được ghi nhận theo nguyên giá, hao mòn luỹ kế và giá trị còn lại.

+ Khấu hao TSCĐ theo phương pháp khấu hao đường thẳng: Thời gian khấu hao được xác định phù hợp với Thông tư số 203/2009/TT - BTC ngày 20/10/2009 của Bộ Tài chính ban hành chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu

hao TSCĐ, thời gian ước tính như sau:

Nhà cửa, vật kiến trúc 04 – 30 năm

Máy móc thiết bị 03 – 15 năm

Phương tiện vận tải 05 – 10 năm

Thiết bị dụng cụ quản lý 03 – 05 năm

TSCĐ khác 04 – 30 năm

Phần mềm kế toán 05 – 20 năm

- Nguyên tắc ghi nhận vốn chủ sỡ hữu: ghi nhận theo số vốn thực góp

của chủ sở hữu.

- Nguyên tắc ghi nhận và phân bổ chi phí trả trước

+ Các chi phí trả trước chỉ liên quan đến chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ hiện tại được ghi nhận là chi phí trả trước ngắn hạn và được tính vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ.

+ Các chi phí công cụ dụng cụ xuất dùng có giá trị lớn, những khoản

chi phí khác phát sinh có liên quan đến kết quả kinh doanh của nhiều niên độ

kế toán đã phát sinh trong kỳ nhưng được hạch toán vào chi phí trả trước dài hạn để phân bổ dần vào kết quả hoạt động kinh doanh trong nhiều kỳ.

- Nguyên tắc ghi nhận chi phí phải trả: được ghi nhận dựa trên các ước tính hợp lý về số tiền phải trả cho hàng hóa, dịch vụ đã sử dụng trong kỳ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Nguyên tắc và phương pháp ghi nhận doanh thu

+ Doanh thu bán hàng được ghi nhận khi thỏa mãn các điều kiện sau:  Phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu sản phẩm hoặc hàng hóa đã được chuyển giao cho người mua;

 Công ty không còn nắm giữ quyền quản lý hàng hóa như người

sở hữu hàng hóa hoặc quyền kiểm soát hàng hóa;  Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn;

 Công ty đã thu được hoặc sẽ thu được lợi ích kinh tế từ bán hàng;  Xác định được chi phí liên quan đến giao dịch bán hàng.

+ Doanh thu cung cấp dịch vụ được ghi nhận khi kết quả của giao dịch

đó được xác định một cách đáng tin cậy. Trường hợp việc cung cấp dịch vụ liên quan đến nhiều kỳ thì doanh thu được ghi nhận trong kỳ theo kết quả phần công việc đã hoàn thành vào ngày lập Bảng Cân đối kế toán của kỳ đó. Kết quả của giao dịch cung cấp dịch vụ được xác định khi thỏa mãn các điều kiện:

 Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn;

 Có khả năng thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch cung cấp dịch vụ;  Xác định được phần công việc đã hoàn thành vào ngày lập Bảng cân

đối kế toán giữa niên độ;

 Xác định được chi phí phát sinh cho giao dịch và chi phí để hoàn thành giao dịch cung cấp dịch vụ đó.

 Phần công việc cung cấp dịch vụ đã hoàn thành được xác định

theo phương pháp đánh giá công việc hoàn thành.

+ Doanh thu hoạt động tài chính: Doanh thu phát sinh từ tiền lãi, tiền bản quyền, cổ tức, lợi nhuận được chia và các khoản doanh thu hoạt động tài

chính khác được ghi nhận khi thỏa mãn đồng thời 2 điều kiện:

 Có khả năng thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch đó;

 Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn. - Nguyên tắc và phương pháp ghi nhận chi phí tài chính

+ Các khoản chi phí được ghi nhận vào chi phí tài chính gồm:

 Chi phí hoặc các khoản lỗ liên quan đến hoạt động đầu tư tài chính;

 Chi phí cho vay và đi vay vốn;

 Các khoản lỗ do thay đổi tỷ giá hối đoái của các nghiệp vụ phát sinh

liên quan đến ngoại tệ;

+ Chi phí đi vay trong kỳ là giá trị thuần của các khoản chi phí đi vay

phải trả sau khi giảm trừ hỗ trợ lãi suất sau đầu tư từ Ngân hàng.

+ Các khoản trên được ghi nhận theo tổng số phát sinh trong kỳ, không bù trừ với doanh thu hoạt động tài chính.

- Nguyên tắc và phương pháp ghi nhận các khoản thuế

+ Thuế hiện hành: Tài sản thuế và các khoản thuế phải nộp cho kỳ kế

toán hiện hành và các năm trước được xác định bằng số tiền dự kiến phải nộp cho (hoặc được thu hồi từ) cơ quan thuế, dựa trên các mức thuế suất và các luật thuế có hiệu lực đến ngày kết thúc kỳ kế toán năm.

+ Thuế thu nhập hoãn lại: Thuế thu nhập hoãn lại được xác định cho các khoản chênh lệch tạm thời tại ngày kết thúc kỳ kế toán năm giữa cơ sở

tính thuế thu nhập của các tài sản và nợ phải trả và giá trị ghi sổ của chúng cho mục đích lập báo cáo tài chính. Tài sản thuế thu nhập hoãn lại và thuế thu nhập hoãn lại phải trả được xác định theo thuế suất dự tính sẽ áp dụng cho (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

năm tài sản được thu hồi hay nợ phải trả được thanh toán, dựa trên các mức thuế suất và luật thuế có hiệu lực vào ngày kết thúc kỳ kế toán năm.

Đánh giá: Nhìn chung quá trình tìm hiểu, tiếp nhận khách hàng được Công ty TNHH kiểm toán Mỹ rất chú trọng và thực hiện theo đúng quy trình. AA

xác định đối tượng khách hàng trước khi phân công nhân viên tiếp xúc khách hàng là rất hợp lý. Dù đây là lần thứ hai kiểm toán cho Công ty cổ phần ABC

nhưng KTV vẫn cẩn thận. Từ việc xem xét lại hồ sơ kiểm toán năm trước

KTV đã bước đầu nắm được các thông tin cơ bản của khách hàng như: đặc

điểm kinh doanh, tổ chức nhân sự công ty, niên độ kế toán, đồng tiền sử dụng, các chế độ kế toán và chuẩn mực kế toán đang được áp dụng tại công ty khách hàng. Bằng các phương pháp như quan sát, phỏng vấn,… KTV tiếp tục xác nhận lại thông tin và tìm hiểu thêm các thông tin mới về khách hàng nếu có. Những thông tin thu thập được sẽ giúp KTV thực hiện tốt hơn cho việc lập kế

hoạch và thiết kế chương trình kiểm toán.

4.1.2 Lập kế hoạch kiểm toán

Sau khi ký hợp đồng kiểm toán với Công ty cổ phần ABC, AA đã tiến hành lập kế hoạch kiểm toán như sau:

4.1.2.1 Phân công nhóm kim toán

- Việc phân công nhóm thực hiện kiểm toán tại Công ty cổ phần ABC

được Ban Giám đốc cân nhắc tuỳ theo mức độ, quy mô, tính phức tạp của cuộc kiểm toán và năng lực của KTV.

- Nhóm kiểm toán bao gồm:

+ Trưởng nhóm - KTV chính: Nguyễn Phạm Thái Bình

+ Trợ lý kiểm toán: Mai Văn Xuyên, Trần Xuân Thư, Trần Trung Tín

4.1.2.2 Xác định phm vi công vic

- Tìm hiểu HTKSNB và đánh giá rủi ro. - Xác lập mức trọng yếu.

- Thiết kế và thực hiện các thử nghiệm kiểm soát. - Thực hiện các thử nghiệm cơ bản.

- Tổng hợp hồ sơ kiểm toán.

- Trao đổi những vấn đề phát sinh trong quá trình kiểm toán cần xem xét, thảo luận bút toán điều chỉnh (nếu có).

- Phát hành báo cáo kiểm toán dự thảo.

- Phát hành báo cáo chính thức sau khi Ban Giám đốc xét duyệt. - Tổ chức lưu trữ và sắp xếp hồ sơ kiểm toán.

4.1.2.3 Thi gian kim toán

- Cuộc kiểm toán BCTC cho năm kết thúc 2012 của CTCP ABC được bắt đầu từ ngày 13/09/2013 và dự kiến kết thúc vào ngày 16/09/2013.

- Thời gian dự kiến phát hành Báo cáo dự thảo là khoảng 10 ngày sau khi kết thúc cuộc kiểm toán.

4.1.2.4 Tài liu yêu cầu đơn vị chun b cho cuc kim toán

- Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động kinh doanh. - Báo cáo kiểm toán năm trước.

- BCTC cho năm kết thúc ngày 31/12/2012.

- Sổ cái, sổ chi tiết các tài khoản 211, 212, 213, 214, 241.

- Các chứng từ, hoá đơn,… liên quan đến khoản mục TSCĐ và CPKH cho năm tài chính 2012. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đánh giá: AA lập kế hoạch kiểm toán để hoạch định những công việc cần thực hiện đồng thời đảm bảo sự thống nhất trong suốt quy trình kiểm toán, từng công việc được phân công rõ ràng, cụ thể cho từng thành viên trong nhóm. Nhóm kiểm toán có KTV và các trợ lý kiểm toán có đủ năng lực chuyên môn cũng như kinh nghiệm đáp ứng được yêu cầu thực tế. Vì thế các công việc được tiến hành một cách thuận lợi và nhanh chóng. Tuy vậy, kế

hoạch về thời gian kiểm toán vẫn chưa hợp lý. Khoảng thời gian bốn ngày cho một cuộc kiểm toán là chưa đủ, gây ảnh hưởng đến năng suất làm việc của KTV cũng như chất lượng cuộc kiểm toán.

4.1.3 Tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ

Để tìm hiểu HTKSNB, KTV thiết kế bảng câu hỏi về để phỏng vấn bộ

phận quản lý (Kế toán trưởng, Ban Giám đốc) của Công ty cổ phần ABC. Bảng câu hỏi được thiết kế với câu trả lời có dạng “Có” hoặc “Không” hoặc “Không áp dụng”. Mỗi câu trả lời “Không” được đánh giá là quan trọng hay thứ yếu.

Bảng 4.1: Bảng câu hỏi tìm hiểu HTKSNB Trả lời Yếu kém S TT Câu hỏi Không áp dụng Có Không Quan trọng Thứ yếu Ghi chú 1

Người chuẩn y việc mua sắm, thanh lý TSCĐ có

khác với người ghi sổ

không ?

2

Các chứng từ mua, bán,

thanh lý TSCĐ có được

người có thẩm quyền phê duyệt hay không?

3

Các chứng từ, biên bản mua sắm hay thanh lý

TSCĐ có được lưu trữ lại không? 4 Công ty có biện pháp bảo vệ chống trộm cắp, hỏa hoạn cho TSCĐ không?

(Nguồn: Được tổng hợp từ kiểm toán Công ty cổ phần ABC)

Xem chi tiết Bảng câu hỏi tại phụ lục 01

- Quy ước:

+ Một câu trả lời “Có” thể hiện một tình trạng kiểm soát tốt.

+ Một câu trả lời “Không” hay “Không áp dụng” cho thấy sự yếu kém của HTKSNB. Bảng 4.2: Bảng kết quả phỏng vấn CTCP ABC Trả lời Tổng số Tỷ lệ Có 17 89,47% Không 0 0% Không áp dụng 2 10,53% Tổng 19 100%

Đánh giá: KTV đã sử dụng bảng câu hỏi để phỏng vấn Giám đốc và Kế toán trưởng. Do bảng câu hỏi được chuẩn bị trước nên KTV có thể tiến hành

một cách nhanh chóng và việc thực hiện phỏng vấn trực tiếp giúp KTV nắm bắt được nhiều vấn đề mà KTV nghi ngờ trước đó. Từ đó, KTV đưa ra nhận

xét ban đầu về HTKSNB tương đối chính xác. Tuy nhiên, bảng câu hỏi được thiết kế chung nên chưa phù hợp với điều kiện đặc thù của tất cả KH, điều này làm ảnh hưởng phần nào đến kết quả việc tìm hiểu HTKSNB. Mặt khác, độ tin cậy của thông tin chưa cao, còn phụ thuộc vào sự hiểu biết, tính trung thực và thiện chí người được phỏng vấn. Vì thế KTV có thể áp dụng bảng câu hỏi cho các nhân viên thay vì bộ phận quản lý nhằm tăng độ tin cậy, bên cạnh phương

pháp phỏng vấn, KTV cũng nên kết hợp với lưu đồ để mô tả HTKSNB của công ty KH, song việc áp dụng lưu đồ vẫn chưa được KTV thực hiện.

4.1.4 Đánh giá sơ bộ rủi ro kiểm soát

- Sau khi tìm hiểu HTKSNB của Công ty cổ phần ABC thông qua bảng câu hỏi, KTV nhận thấy HTKSNB đối với khoản mục TSCĐ và CPKH được thiết kế tương đối hoàn thiện và khá hữu hiệu. Tóm lại, KTV đánh giá sơ bộ

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu đánh giá quy trình kiểm toán khoản mục tài sản cố định và chi phí khấu hao tại công ty tnhh kiểm toán mỹ chi nhánh miền tây (Trang 51)